Kết quả nghiên cứu từ phƣơng pháp điều tra xã hội học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động marketing hình ảnh du lịch việt nam thông qua điện ảnh (thí điểm) (Trang 63 - 77)

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả nghiên cứu từ phƣơng pháp điều tra xã hội học

Tác giả đã dựa trên đối tượng nghiên cứu của đề tài để xây dựng lên bảng hỏi khảo sát với các câu hỏi liên quan đến hình ảnh điểm đến du lịch thông qua điện ảnh và sự hiểu biết, kinh nghiệm của khán giả khi xem phim và đi du lịch tại các điểm đến được giới thiệu trong phim.

Dựa vào kết quả điều tra, 64,7% số người tham gia phỏng vấn biết đến một điểm đến du lịch bằng việc xem phim có hình ảnh điểm đến du lịch. Và sau khi xem một bộ phim có hình ảnh điểm đến du lịch Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, đa phần người xem sẽ muốn đến nơi mà họ đã được nhìn thấy trong phim. Tỷ lệ % người xem muốn đi du lịch đến nơi họ đã được nhìn thấy trong phim chiếm 98,3%. Điều này nói lên sự kích thích từ thị giác đến cảm xúc của người xem khi được nhìn thấy một hình ảnh đẹp trên màn ảnh, hình ảnh đó sẽ thôi thúc mong muốn được đi du lịch của người xem.

Với chủ đề này, tác giả đưa ra các câu hỏi liên quan đến du lịch thông qua điện ảnh.

Tác giả đã đưa ra các mức độ Rất đồng ý – Đồng ý – Không đồng ý – Rất hông đồng ý dành cho ba nhận định sau:

- Du lịch điện ảnh thông qua những hình ảnh được miêu tả từ các địa điểm

- Các thị trấn, thành phố và làng quê được mô tả trong các bộ phim có thể được phát triển thành những địa điểm du lịch dễ dàng hơn những nơi hông được mô tả trong phim

- Phim ảnh rất quan trọng cho sự phát triển du lịch

Dựa trên kết quả điều tra, đa số người được hỏi, hơn 400/592 người đồng ý với các nhận định. Nhận định thứ ba ít lượng người đồng ý hơn so với hai nhận định còn lại; điều này có thể là do trạng từ “rất” trong câu có vẻ quá mạnh, tuy nhiên 354/592 người cũng đồng ý rằng các bộ phim quan trọng cho sự phát triển của du lịch. Điều này cho thấy hiện nay, đa phần mọi người đều công nhận vai trò của điện ảnh trong sự phát triển du lịch và mỗi người đều có những hiểu biết riêng về du lịch thông qua phim ảnh.

Biểu đồ 4.1. Mức độ đồng ý các nhận định về du lịch điện ảnh

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Đối với điện ảnh nước ngoài ví dụ điển hình nhất là Hàn Quốc, khán giả đi du lịch đến các địa điểm xuất hiện trong các bộ phim Hàn Quốc

không phải là một điều quá xa lạ, du lịch Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ một phần chính nhờ vào các bộ phim điện ảnh và truyền hình, họ rất biết cách quảng bá hình ảnh và thương hiệu du lịch thông qua phim. Còn với điện ảnh Việt Nam hay các bộ phim có hình ảnh Việt Nam, theo số liệu điều tra, chỉ có 25,8% số người được hỏi đã đến một điểm đến tại Việt Nam sau khi xem phim. Điều này cho thấy, hình thức du lịch điện ảnh này khá mới đối với người Việt Nam và một phần là do hình ảnh điểm đến du lịch xuất hiện trong bộ phim chưa thực sự thu hút người xem để họ quyết định đi du lịch.

123 392 64 13 138 420 32 2 87 354 125 26 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Rất không đồng ý Du lịch điện ảnh thông qua những hình ảnh được miêu tả từ các địa điểm

Các thị trấn, thành phố và làng quê được mô tả trong các bộ phim có thể được phát triển thành những địa điểm du lịch dễ dàng hơn những nơi không được mô tả trong phim

Biểu đồ 4 L ợng khách du lịch từ điện ảnh

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Từ 25,8% tương ứng với 152 người đã đi du lịch đến các điểm đến tại Việt Nam sau khi xem phim, tác giả đã tổng hợp được 4 địa điểm có lượng người xem đến tham quan nhiều nhất đó là Hội An, Đà N ng, Ninh Bình và Vịnh Hạ Long. Đây cũng là những địa điểm hay được các nhà làm phim lui tới do có cảnh quan thiên nhiên đẹp, trù phú và dịch vụ tại các điểm này đều đang phát triển mạnh.

Biểu đồ 4 C c điểm đến u kh ch đã đi tham quan sau khi xem phim

25.8%

74.2%

Đã đi Chưa đi

136 52 146 134 123 76 34 75 20 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Ninh Bình Quảng Bình Vịnh Hạ Long Đà Nẵng Hội An Đà Lạt Hà Giang Phú Yên Nơi khác

Bảng 4.1. Điểm đến du lịch ứng với các bộ phim tƣơng ứng

Điểm đến Tên phim Số người đi du lịch

Phú Yên Tôi thấy hoa vàng trên

cỏ xanh 75

Hà Giang Chuyện của Pao 34

Đà N ng Tuổi thanh xuân 125

Phố cổ Hội An Tuổi thanh xuân 125

Zippo – Mù tạt và em 12

Quảng Bình Kong – Đảo đầu lâu 54

Hạ Long Kong – Đảo đầu lâu 45

Ninh Bình Kong – Đảo đầu lâu 129

Tấm Cám 23

Đà Lạt Khúc hát mặt trời 29

Tháng năm rực rỡ 48

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Bảng 4.1 cho thấy các địa điểm khán giả đã đi du lịch sau khi xem một số bộ phim tiêu biểu của Việt Nam và nước ngoài tương ứng. Ninh Bình, Đà N ng, Phố cổ Hội An và Phú Yên là những nơi mà người được phỏng vấn nói rằng họ đến đây vì xem các bộ phim và thấy thích thú phong cảnh trong

phim. Bộ phim “Kong – Đảo đầu” lâu quay tại ba địa điểm là Ninh Bình, Vịnh Hạ Long và Quảng Bình đã đều thu hút một lượng khán giả nhất định để

họ quyết định đi du lịch đến các địa điểm này. Hay với phim “Tuổi thanh xuân”, phong cảnh và dịch vụ tại Intercontinetal Resort Đà N ng và các điểm đến trong thành phố Đà N ng xuất hiện trong phim cũng thu hút khá đông du khách đến tham quan sau khi bộ phim này lên sóng. Du khách đến Phú Yên thì bị ảnh hưởng bởi phong cảnh hùng vĩ có núi có biển trong bộ

đầu cũng đã thu được hiệu quả nhất định từ việc quảng bá hình ảnh du lịch thông qua điện ảnh.

Chủ đề 2: Động cơ đi du lịch

Dựa vào kết quả điều tra, nhìn chung, phong cảnh của một bộ phim là lý do chính khiến mọi người sẽ muốn đến nơi xuất hiện trong một bộ phim, tiếp theo là cốt truyện và sau đó là diễn viên. Điều này chứng tỏ rằng hình ảnh phong cảnh trong phim là yếu tố chính dẫn đến việc người xem quyết định đi du lịch. Đối với những bộ phim nước ngoài như “Harry Porter” hay “Chúa tể của những chiếc nhẫn”,…họ thành công trong việc xây dựng cốt truyện phim để kích thích trí tò mò của người xem đến địa điểm quay phim, đa phần du khách là những khán giả bị thu hút bởi cốt truyện phim. Nhưng với phim điện ảnh và phim truyền hình Việt Nam, dường như chưa có một bộ phim nào có cốt truyện xuất sắc để kích thích người xem đi du lịch tại điểm đến trong phim đó, vì vậy khán giả đa phần chọn “Phong cảnh” là lý do để đến tham quan một địa điểm trong phim.

Biểu đồ 4.4: Lý o để ghé thăm một địa điểm phim

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

322 115 64 97 76 35 20 0 50 100 150 200 250 300 350

Phong cảnh Cốt truyện Diễn viên Văn hoá lịch sử Dịch vụ

Chiến dịch marketing điểm đên

Với câu hỏi: “Điều gì mô tả đúng nhất về động cơ khiến quý vị quyết định đến thăm một điểm đến xuất hiện trong phim?”, tác giả đưa ra

năm loại hình động cơ theo nghiên cứu của McIntosh, Goeldner và Ritchie [38] để xác định động cơ khi quyết định đến thăm một điểm đến xuất hiện trong phim đó là:

- Động cơ về thể chất: Thông qua các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi, điều dưỡng, vui chơi, giải trí, tiêu khiển, vận động để khắc phục sự căng th ng thư giãn, sảng khoái về đầu ốc, phục hồi sức khỏe.

- Động cơ về văn hóa: Thông qua hoạt động du lịch như khám phá và tìm hiểu tập quán phong tục, nghệ thuật vặn hoá, di tích lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng để thoả mãn sự ham muốn tìm hiểu kiến thức, hiểu biết nhiều hơn về các nền văn hóa khác,…

- Động cơ về giao tiếp: Thông qua các hoạt động du lịch để kết bạn, mở rộng quan hệ xã hội, thăm bạn bè người thân va muốn có được những kinh nghiệm, cảm giác mới lạ, thiết lập các mối quan hệ và củng cố chứng theo hướng bền vững

- Động cơ về sự kh ng định địa vị và kính trọng: Thông qua các hoạt động du lịch như khảo sát khoa học, giao lưu học thuật, tham dự hội

nghị, bàn bạc công việc để thực hiện nguyện vọng thu hút sự chú ý, tôn trọng, thể hiện tài nãng và chuyển giao hiểu biết, kinh nghiệm và kh ng định uy tín

cá nhân trong cộng đồng

- Động cơ kinh tế: Thông qua các hoạt động du lịch như khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, tìm kiếm bạn hàng, cơ hội làm ăn...

Kết quả cho thấy văn hoá và thể chất là 2 động cơ chính mô tả nhiều nhất động cơ mà người xem muốn đi du lịch tại điểm đến xuất hiện trong phim

Biểu đồ 4.5. ộng cơ của chuyến du lịch từ phim ảnh

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Chủ đề 3: Hình ảnh điểm đến trong các bộ phim

Chủ đề 3 tác giả đưa ra các câu hỏi liên quan đến hình ảnh điểm đến trong phim, so sánh hình ảnh đã có trong tưởng tượng của người xem khi xem phim và sau khi đến tham quan địa điểm đó.

Biểu đồ 4.6 Mức độ gi ng nhau của hình ảnh trong t ởng t ợng v i hình ảnh th c tế

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

215 248 94 5 30 0 50 100 150 200 250 300

Thể chất Văn hoá Giao tiếp Khẳng định

địa vị Kinh tế 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Giống nhau Hơi giống Hơi khác Hoàn toàn khác Không chắc

Hà Nội Hồ Chí Minh Huế Đà Nẵng

Nha Trang Ninh Bình Hạ Long Quảng Bình

Từ kết quả thể hiện trong biểu đồ 4.6 cho thấy bộ phim có xu hướng mô tả địa điểm tương tự như những gì người trả lời đã tưởng tượng trong đầu khi xem phim và sau khi đến tham quan địa điểm đó. Điều này cho thấy các hình ảnh trong bộ phim được nhà quay phim ghi lại rất sát với hình ảnh thực tế của điểm đến.

Khi được yêu cầu mô tả hình ảnh điểm đến trong các phim bằng những tính từ, đa phần người được phỏng vấn đều đưa ra các câu trả lời miêu tả mang tính tích cực của điểm đến. Tác giả đã tổng hợp lại những tính từ được mô tả nhiều nhất ở biểu đồ 4.7.

Biểu đồ 4.7: Hình ảnh đ ợc nhận biết về một địa điểm trong phim

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Các câu trả lời cho thấy cảnh quan là yếu tố rất quan trọng đối với sự kết nối giữa người xem phim và quyết định lựa chọn điểm đến để đi du lịch. Khi người trả lời được yêu cầu cung cấp tính từ để mô tả hình ảnh về điểm đến trong một bộ phim, hầu hết các tính từ được cung cấp có liên quan đến vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan, ch ng hạn như những lời khen về danh lam thắng cảnh: đẹp, hùng vĩ, thơ mộng, yên bình, mới lạ, hoang sơ,…

Đẹp, 27% Hùng vĩ, 17% Hấp dẫn, 13% Thú vị, 6% Yên bình, 5% Thơ mộng, 4% Trong xanh, 1% Mát mẻ, 7% Ngạc nhiên, 6% Mới lạ, 6% Hoành tráng, 4% Hoang sơ, 1% Sạch sẽ, 2% Mộc mạc, 1%

Chủ đề 4: Các công cụ quảng cáo hình ảnh điểm đến du lịch thông qua phim ảnh

Theo số liệu điều tra, phần lớn 70% những người được khảo sát chưa từng nhìn thấy hoặc không nhớ đã thấy một công cụ quảng cáo du lịch nào từ những bộ phim. Lý do có thể là không có nhiều người quan tâm đến và các bên liên quan ít thực hiện quảng cáo điểm đến thông qua điện ảnh, có lẽ DMO chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của phim trong việc thu hút khách du lịch hoặc vì người trả lời không tìm kiếm những loại tài liệu quảng cáo hoặc tờ rơi đó. Biểu đồ 4.8 tổng hợp số liệu lượng khách đã chú ý đến hình ảnh các điểm đến trong phim thông qua các công cụ quảng cáo: internet, truyền hình, tờ rơi, áp phích.

Biểu đồ 4.8. Du lịch điện ảnh trên các công cụ quảng cáo

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Với những người đã nhìn thấy hình ảnh điểm đến trong phim trên các công cụ quảng cáo, tác giả đưa ra yêu cầu so sánh mức độ giống nhau của hình ảnh trên quảng cáo với hình ảnh đã có trong đầu người xem, và mức độ giống nhau của hình ảnh trên quảng cáo với hình ảnh trong phim mà họ đã

18%

6% 4%

2% 70%

xem, kết quả cho thấy đa số người được hỏi tin rằng mức độ giống nhau giữa hình ảnh của các địa điểm được mô tả trên các công cụ quảng cáo và hình ảnh họ lưu giữ về một địa điểm và hình ảnh của địa điểm được mô tả trong phim là khá giống nhau.

Biểu đồ 4.9. Mức độ t ơng đồng của hình ảnh

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Theo kết quả điều tra, hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua các bộ phim đã được 324 người tương ứng với 54,1%, chiếm hơn một nửa số người tham gia khảo sát cho là được quảng cáo “tương đối hiệu quả”, 91 người tương ứng với 15,4% kh ng định hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua phim được quảng cáo “hiệu quả”, 43/592 người đánh giá là “rất hiệu quả”, còn lại 23,3% tương ứng với 138/592 người cho rằng việc quảng cáo hình ảnh du lịch thông qua phim “không hiệu quả”.

48 93 34 2 3 57 105 15 1 2 0 0 0 0 0 0 20 40 60 80 100 120

Giống nhau Hơi giống Hơi khác Hoàn toàn khác Không chắc

Mức độ giống nhau giữa hình ảnh trên quảng cáo với hình ảnh quý vị đã biết về điểm đến

Mức độ giống nhau giữa hình ảnh trên quảng cáo với hình ảnh điểm đến trong phim

Biểu đồ 4.10. Hiệu quả của hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua phim ảnh

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Điều này cho thấy đa phần khán giả hiện nay đã công nhận rằng các điểm đến du lịch Việt Nam cần được quảng bá nhiều hơn trên phim. Từ các bộ phim, người xem sẽ biết được thêm nhiều địa điểm hơn, các hình ảnh chuyển động sẽ giúp người xem bao quát được hết cảnh của địa điểm, kích thích nhu cầu, mong muốn đi du lịch của khán giả hơn nữa.

Do đó, dựa vào biểu đồ 4.11, phần lớn khán giả mong muốn hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua các bộ phim sẽ được quảng bá mạnh mẽ hơn ngay trong chính các bộ phim đó và qua các mục quảng cáo trên mạng internet. Điều này cho thấy càng ngày tầm quan trọng của các hình ảnh trong phim càng lớn, khán giả muốn xem những hình ảnh đẹp trong phim nhiều hơn, để có cái nhìn tổng quát về điểm đến để phần nào sẽ quyết định cho chuyến đi của mình.

Biểu đồ 4 C c ph ơng tiện để quảng c o u ịch điện ảnh

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Nhận xét về kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu phần nào đã nêu lên được mối quan hệ mật thiết giữa điện ảnh và du lịch. Đã có không ít người được phỏng vấn đã thực hiện chuyến đi du lịch sau khi xem các bộ phim có hình ảnh điểm đến.

Theo kết quả thu được từ phương pháp điều tra khảo sát, Ninh Bình, Đà N ng, Hội An và Phú Yên là những địa điểm có tiềm năng lớn trong việc trở thành điểm đến du lịch thông qua điện ảnh, tuy nhiên, bất kỳ nơi nào làm bối cảnh cho một bộ phim cũng sẽ có tiềm năng tương tự và độc lập với thành công của bộ phim đó.

Tùy thuộc vào hãng sản xuất phim, mỗi hãng sẽ có ngân sách riêng để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động marketing hình ảnh du lịch việt nam thông qua điện ảnh (thí điểm) (Trang 63 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)