Quảng bá hình ảnh du lịch thông qua các phƣơng tiện quảng cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động marketing hình ảnh du lịch việt nam thông qua điện ảnh (thí điểm) (Trang 91 - 96)

CHƢƠNG 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

5.3. Quảng bá hình ảnh du lịch thông qua các phƣơng tiện quảng cáo

Quảng cáo là công cụ được đánh giá là mạnh mẽ nhất trong các công cụ xúc tiến hỗn hợp, quảng cáo cần được quan tâm đúng mức hơn nữa trong các hoạt động marketing hình ảnh điểm đến du lịch. Để có được một chiến dịch quảng cáo hiệu quả, quảng cáo phải được xây dựng chặt chẽ.

Dưới đây là đề xuất về yêu cầu quảng cáo đối với một chiến dịch quảng cáo dành cho marketing hình ảnh điểm đến thông qua điện ảnh.

5.3.1. Suy nghĩ, hành vi của nhóm khách hàng mục tiêu

Đánh giá suy nghĩ của nhóm khách hàng mục tiêu, tìm hiểu và hiểu rõ những suy nghĩ, hành vi của họ trước khi xem quảng cáo, xác lập mục tiêu định hướng suy nghĩ của khách hàng mong muốn đạt được do tác động của quảng cáo đem lại. Ví dụ:

- Suy nghĩ trước khi xem quảng cáo:

+ Không biết đến hoặc không quan tâm đến bộ phim có hình ảnh du lịch Việt Nam

+ Có ấn tượng xấu về một số điểm đến du lịch như hiện tượng chèo kéo khách, giá cả đắt đỏ, môi trường bị ô nhiễm,…

+ Không nắm được hình ảnh trong phim là điểm đến du lịch nào - Suy nghĩ sau khi xem quảng cáo:

+ Biết đến bộ phim được quay ở đâu

+ Muốn xem bộ phim đó

+ Bị hấp dẫn, tạo cảm giác thích thú, muốn trải nghiệm du lịch tại địa điểm quay phim

+ Có ấn tượng đẹp về cảnh quan, dịch vụ, văn hoá của điểm đến

5.3.2. X c định mục tiêu quảng cáo

Trước khi tiến hành một chiến dịch quảng cáo phim, nhà sản xuất phim và các tổ chức du lịch cần xác định rõ mục tiêu của chiến dịch đó. Hiện nay, hình ảnh thương hiệu tại các điểm đến du lịch ở Việt Nam còn khá nhạt nhoà, do đó chiến lược quảng cáo nên chia thành 2 giai đoạn: trước và sau khi công chiếu bộ phim.

Trong giai đoạn đầu tiên (trước khi bộ phim công chiếu): giai đoạn này cần chú trọng đến việc tạo ấn tượng ban đầu của bộ phim với khán giả.

Nếu là bộ phim có hình ảnh điểm đến du lịch, cần xây dựng thương hiệu du lịch cho điểm đến xuất hiện trong bộ phim đó.

Giai đoạn thứ hai (sau khi công chiếu bộ phim): khi khán giả đã xem phim và đã biết về điểm đến trong phim, các quảng cáo nên chuyển hướng sang mục tiêu tăng lượng khán giả xem bộ phim hơn nữa và quảng cáo sản phẩm du lịch đi kèm với bộ phim để tăng lượng khách du lịch đến các địa điểm quay phim.

5.3.3. L a chọn ph ơng tiện quảng cáo

- Quảng cáo trên internet

Các DMO cần liên kết với nhà sản xuất/đoàn làm phim tạo ra trang fanpage cho mỗi một bộ phim ngay từ trước khi công chiếu. Ngoài việc có một hình ảnh đẹp thì nội dung kèm theo cho hình ảnh đó cũng phải phong phú, đa dạng, thu hút trí tò mò của khán giả là những du khách tiềm năng, điều này cần sự sáng tạo của ban quản lý fanpage của bộ phim đó. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội (phổ biến nhất hiện nay là Facebook) dẫn đến giảm lượt truy cập đáng kể đến các trang web riêng của từng bộ phim. Song việc lập ra trang chủ cho mỗi bộ phim vẫn rất cần thiết. từ đây khán giả sẽ có được những thông tin tổng hợp hơn về bộ phim, theo đó cũng sẽ có mục giới thiệu về bối cảnh quay phim, các điểm đến đoàn làm phim đã đi qua và thực hiện. Nếu bối cảnh phim là một điểm đến du lịch thì có thể sẽ có đường liên kết dẫn đến nhà cung cấp du lịch giúp cho khán giả có thêm thông tin về điểm du lịch và dễ dàng đặt tour đến tham quan các điểm đến có trong bộ phim đó.

- Quảng cáo trên truyền hình

Nếu muốn khán giả xem truyền hình chú ý nhiều hơn về hình ảnh điểm đến du lịch trong phim thì bộ phim đó trước hết cần có những cảnh quay ấn tượng về điểm đến, tạo sự hấp dẫn cho người xem, và khung giờ phát sóng

cũng là một yếu tố quan trọng giúp bộ phim được phủ sóng rộng rãi và đến gần hơn được với người xem. Ngoài thời gian phát sóng bộ phim, nhà sản xuất phối hợp cùng các DMO có thể làm một số chương trình, phóng sự ngắn về hậu trường bộ phim cũng như về các cảnh quay, điểm đến trong bộ phim đó. Bằng cách này, sẽ giúp khán giả hiểu hơn về bộ phim và bối cảnh trong phim, phần nào khán giả đã lưu lại trong đầu những hình ảnh về các điểm đến trong phim và các hiểu biết về điểm đến đó.

- Quảng cáo trên màn hình LCD/Biển hiệu tại nơi công cộng

Các địa điểm công cộng như công viên, nhà ga, sân bay, bến xe bus,…có lượt khách qua lại liên tục và khá đông đúc, do vậy việc quáng bá hình ảnh điểm đến trên một màn hình lớn hay các bảng hiệu điện tử dựng tại các địa điểm công cộng sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người. Do vậy, khi muốn quảng bá một điểm đến cụ thể, các DMO có thể tạo nên một hình ảnh ấn tượng về điểm đến đó, và liên hệ với các bên quảng cáo để được trình chiếu hình ảnh đó trên màn hình lớn tại các điểm công cộng.

- Quảng cáo trên báo chí

Cần có những bài viết giới thiệu về phim và nhấn mạnh đến các điểm đến trong bộ phim trên các cuốn tạp chí, báo giấy. Hình ảnh điểm đến được in trên các trang báo cần được minh hoạ rõ nét, làm nổi bật các chi tiết tiêu biểu để tạo ấn tượng với người đọc. Các bài viết có thể chỉ liên quan đến một bộ phim và bối cảnh trong bộ phim đó, có thể là một bài tổng hợp điểm đến được quay từ các bộ phim để xây dựng một bản đồ phim, giúp người xem có cái nhìn khái quát hơn về các điểm du lịch tại một vùng.

- Quảng cáo thông qua buổi ra mắt phim, liên hoan phim

+ Tranh thủ các cơ hội để giới thiệu và tạo quan hệ tại các Liên hoan phim quốc tế và trong nước.

Trước đây, tại một số LHP quốc tế, chỉ có đơn độc ngành Điện ảnh tham dự. Tuy nhiên, các hoạt động của ngành Điện ảnh chủ yếu là trình chiếu giới thiệu những bộ phim Việt Nam tới khán giả quốc tế, xúc tiến đầu tư hợp tác các dự án điện ảnh. Quy mô quảng bá điện ảnh cũng chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp. Chỉ bắt đầu từ năm 2017, khi bộ phim Kong: Đảo đầu lâu được khởi chiếu thành công trên toàn thế giới thì sự bắt tay giữa điện ảnh và du lịch mới được chú ý đến.

Tham dự LHP quốc tế Cannes lần thứ 70, điện ảnh và du lịch Việt Nam lần đầu tiên có một sự đầu tư quảng bá quy mô và xuyên suốt tại liên hoan điện ảnh uy tín bậc nhất thế giới này. Đoàn điện ảnh Việt Nam đẩy mạnh hoạt động quảng bá điện ảnh nước nhà với bạn bè quốc tế bằng thông điệp “Việt Nam - điểm đến mới của các bộ phim bom tấn”. Những hình ảnh tuyệt đẹp của quần thể danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, Hạ Long, Sơn Đoòng hay logo giới thiệu LHP quốc tế Hà Nội (HANIFF) đã được in trên tấm pano lớn đặt trước cửa khách sạn Majestic Barriere - Pháp, tại vị trí gắn với các ngôi sao và khách mời khi chụp ảnh trên thảm đỏ. Điện ảnh Việt Nam nhân cơ hội này có mở một gian hàng riêng giới thiệu những phim mới, các phim được tuyển chọn tại LHP quốc tế Hà Nội (HANIF); Giới thiệu các bối cảnh quay phim hấp dẫn cũng là những điểm đến nổi tiếng ở Việt Nam, thông qua đó quảng bá đất nước, con người và du lịch Việt Nam.

Đây là một bước đi tích cực của điện ảnh Việt Nam không chỉ giúp cho nền điện ảnh được vươn xa hơn trên thế giới mà các điểm du lịch trong bối cảnh của phim cũng được bạn bè thế giới để ý đến.

+ Tổ chức họp báo ra mắt phim có sự tham gia của các đoàn làm

phim, các diễn viên nổi tiếng, các nhà du lịch và các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch,…Từ buổi lễ ra mắt phim, có thể phát một đoạn phim ngắn giới thiệu

về bối cảnh của bộ phim, các địa điểm đoàn làm phim đã ghé đến kèm theo các hình ảnh chân thực về điểm đến đó. Đây là một cách gián tiếp để quảng bá hình ảnh điểm đến thông qua phim đến với các đoàn làm phim khác, các diễn viên và khán giả có mặt trong buổi ra mắt phim,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động marketing hình ảnh du lịch việt nam thông qua điện ảnh (thí điểm) (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)