Xây d ng mi quan hệ hợp tác vi cc đoàn àm phim nc ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động marketing hình ảnh du lịch việt nam thông qua điện ảnh (thí điểm) (Trang 96 - 117)

CHƢƠNG 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

5.4. Xây dựng mối quan hệ giữa các đối tác

5.4.1. Xây d ng mi quan hệ hợp tác vi cc đoàn àm phim nc ngoài

Đối với các bộ phim nước ngoài có sử dụng hình ảnh điểm đến của Việt Nam trong phim, cần có những thoả thuận 2 chiều giữa đoàn làm phim và các Bộ/Ban/Ngành có thẩm quyền cấp phép cho đoàn làm phim nước ngoài quay phim tại Việt Nam.

Ví dụ như phim Kong – Đảo đầu lâu của đạo diễn người nước ngoài Jordan Vogt - Robert là bộ phim viễn tưởng của điện ảnh Hollywood đã rất thành công trong việc quảng bá du lịch đến với công chúng. Tuy xuyên suốt trong cả bộ phim, đoàn làm phim đều không nhắc đến các địa danh du lịch nhưng lại khiến cho người xem tò mò về các cảnh quay trong phim, rất nhiều người Việt Nam khi xem bộ phim này đều tỏ ra trầm trồ trước cảnh đẹp ở chính đất nước mình. Bộ phim được trình chiếu trên toàn thế giới và được sự thu hút của đông đảo khán giả, có người chưa xem phim nhưng cũng biết về các cảnh quay trong phim được quay ở địa điểm nào. Hay trong quá trình quay phim, các diễn viên chính đã chụp ảnh đăng tải lên trang cá nhân với những lời khen ngợi về cảnh đẹp ở Việt Nam, những hình ảnh này đã được lan rộng trên toàn thế giới. Để đạt được sự thành công như vậy, không chỉ đoàn làm phim, các đơn vị truyền thông ở Việt Nam và quốc tế mà còn từ phía các cơ quan quản lí ở Việt Nam đã có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ với nhau.

- Về phía Việt Nam: trước hết cần đưa ra các chính sách hợp lý cho các đoàn làm phim nước ngoài dễ dàng tiếp cận được điểm đến, tạo điều kiện và

trang thiết bị tốt nhất giúp đoàn làm phim hoàn thành được các cảnh quay trong khoảng thời gian quy định. Người dân và chính quyền địa phương không gây khó dễ cho đoàn làm phim nước ngoài khi đến quay phim tại các điểm du lịch. Cung cấp đầy đủ các thông tin về địa điểm đoàn làm phim sẽ đến, và nếu có thể gợi ý thêm một số các địa điểm khác cho đoàn làm phim có thêm sự lựa chọn về cảnh quay.

- Về phía đoàn làm phim nước ngoài: đảm bảo rằng họ sẽ quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung và điểm đến trong bộ phim nói riêng thông qua các hoạt động truyền thông của bộ phim. Có xuất hiện tên địa điểm quay phim trong phần giới thiệu cuối phim.

5.4.2. Xây d ng m i quan hệ giữa nhà sản xuất phim và các công ty du lịch

Cần có sự phối hợp giữa nhà sản xuất phim (ở đây là phim có tiềm năng quảng bá cho du lịch) và những công ty du lịch, để có thêm nguồn thu cho những bộ phim.

Những trailer quảng bá bộ phim, những cảnh quay đẹp lúc kết thúc phim kèm với cả thông tin cảnh ấy quay ở đâu vừa quảng bá phim, vừa quảng bá du lịch cho du khách trong và ngoài nước. Du lịch Hàn Quốc phát triển mạnh nhờ phim truyền hình, nhờ Tổng cục Du lịch Hàn Quốc hợp

tác chặt chẽ với Cục Điện ảnh Hàn Quốc. Ở Việt Nam, Tổng cục Du lịch và Cục Điện ảnh cùng thuộc một chủ quản: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Khi hai cơ quan này bắt tay nhau, những cảnh đẹp của Việt Nam sẽ không bị bỏ phí tiềm năng thu hút khách du lịch - những người xem phim Việt trong và ngoài nước.

Để ngày càng có nhiều tác phẩm điện ảnh tạo hiệu ứng tốt cho du lịch, đại diện các công ty du lịch cho rằng đã đến lúc những nhà sản xuất phim ảnh trước khi tiến hành quay một tác phẩm nên tham khảo ý kiến của các công ty

du lịch (là những người trực tiếp đi nhiều nhất nên nắm rõ địa điểm nào đẹp và hấp dẫn, loại hình du lịch nào có thể lồng ghép trong phim) mà sau khi xem xong bộ phim đó, nhiều đối tượng khách hàng sẽ tìm đến địa điểm trên để tận mình trải nghiệm.

Khi có sự liên kết giữa nhà sản xuất phim với công ty du lịch, nếu công ty du lịch đủ điều kiện và được nhà sản xuất phim cho phép, trên trang chủ của bộ phim sẽ có đường liên kết dẫn đến trang thông tin về tour du lịch điểm đến trong phim của công ty du lịch đó.

Tiểu kết chƣơng 5

Dựa trên kết quả nghiên cứu và cơ sở lý luận được đưa ra từ các chương trước, chương 5 tác giả đề ra một số giải pháp về marketing hình ảnh điểm đến du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh. Từ những giải pháp này, hy vọng sẽ giúp cho ngành điện ảnh và và ngành du lịch có những chiến lược marketing đúng đắn để xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch từ điện ảnh được hiệu quả và sẽ thúc đẩy hơn nữa doanh thu cho du lịch.

KẾT LUẬN

Với tiềm năng to lớn từ danh lam thắng cảnh, ngành điện ảnh Việt Nam và quốc tế sẽ là kênh quảng bá hiệu quả cho du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Mục đích của nghiên cứu này là xem xét mối quan hệ giữa điện ảnh và du lịch thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, nhằm đưa ra các giải pháp marketing hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh.

Chương 1 của đề tài nêu rõ các vấn đề từ lý do, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi, đối tượng, lịch sử nghiên cứu, tác giả viết 5 chương với tinh thần xuyên suốt là bám sát mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, trả lời được các câu hỏi nghiên cứu. Tác giả đã kết cấu 4 chương đi từ bản chất, cơ sở lý luận, những quan điểm, luận cứ, (chương 2) đến quy trình, cách thức tiến hành nghiên cứu (chương 3) từ đó có được những kết quả (chương 4) và dựa trên kết quả nghiên cứu có được, tác giả mạnh dạn đưa ra những giải pháp để đẩy mạnh hoạt động marketing hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh tại chương 5 của đề tài

Có thể nói, tất cả những vấn đề nêu trên được đề cập ở chương 2 đều là những vấn đề cốt lõi, trọng tâm, có tính khái quát, mang tính cơ sở lý luận và có liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu của đề tài. Căn cứ vào những lý thuyết đó, tác giả tiến hành xây dựng cách thức nghiên cứu thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và thu được những kết quả để phục vụ cho mục đích nghiên cứu

Trong chương 4 của đề tài, tác giả đã đưa ra được những kết quả từ quá trình nghiên cứu, trong đó có kết quả thu được từ bảng hỏi điều tra, đưa ra phân tích SWOT xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của marketing hình ảnh điểm đến thông qua điện ảnh. Từ đó góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu khi nghiên cứu đề ra:

- Thứ nhất, nghiên cứu đã tổng quan cơ sở lý luận liên quan đến marketing hình ảnh điểm đến và du lịch điện ảnh

- Thứ hai, nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa du lịch và điện ảnh, từ đó đưa ra thực trạng hoạt động marketing hình ảnh điểm đến du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh hiện nay dựa trên bảng phân tích SWOT

- Thứ ba, nghiên cứu cũng đã đưa ra một số đề xuất về giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh

Với những tìm hiểu và nghiên cứu trong đề tài, tác giả đã bước đầu hoàn thành được những nhiệm vụ và mục tiêu đề ra. Đây là là công trình nghiên cứu đầu tay của tác giả về du lịch điện ảnh sẽ không tránh khỏi những nhận định chủ quan, phiến diện và còn chưa đi vào trọng tâm một số vấn đề nghiên cứu.

Với thời gian nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng tuy nhiên quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Vì thế, tác giả sẽ tiếp tục công việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện lý thuyết, bổ sung vào những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện và đưa ra những gợi ý giải pháp sát thực hơn cho marketing hình ảnh du lịch thông qua điện ảnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ths. Đoàn Mạnh Cương, Một số suy nghĩ về xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch thông qua điện ảnh,

http://daotao-vhttdl.vn/articledetail.aspx?sitepageid=628&articleid=447 ngày cập nhật 18/01/2017

2. Tiến sĩ Nguyễn Văn Đảng (2010), Xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch, EBook.VCU, Đại học Thương mại, tr.3-5,20

3. Dương Thị Thu Hà (2011), Giáo trình Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, NXB Giáo dục

4. Lê Thu Hương (2011), Nhập môn du lịch học, NXB Giáo dục

5. TS. Nguyễn Hạnh Lê, Quảng bá du lịch Việt Nam qua điện ảnh và truyền hình, http://www.vtr.org.vn/quang-ba-du-lich-viet-nam-qua-dien-anh- va-truyen-hinh.html , ngày cập nhật 11/01/2017

6. PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh, TS. Nguyễn Đình Hòa (2009), Giáo trình Marketing du lịch, Đại học Kinh tế Quốc dân – Khoa du lịch và khách sạn 7. Nguyễn Hoàng Phương Nghi & Ths. Trần Thị Bích Nhung, Phát triển du lịch Việt Nam thông qua hình ảnh điểm đến,

http://www.vlr.vn/vn/news/img/du-lich/3189/phat-trien-du-lich-viet-nam- thong-qua-hinh-anh-diem-den.vlr ngày cập nhật 02/03/2017

8. Võ Văn Quang, Thương hiệu điện ảnh và du lịch,

http://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/5255-Thuong-hieu-Dien- Anh-va-Du-Lich ngày cập nhật 28/03/2017

9. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2017),

10. Ths. Nguyễn Thị Hồng Tâm, Khai thác điện ảnh để quảng bá phát triển du lịch, http://www.vtr.org.vn/khai-thac-dien-anh-de-quang-ba-phat-trien-du- lich.html , ngày cập nhật 19/09/2016

11. TS. Đỗ Cẩm Thơ, Du lịch với điệu ảnh – Liên kết để phát triển du lịch và quảng bá hình ảnh quốc gia, http://itdr.org.vn/vi/nghiencuu-traodoi/977-du- lich-voi-dien-anh-n-lien-ket-de-phat-trien-du-lich-va-quang-ba-hinh-anh- quoc-gia.html , ngày cập nhật 27/08/2017

12. Nguyễn Thuý Vy, Hà Kim Hồng (2017), Phát triển du lịch theo phim ảnh: Kinh nghiệm ở các nước và định hướng cho du lịch Việt Nam, Tạp chí khoa học, Đại học Văn Hiến, tập 5 số 3

13. Wikipedia Việt Nam, Marketing, https://vi.wikipedia.org/wiki/Marketing, ngày cập nhật 08/02/2018

Tiếng Anh

14. Beerli, A. and Martin, J.D. (2004) Factors Influencing Destination Image. Annals of Tourism Research, Spain.

15. Beeton, S. (2004). Rural tourism in Australia: Has the gaze altered? Tracking rural images through film and tourism promotion. International Journal of Tourism Research, 6(3), 125-135.

16. Beeton, S. (2005). Film-induced Tourism. 1st ed. Channel View: Clevedon, England.

17. Busby, G. and Klug, J., 2001. Movie-induced tourism: The challenge of measurement and other issues. Journal of Vacation Marketing, 7(4), 316-332. 18. Butler, R. W. (1990). The influence of the media in shaping international tourist patterns. Tourism Recreation Research, 15(2), 46-53.

19. Chon, K. (1990). The role of destination image in tourism: A review and discussion. The Tourist Review, 45(2), 2-9.

20. Connell, J., 2005. „What‟s the Story in Balamory?‟: The Impacts of a Children‟s TV Programme on Small Tourism Enterprises on the Isle of Mull, Scotland. Journal of Sustainable Tourism, 13(3), 228-255. 


21. Crofts, S., 1989. Re-imaging Australia: Crocodile Dundee Overseas. Continuum: The Australian Journal of Media and Culture; 2(2),129-142. 22. Croy and S. Beeton. eds., Proceedings of the International Tourism and Media Conference Melbourne, Australia: Tourism Research Unit, Monash University, 86-97.

23. Croy, W. G. and Walker, R. D., 2003., Rural tourism and film: Issues for strategic regional development. In D. Hall, L. Roberts & M. Mitchell. eds.,

New directions in rural tourism, 115- 133.

24. Demetradi, J. (1996). The tele tourists: Are they a boon or just a nuisance?, Hospitality, October/ November, 14-15.

25. Echtner, C. M. & Ritchie, J. R. B. (1991). The meaning and measurement of destination image. Journal of Tourism Studies, 2(2), 2-12.

26. Gartner, W. C. (1989) Tourism image: Attribute measurement of state tourism products using multidimensional scaling techniques. Journal of Travel Research, 28(2), 16-20.

27. Gjorgievski, Mijalce, and Sinolicka Melles Trpkova. 2012. Movie induced tourism: A new tourism phenomenon. UTMS Journal of Economics 3 (1): 97–104.

28. Grihault, N., 2003. Film tourism - The global picture. Travel & Tourism Analyst, 5, 1-22.

29. Gunn, C. A. (1972). Vacationscape: designing tourist regions.1st ed. University of Texas System: USA.

30. Iwashita, C. (2006). Media representation of the UK as a destination for Japanese tourists: Popular culture and tourism. Tourist Studies, 6(1), 59-77.

31. Hudson S. and Ritchie, J.R.B., 2006. Film tourism and destination marketing: The case of Captain Corelli‟s Mandolin, Journal of Vacation Marketing, 12(3), 256-268.

32. Hudson, S. and Ritchie, J. R. B. (2006b). Promoting Destinations via Film Tourism: An Empirical Identification of Supporting Marketing Initiatives,

Journal of Travel Research, 44: 387.

33. Kim, H. and Richarson, S., 2003. Motion picture impacts on destination images. Annals of Tourism Research, 30(1), 216-237. 


34. Kim, S. S., Agusa, J., Lee, H. & Chon, K. (2008). Effects of Korean television dramas on the flow of Japanese tourists. Tourism Management, 28(5), 1340-1353.

35. Macionis, N., 2004. Understanding the Film-Induced Tourist. W. Frost, W.G.

36. Singh, K. and Best, G., 2004. Film-Induced Tourism: Motivations of Visitors to the Hobbiton Movie Set as Featured in The Lord of the Rings. W. Frost, W.G.

37. Malhotra, NK 1999, Marketing research: An applied orientation, 3rd edn, Prentice Hall, New Jersey.

38. McIntosh, R.W., Goeldner, C.R. and Ritchie, J.R.B. (1995) Pleasure Travel Motivation. In Tourism Principles, Practices, Philosophies, 7th Edition, 167-190.

39. Mordue, T., 2009. Television, tourism, and rural life. Journal of Travel Ressources, 47(3): 332. 


40. Morgan, N. and Pritchard, A. (1998). Tourism promotion and power: creating images, creating identities. 1st ed. John Wiley & Sons: Chichester, West Sussex.

42. Pike, S. (2008). Destination marketing: an integrated marketing communication approach. 1st ed. Butterworth-Heinemann: Jordan Hill, Oxford.

43. Riley, R. and Van Doren, C. S., 1992. Movies as Tourism Promotion: A „Pull‟ Factor in a „Push 
Location‟. Tourism Management, 13(3), 267-274. 44. Riley, R.W., Baker D & Van Doren, CS (1998) Movie Induced Tourism, Annals of Tourism Research, Vol 25, No 4, 919-935.

45. Schofield, P. (1996). Cinematographic images of a city. Tourism Management, 17(5), 333-340.

46. Tooke, N. and Baker, M., 1996. Seeing is believing: The effect of film on visitor numbers to screened locations. Tourism Management, 17(2), 87-94 
 47. Um, S. (1993). Pleasure destination choice. In M. A. Khan, M. D. Olsen & T. Var (Eds.), VNR‟s encyclopedia of hospitality and tourism (pg. 811- 821). New York: Van Nostrand Reinhold.

48. Urry, J., 1990. The Tourist Gaze, Sage. 


49. Uysal, M., & Hagan, L.A.R. (1993). Motivation of pleasure travel and tourism. In: Khan, M., Olsen, M., Var, T. (Eds), Encyclopedia of Hospitality and Tourism

50. Wikipedia, Destination Marketing,

https://en.wikipedia.org/wiki/Destination_marketing_organization, Ngày cập nhật 09/11/2017

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Một số hình ảnh điểm đến trong phim

Phụ lục 1.1: Nhà của Pao, Hà Giang trong phim Chuyện của Pao

Phụ lục 1.3: Bãi Xép, Phú Yên trong phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Phụ lục 1.2: Bảng hỏi

BẢNG HỎI ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

Khảo sát mức độ biết đến và cảm nhận của công chúng khi xem các bộ phim có hình ảnh du lịch Việt Nam

Thưa quý vị,

Tôi là Nguyễn Thuý Vi, học viên cao học Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện đang thực hiện đề tài tốt nghiệp "Nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động marketing hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh", kính mong quý vị giúp đỡ

tôi bằng cách tham gia trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát này. Tôi xin cam đoan các thông tin thu thập được đảm bảo tính khuyết danh và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chân thành từ quý vị!

Câu 1: Điều gì khiến quý vị biết đến một điểm đến du lịch?

□ Qua giới thiệu từ công ty du lịch □ Qua bạn bè, người thân

□ Xem phim có hình ảnh điểm đến du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động marketing hình ảnh du lịch việt nam thông qua điện ảnh (thí điểm) (Trang 96 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)