Phân tích SWOT về marketing hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động marketing hình ảnh du lịch việt nam thông qua điện ảnh (thí điểm) (Trang 77 - 86)

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Phân tích SWOT về marketing hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua

qua điện ảnh

Điểm mạnh:

- Việt Nam sở hữu nhiều tiềm năng để quảng bá du lịch thông qua điện ảnh

Việt Nam là đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vô vàn các danh lam thắng cảnh nổi tiếng trải dài từ Bắc đến Nam do đó hình ảnh về các điểm đến du lịch Việt Nam cũng rất đa dạng. Từ lợi thế này sẽ giúp các nhà làm phim trong nước và nước ngoài chú ý đến các điểm đến của Việt Nam hơn, giúp họ lựa chọn được các điểm đến phù hợp để phục vụ cho mục đích làm phim của mình.

- Thông qua điện ảnh, hình ảnh du lịch Việt Nam được tiếp cận một cách tự nhiên

Có nhiều hình thức marketing giúp công chúng biết đến các điểm đến du lịch Việt Nam ví dụ như: các nhà cung cấp dịch vụ đăng hình ảnh du lịch và thông tin về điểm đến trên tờ rơi, tạp chí du lịch, website; tổ chức hội chợ du lịch để giới thiệu các điểm đến và bán các sản phẩm du lịch;…tuy nhiên đây đều là những hình thức marketing chủ động để công chúng có cái nhìn sâu rộng hơn về điểm đến du lịch và lên kế hoạch đi du lịch cho tương lai. Với phim ảnh thì khác, khán giả xem phim phần lớn không biết được các cảnh quay trong phim như thế nào, địa điểm quay phim ở đâu, và khi khán giả được nhìn thấy hình ảnh các điểm đến trong phim, họ sẽ cảm thấy tò mò và sẽ muốn tìm hiểu thông tin về hình ảnh trong phim nhiều hơn, đây là một cách tiếp cận điểm đến rất tự nhiên.

- Công chúng có cái nhìn tổng quát về hình ảnh điểm đến du lịch thông qua điện ảnh

Nếu chỉ đơn thuần là một bức ảnh về điểm đến du lịch được in trên tờ rơi hay được đăng trên các trang mạng xã hội để quảng cáo về điểm đến đó, thì chưa đủ sức giúp cho du khách biết được bao quát các điểm đến bằng việc xem phim, các hình ảnh được chuyển động từ vị trí này đến vị trí khác, cảnh này đến cảnh khác, giúp người xem dễ dàng tưởng tượng đến địa điểm đó hơn.

Điểm yếu:

- Ngành du lịch và ngành điện ảnh chưa có sự phối hợp tốt

Việc quảng bá du lịch được thực hiện có chiến lược từ khi phim được công bố trên truyền thông và được thực hiện xuyên suốt từ khi bấm máy đến khi khởi chiếu và kéo dài trong thời gian dài sau đó. Điều này, du lịch Việt Nam còn hạn chế rất nhiều. Như bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã góp phần giới thiệu về các điểm đến ở Phú Yên. Tuy nhiên, du lịch Phú Yên chỉ phổ biến ở giới trẻ khi cộng đồng mạng xã hội đưa các thông tin về kinh nghiệm du lịch và truyền tay nhau những hình ảnh đẹp về Phú Yên. Đến tận giữa năm 2016, các công ty du lịch bắt đầu chào bán các tour tham quan điểm đến này. Từ đó, các cơ sở hạ tầng và dịch vụ phụ trợ như khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ ẩm thực, vui chơi giải trí ở Phú Yên mới bắt đầu được quan tâm và phát triển. Có thể thấy chưa có sự gắn kết giữa địa phương, doanh nghiệp và nhà sản xuất phim trong việc mang lại hiệu quả cho du lịch thông qua điện ảnh.

- Thương hiệu cho điểm đến du lịch nhạt nhoà, chưa tạo ấn tượng mạnh

Trên thế giới có rất nhiều những điểm đến trong phim tạo được thương hiệu riêng biệt, và chỉ cần nhắc đến tên phim là người ta có thể nghĩ ngay tới hình ảnh biểu tượng gắn với bộ phim đó. Ví dụ nhắc đến phim “Bản

tình ca mùa đông” của Hàn Quốc, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong trí nhớ của khán giả đó là đôi diễn viên chính nắm tay nhau đi trên con đường tuyết rơi ở Đảo Nami, điều này cho thấy Hàn Quốc đã rất thành công trong việc xây dựng hình ảnh Đảo Nami.

Đối với Việt Nam, chưa có một điểm đến nào tạo ấn tượng mạnh mẽ

cho khán giả Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Các điểm đến ở Việt Nam vẫn chưa tạo được một thương hiệu riêng để có thể in sâu trong

lòng của du khách và của khán giả xem phim.

- Bị hạn chế về đối tượng tiếp cận do phụ thuộc vào việc xem phim

Đối với phim truyền hình, đối tượng người xem phổ cập cho mọi lứa tuổi, vì phim truyền hình là những bộ phim dài tập được phát sóng vào các khung giờ hàng ngày nên đối tượng người xem phim truyền hình sẽ rộng hơn phim điện ảnh. Đối với phim điện ảnh, đối tượng người xem đa phần trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi, những người s n sàng bỏ ra một chi phí nhỏ và bỏ thời gian để ra rạp xem một bộ phim. Do vậy, đối tượng tiếp cận những điểm đến xuất hiện trong phim sẽ bị hạn chế hơn.

- Hình ảnh điểm đến thông qua điện ảnh hông được giới thiệu liên tục đến công chúng

Thời gian tương tác của khán giả đối với các điểm đến du lịch xuất hiện trong phim rất ngắn. Có nhiều người chỉ biết về điểm đến trong lúc xem phim và nếu không phải là phim truyền hình phát liên tục trong một khoảng thời gian thì với phim điện ảnh, khán giả chỉ biết về điểm đến trong thời gian trung bình 2 giờ đồng hồ lúc chiếu phim. Do đó, nếu không được truyền thông rộng rãi sau khi phát hành phim, thì hình ảnh điểm đến thông qua điện ảnh sẽ ít cơ hội đến với công chúng hơn so với các hình thức marketing khác.

- Chính sách nới lỏng tạo cơ hội cho các đoàn làm phim nước ngoài đến quay phim tại Việt Nam

Đây chính là yếu tố tích cực nhất giúp hình ảnh điểm đến Việt Nam đến gần hơn với khán giả trên toàn thế giới. Trước đây đã có một số đoàn làm phim nước ngoài muốn quay phim tại Việt Nam nhưng do chính sách và thủ tục phức tạp nên Việt Nam đã dành cơ hội quảng bá du lịch cho các nước trong khu vực như Thái Lan, Philipin. Gần đây với chính sách mở cửa cho các đoàn làm phim nước ngoài được quay phim ở Việt Nam một cách dễ dàng hơn, các điểm đến du lịch Việt Nam đã được đông đảo khán giả trên thế giới biết đến thông qua bộ phim “Kong – Đảo đầu lâu” của đoàn làm phim đến từ kinh đô điện ảnh Hollywood.

- Kỹ thuật quay phim tiên tiến

Ngày nay, kỹ thuật quay phim ngày một được nâng cao, giúp cho việc truyền tải hình ảnh đến với người xem được rõ nét, chân thực hơn. Các nhà sản xuất phim luôn biết cải tiến công nghệ quay phim để tạo ra các thước phim mới lạ, các cảnh quay đẹp từ nhiều góc máy khác nhau.

- Truyền thông về hình ảnh điểm đến thông qua điện ảnh phát triển mạnh mẽ

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội khiến cho các thông tin về phim ảnh hay các điểm đến xuất hiện trong phim được đến với công chúng một cách nhanh chóng và phổ biến rộng rãi. Nhiều người chưa xem phim nhưng đã biết về địa điểm quay phim và và các hình ảnh có trong bộ phim.

- Cảnh quan thiên nhiên mới lạ trên bản đồ điện ảnh

Việt Nam là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên và các cảnh quan của Việt Nam không chỉ đẹp mà còn lạ so với các nước khác trong khu vực.

Đây chính là một yếu tố giúp các nhà làm phim trên thế giới để ý hơn đến các điểm đến tại Việt Nam.

Thách thức:

- Cạnh tranh với các điểm đến quay phim khác của nước ngoài

Tuy cảnh quan thiên nhiên Việt Nam mới lạ trên bản đồ điện ảnh, nhưng các nước khác trong khu vực cũng có rất nhiều các điểm đến du lịch hấp dẫn, cảnh quan thiên nhiên phù hợp cho việc làm phim. Do đó các điểm đến được sử dụng để quay phim mang tính cạnh tranh cao.

- Chính sách hỗ trợ điện ảnh cho các đoàn làm phim nước ngoài còn hạn chế so với các nước khác trong khu vực

Ở châu Á, Thái Lan và Hàn Quốc đang đi đầu trong việc thu hút và hỗ trợ các đoàn làm phim nước ngoài. Hàn Quốc tài trợ khoảng 20% chi phí làm phim cho các cảnh quay tại đây, chủ động cử các đoàn khảo sát tới các nước để giới thiệu và tìm kiếm cơ hội thu hút đoàn làm phim. Không chỉ có đơn vị cấp quốc gia phụ trách chung, mà ở từng địa phương có tiềm năng cũng được thành lập các hội đồng hỗ trợ, đón tiếp các đoàn làm phim quốc tế. Kinh nghiệm từ các nước coi trọng phát triển điện ảnh đã cho thấy có rất nhiều hình thức ưu đãi thuế, hoàn thuế hấp dẫn cho các dự án phim nước ngoài. Tuy nhiên Việt Nam hiện nay vẫn chưa có chính sách ưu đãi thuế đối với các đoàn phim nước ngoài và còn nhiều vướng mắc trong quy định tài chính. Nhiều đạo diễn, nhà sản xuất từng chia sẻ rằng việc xin phép sử dụng bối cảnh ở Việt Nam để làm phim phải qua rất nhiều thủ tục và thời gian kéo dài.

Bảng 4.2. Tóm tắt phân tích SWOT

Điểm mạnh (S - Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)

- Việt Nam sở hữu nhiều tiềm năng

để quảng bá du lịch thông qua điện ảnh

- Thông qua điện ảnh, hình ảnh du

lịch Việt Nam được tiếp cận tự nhiên hơn.

- Công chúng có cái nhìn tổng quát

về hình ảnh điểm đến du lịch thông qua điện ảnh

- Ngành du lịch và ngành điện ảnh

chưa có sự phối hợp tốt

- Thương hiệu cho điểm đến du lịch

còn nhạt nhoà, chưa tạo ấn tượng mạnh

- Bị hạn chế về đối tượng tiếp cận do

phụ thuộc vào việc xem phim

- Hình ảnh điểm đến thông qua điện

ảnh không được giới thiệu liên tục đến công chúng

Cơ hội (O – Opportunities) Thách thức (T – Threats)

- Chính sách nới lỏng tạo cơ hội

cho các đoàn làm phim nước ngoài đến quay phim tại Việt Nam

- Kỹ thuật quay phim tiên tiến

- Truyền thông về hình ảnh điểm

đến thông qua điện ảnh phát triển mạnh mẽ

- Cảnh quan thiên nhiên mới lạ trên

bản đồ điện ảnh

- Cạnh tranh với các điểm đến quay

phim khác của nước ngoài

- Chính sách hỗ trợ điện ảnh cho các

đoàn làm phim nước ngoài còn hạn chế so với các nước khác trong khu vực

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)

Bảng 4.3. Tổng hợp ma trận SWOT

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

Thách thức (T) ST WT

SO - iểm mạnh ên trong và cơ hội bên ngoài

Với các điểm mạnh về hoạt động marketing hình ảnh du lịch thông qua phim và những cơ hội đang mở ra trước mắt, ngành điện ảnh và ngành du lịch cần phối hợp với nhau đưa ra những định hướng và giải pháp đúng đắn, xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh điểm đến cụ thể để tận dụng tối đa những thế mạnh của mình. Trước hết, cần chủ động đầu tư làm nhiều bộ phim giới thiệu điểm đến và văn hoá của đất nước hơn nữa dựa trên những tài nguyên thiên nhiên s n có ở Việt Nam và sức mạnh truyền thông hiện nay, điểm đến du lịch sẽ đến gần hơn với công chúng. Bên cạnh đó, chính sách nới lỏng sẽ tạo điều kiện cho các đoàn làm phim nước ngoài đến làm phim tại Việt Nam, do vậy cần có chính sách đặc thù để thu hút các nhà làm phim nước ngoài, càng nhiều bộ phim nước ngoài được quay ở Việt Nam thì cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước đến bạn bè thế giới càng lớn.

ST - iểm mạnh bên trong và thách thức bên ngoài

Việc phát huy tối đa các điểm mạnh của hình ảnh điểm đến du lịch thông qua điện ảnh không chỉ để nắm bắt thời cơ mà còn khắc phục được những khó khăn, thách thức từ bên ngoài. Hình ảnh điểm đến Việt Nam cần được định vị riêng biệt và tích cực hơn so với các điểm đến khác trên thế giới. Các chiến dịch marketing cho du lịch Việt Nam vẫn còn chung chung vì không có chủ đề cụ thể, do đó không đủ sức hấp dẫn và cạnh tranh. Vì vậy, cần nhanh chóng chọn ra hình ảnh điểm đến cho du lịch Việt Nam và có sự thương lượng về các chính sách hỗ trợ điện ảnh cho các đoàn làm phim nước ngoài, để khi lên ý tưởng cho một bộ phim, họ sẽ nghĩ đến hình ảnh Việt Nam sẽ làm bối cảnh cho bộ phim của họ đầu tiên.

Những điểm yếu về chính sách, sự phối hợp chưa tốt giữa ngành du lịch và điện ảnh, thương hiệu điểm đến du lịch mờ nhạt và chưa tạo ấn tượng,… tất cả cần được khắc phục bằng việc tận dụng tốt các cơ hội về chính sách, cảnh quan thiên nhiên, truyền thông và kỹ thuật quay phim.

WT - iểm yếu bên trong và thách thức bên ngoài

Trong điều kiện còn tồn tại những điểm yếu về điều kiện làm phim ở Việt Nam còn hạn chế, đối tượng tiếp cận các điểm đến qua phim bị giới hạn, các chính sách và sự phối hợp giữa ngành điện ảnh và du lịch không đồng nhất,…nếu các điểm yếu này không được khắc phục thì việc thực hiện quay các bộ phim có hình ảnh điểm đến càng trở nên khó khăn hơn. Do vậy, cần xây dựng chủ trương, chiến lược rõ ràng, kết nối hai lĩnh vực điện ảnh và du lịch trong những mục tiêu chung; kế hoạch gắn kết với các hoạt động cụ thể giữa hai ngành trong khuôn khổ điều kiện ngân sách nhưng với lộ trình cụ thể. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách có liên quan đến du lịch và điện ảnh.

Tiểu kết chƣơng 4

Chương 4 trình bày về ảnh hưởng của điện ảnh thế giới và trong nước đến ngành du lịch, nêu lên thực trạng marketing hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh hiện nay dựa trên kết quả điều tra khảo sát bằng bảng hỏi và phương pháp phân tích SWOT. Qua quá trình phân tích dữ liệu, tác giả đã thống kê và tổng hợp thành một số vấn đề cơ bản. Mặc dù những phân tích và đánh giá trong chương này không tránh khỏi những thiếu sót xong kết quả thu được là hoàn toàn dựa trên những dữ liệu mà người được khảo sát cung cấp.

Từ những kết quả thu được, tác giả hy vọng nghiên cứu sẽ góp phần

cung cấp thông tin thiết thực và sâu sắc liên quan đến du lịch thông qua điện ảnh, kinh nghiệm, hành vi và cảm nhận của khán giả sau khi xem các bộ phim có hình ảnh điểm đến du lịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động marketing hình ảnh du lịch việt nam thông qua điện ảnh (thí điểm) (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)