6. Bố cục của luận văn
1.3. Giá trị của sản phẩm lƣu niệm
1.3.1. Giá trị về mặt kinh tế
a. Ổn định cuộc sống và kinh tế của địa phương [9, tr. 6]: Sản phẩm quà lƣu niệm là phƣơng tiện để quảng cáo cho một điểm đến, một địa phƣơng, vùng du lịch hay một quốc gia mà thông qua đó khách du lịch sẽ nhớ đến những kỷ niệm trên
hành trình tham quan mỗi khi nhìn thấy. Đó cũng là khoảng thời gian để thƣ giãn và chi tiêu, vì thế sản phẩm quà lƣu niệm càng thu hút khách du lịch, càng kích thích họ chi tiêu mua sắm. Nhiều địa phƣơng đã giữ đƣợc nghề truyền thống, kinh tế ngày một phát triển nhờ sản xuất và bán các sản phẩm lƣu niệm nhƣ làng lụa Hạ Đông, gốm sứ Bát Tràng, Đông Triều, gốm sứ Bình Dƣơng...Bên cạnh đó việc sản xuất sản phẩm lƣu niệm có thể tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu, vật tƣ, thậm chí cả phế liệu, phế thải, tránh lãng phí. Qua việc sản xuất đồ lƣu niệm cũng giữ đƣợc mối liên kết hợp tác giữa thành thị và nông thôn, giữa sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nền kinh tế hàng hóa ở khu vực nông thôn.
b. Làm tăng doanh thu cho ngành du lịch và nền kinh tế [9, tr. 6]: So với các ngành nghề kinh tế, sản xuất khác, du lịch đƣợc coi là ngành có tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối ổn định và bền vững. Nhiều quốc gia còn coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và là công cụ cứu cánh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kích thích các ngành kinh tế khác phát triển. Đặc biệt là hiện nay, nhu cầu đi lại, giao lƣu văn hóa, đầu tƣ thƣơng mại ngày càng tăng cao, du lịch lại càng khẳng định đƣợc vị thế của mình. Theo công bố mới đây tại Hội nghị Bộ trƣởng du lịch G20 diễn ra ngày 16/05/2012 tại Mexico, ngành du lịch chiếm 9% thu nhập GDP thế giới. Du lịch cũng là ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất. Năm 2011, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tăng trƣởng không lấy gì làm tốt đẹp và ổn định, ngành du lịch toàn thế giới vẫn tăng 4,6%, đón đƣợc 982 triệu lƣợt khách và thu nhập du lịch tăng 3,8%. Dự báo du lịch thế giới sẽ tiếp tục tăng trƣởng một cách bền vững trong những năm tới, đạt 1 tỷ lƣợt khách trong năm 2012 và 1,8 tỷ lƣợt năm 2030. Theo dự báo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, năm 2012, giá trị đóng góp trực tiếp vào GDP của ngành du lịch Việt Nam sẽ tăng 6,6% so với năm 2011 và tăng bình quân 6,1% hàng năm tính đến năm 2022; tổng giá trị đóng góp của toàn ngành vào GDP tăng 5,3% năm 2012 và sẽ tăng bình quân 6,0% tới năm 2022. [25]
Trong du lịch doanh thu từ dịch vụ bổ sung thƣờng rất cao, thậm chí cao hơn các dịch vụ cơ bản nhƣ lƣu trú, ăn uống, vận chuyển (tỷ lệ trung bình là 3/2, ở nhiều nơi tỷ lệ này còn lên đến 3/7). Sự hấp dẫn của các dịch vụ bổ sung cũng góp phần quyết định đến việc khách du lịch có quay trở lại hay không. Trong dịch vụ bổ sung không thể không kể đến đóng góp của bán sản phẩm quà lƣu niệm (Chiếm khoảng 1/3-2/3). Nhƣ vậy có thể thấy vai trò của sản phẩm quà lƣu niệm đối với ngành du lịch là vô cùng quan trọng
c. Tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương [9, tr. 6]: Ngành sản xuất các sản phẩm quà lƣu niệm phục vụ cho du lịch đã giúp khôi phục các làng nghề truyền thống, tạo điều kiện cho các thợ gắn bó với nghề, tận dụng đƣợc nhiều nguồn lao động ở địa phƣơng, đặc biệt là phụ nữ, ngƣời già, ngƣời tàn tật, trẻ em và tận dụng đƣợc những khoảng thời gian nông nhàn giữa các vụ mùa. Từ đó giúp xóa đói giảm nghèo, giữ đất giữ làng, giảm tệ nạn, tránh tình trạng di dân ra thành phố và những hệ lụy theo đó. Hiện nay các làng nghề truyền thống đã tạo việc làm cho khoảng 24% lao động nông thôn. Đã có 28,2% làng nghề có công việc ổn định liên tục suốt 12 tháng trong năm. Kết quả khảo sát các làng nghề trong những năm qua cho thấy, 69,52% làng nghề hiện đang gia tăng số lƣợng lao động qua từng năm, 12,86% làng nghề có số lƣợng lao động ổn định. [17]
1.3.2. Giá trị về mặt văn hóa, tinh thần, giáo dục
Thông qua các mặt hàng lƣu niệm, du khách phần nào thấy đƣợc hình ảnh con ngƣời, đất nƣớc Việt Nam nói chung và bản sắc văn hóa của ngƣời Việt Nam nói riêng [10, tr. 6].Từ những hình ảnh bình dị, đơn giản mà đậm đà Việt Nam trong tranh Đông Hồ nhƣ: đám cƣới chuột, táo ông táo bà, đấu vật, hai bà Trƣng, Ngô Quyền đánh giặc, thi đua cày bừa, hội đu...đến những tấm khăn thổ cẩm, những bƣu ảnh ruộng bậc thang Sapa, hồ Gƣơm Hà Nội, vịnh Hạ Long...du khách thêm hiểu và thêm yêu truyền thống Việt Nam 4000 năm đa dạng màu sắc mà chắt lọc tinh hoa, thêm yêu con ngƣời Việt Nam hiền lành, dung dị mà sâu sắc, yêu phong cảnh đất nƣớc Việt Nam hiền hòa, trong sáng mà cũng đẹp ngỡ ngàng.
Qua những bức tƣợng, những sản phẩm sách, ảnh lƣu niệm...về vua Hùng, hai bà Trƣng, Quang Trung, Nguyễn Trãi, chủ tịch Hồ Chí Minh...du khách càng thêm hiểu biết về những công lao đóng góp của các vị anh hùng với đất nƣớc Việt Nam, thêm ngƣỡng mộ, tôn kính, thêm yêu và tự hào về lịch sử nƣớc nhà, từ đó giáo dục thế hệ con cháu thêm hiểu biết và tự hào về đất nƣớc Việt Nam. [10, tr. 7]
Qua những sản phẩm quà lƣu niệm về tôn giáo, tín ngƣỡng, du khách thêm hiểu biết về vai trò của tôn giáo với cuộc sống con ngƣời, những giá trị cao đẹp của mỗi một tôn giáo, những mong ƣớc của con ngƣời gửi gắm trong đời sống tín ngƣỡng. Từ đó con ngƣời thêm lƣơng thiện hơn, tâm hồn tình cảm cũng dạt dào phong phú.
Mỗi khi nhìn những sản phẩm quà lƣu niệm mua về, du khách sẽ nhớ đến hình ảnh một Hạ Long với những núi đá sống động trên mặt biển lung linh, một Hồ Gƣơm trong xanh nơi tháp rùa soi bóng, một cố đô Huế bình dị và hoài cổ trong một thành phố ngày một năng động, một Sapa rực rỡ với những tấm váy thổ cẩm nhảy múa trong tiếng khèn...từ đó du khách không khỏi nhung nhớ, mong mỏi đƣợc dịp trở lại tham quan.
Quà lƣu niệm thể hiện sự sáng tạo, tâm huyết của ngƣời nghệ nhân, qua đó thấy đƣợc tài năng, khiếu thẩm mĩ cũng nhƣ trình độ của họ. Du khách nƣớc ngoài cũng thấy đƣợc sự phát triển của văn hóa, xã hội, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của điểm tham quan, của dân tộc thể hiện trên sản phẩm quà lƣu niệm. [10, tr. 8]