Giải pháp về đào tạo bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm phục vụ khách du lịch ở hạ long (Trang 100 - 102)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG SẢN PHẨM QUÀ LƢU NIỆ MỞ HẠ LONG

3.2. Các giải pháp phát triển sản phẩm quà lƣu niệm Hạ Long

3.2.5. Giải pháp về đào tạo bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực

3.2.5.1. Mục đích của giải pháp

Xây dựng đội ngũ lao động đƣợc đào tạo bài bản, có kỹ năng, nghiệp vụ, tay nghề cao, có kiến thức và hiểu biết về pháp luật; đáp ứng yêu cầu đặc thù trong phục vụ khách du lịch, góp phần tạo dựng văn hóa phục vụ trong các doanh nghiệp du lịch Hạ Long.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực trong ngành sản xuất và kinh doanh sản phẩm quà lƣu niệm nhƣ sau:

a. Đối với đơn vị quản lý của nhà nước, tỉnh và địa phương, tổ chức xã hội:

- Khảo sát và dự báo nhu cầu học tập, nâng cao tay nghề trong ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ, dịch vụ, thƣơng mại. [21]

- Phát triển đa dạng các hoạt động đào tạo, nâng cao tay nghề và tổ chức làm việc kết hợp vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm thủ công mỹ nghệ. [21]

- Nâng cao hiệu quả các hoạt động dạy nghề theo cách hiện đại và lƣu giữ các “công nghệ sản xuất sản phẩm truyền thống” dƣới dạng tài liệu công nghệ. Nhà nƣớc cần có chƣơng trình sƣu tầm và biên soạn các quy trình công nghệ, sách dạy nghề cho việc sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Khuyến khích những nghệ nhân cao tuổi kết hợp với các nhà công nghệ để soạn thảo sách truyền dạy nghề.[21],

- Đẩy mạnh “Xã hội hóa” trong công tác đào tạo nghề. Bên cạnh hệ thống trƣờng lớp cần thu hút các tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp tham gia vào việc dạy nghề, tổ chức những lớp dạy nghề ngay tại mỗi làng nghề; tổ chức các lớp ngắn hạn về quản lý kinh doanh, dịch vụ, thƣơng mại, các lớp kỹ năng bán hàng... [21]

- Việc đào tạo nghề cho ngƣời lao động triển khai ở 3 cấp độ: đào tạo cho những lao động phổ thông chƣa biết nghề; bổ sung những kiến thức, kỹ năng mới cho những ngƣời đã có nghề, có kỹ năng nghiệp vụ để trở nên thành thạo; bổ túc kiến thức khoa học, công nghệ mới để cập nhật những yếu tố mới. [21]

- Đầu tƣ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, quỹ hỗ trợ học nghề cho các nghề chủ lực ngành thủ công mỹ nghệ cần hàm lƣợng chất xám, tay nghề cao. Kêu gọi nguồn quỹ dự án nƣớc ngoài hỗ trợ cho đào tạo ngành nghề dịch vụ, thƣơng mại. [21] - Cho vay vốn, hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm quà lƣu niệm.

b. Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm quà lưu niệm:

- Khảo sát nhu cầu đào tạo lao động của doanh nghiệp ở các vị trí khác nhau nhằm chuẩn bị cho những mục đích nhƣ: thuyên chuyển công tác; đƣa vào vị trí mới; chuẩn bị cho ngƣời lao động thực hiện tốt trách nhiệm và nhiệm vụ mới do có sự thay đổi về mặt kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật; hoàn thiện khả năng của ngƣời lao động để có thể dễ dàng thích ứng trong điều kiện hiện tại và tƣơng lai. [21] - Đào tạo theo 3 cấp độ: đào tạo cho ngƣời mới vào chƣa có nghiệp vụ chuyên môn, nâng cấp trình độ tay nghề cho ngƣời đã có kinh nghiệm, bồi dƣỡng kiến thức mới để ngƣời lao động đƣợc cập nhật thông tin. [21]

- Đầu tƣ chi phí cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực. Các chi phí bao gồm: chi phí về học tập (chi phí cho dụng cụ học tập, nguyên liệu dành cho việc thực tập, thiệt hại công việc do học viên phải dành thời gian đi học và các chi phí khác phải trả trong quá trình ngƣời lao động đi học); chi phí về đào tạo, quản lý bộ phận học việc, thù lao cho giảng viên, thù lao cho cố vấn, chi phí cho trang thiết bị giảng dạy nhƣ máy chiếu, tài liệu, chƣơng trình học và các chi phí khác nhƣ chiếu sáng, phòng học... [21]

- Sử dụng lao động hợp lý: Sử dụng đúng ngƣời vào đúng vị trí và đúng nghề nghiệp sau khi việc đào tạo lao động hoàn tất.

3.2.5.3. Lợi ích của giải pháp

Đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực đem lại lợi ích to lớn với doanh nghiệp, ngƣời lao động và xã hội.

- Đảm bảo doanh nghiệp có đội ngũ lao động giỏi về nghiệp vụ, chuyên nghiệp, văn hóa trong phục vụ, tạo dựng uy tín và hình ảnh tốt cho doanh nghiệp, từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh ổn định, bền vững.

b. Đối với người lao động:

- Thỏa mãn nhu cầu đƣợc học tập, nâng cao trình độ bản thân, từ đó có thêm kiến thức, sự tự tin vào tay nghề để làm việc hiệu quả hơn [21]. Đảm bảo sự nghiệp thăng tiến, nguồn thu nhập ổn định.

3.2.6. Giải pháp về tổ chức hoạt động quản lý, kinh doanh sản phẩm quà lưu niệm ở Hạ Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm phục vụ khách du lịch ở hạ long (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)