Thực trạng các nghề thủ công mỹ nghệ chủ đạo của Quảng Ninh liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm phục vụ khách du lịch ở hạ long (Trang 56 - 61)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG SẢN PHẨM QUÀ LƢU NIỆ MỞ HẠ LONG

2.4. Phƣơng thức tổ chức sản xuất các sản phẩm quà lƣu niệm phục vụ du

2.4.1. Thực trạng các nghề thủ công mỹ nghệ chủ đạo của Quảng Ninh liên quan

đến sản phẩm quà lưu niệm Hạ Long.

a. Nghề gốm sứ Đông Triều Khái quát chung:

Lịch sử ra đời: Nghề làm gốm ở Đông Triều ra đời cách đây khoảng 50 năm, do những ông chủ lò từ Móng Cái đến lập nghiệp, song đã nhanh chóng phát triển do có những lợi thế về nguồn nhân lực, đất sét, cao lanh và gỗ đốt lò dồi dào trên địa bàn. [13]

Vị trí địa lý: Hiện nay trên địa bàn huyện có 11 doanh nghiệp và 54 cơ sở sản xuất gốm sứ của hộ gia đình, tập trung chủ yếu tại các xã Đức Chính, Yên Thọ, Xuân Sơn, Bình Dƣơng, Vĩnh Hồng. [13]

Bảng 2.4: Các doanh nghiệp gốm sứ có vốn kinh doanh khá trong tỉnh năm 2004

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Tên cơ sở Địa chỉ Ngành nghề Vốn kinh doanh

DN Cƣờng Thịnh

Khu 1 Mạo Khê, Đông Triều

Sản xuất sứ, VLXD 3500

DN Tiến Phong 68 Mạo Khê, Đông Triều Sản xuất sứ, gạch ốp lát

6000

Gốm sứ Mạo Khê

Phố 2 Mạo Khê, Đông Triều Sản xuất sứ, gạch men 2500 HTX Đông Thành Xã Đức Chính, Đông Triều Sản xuất gốm sứ 3700

DN Hoàng Yến Việt Hƣng, Hạ Long Sản xuất gốm sứ 1700

Nguồn: Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh [30]

Đặc điểm sản xuất và sản phẩm:

Đặc điểm sản xuất: Gốm sứ Đông Triều có đặc trƣng là dòng nặng lửa (nung trong lò bầu hoặc lò ga có nhiệt độ trên 1.250 độ C). Nghề sản xuất gốm ở Đông Triều gây ô nhiễm môi trƣờng không nhiều vì không có nƣớc thải ra ngoài trong quá trình nhào nặn đất sét và sản phẩm là gốm nặng lửa thƣờng nung ở nhiệt độ cao nên rất ít khỏi thải. [13]

Sản phẩm: Điểm đặc biệt của gốm sứ Đông Triều đó là hoa văn đƣợc trang trí dƣới men, có độ bền cao. Các sản phẩm gốm sứ hiện nay ở Đông Triều vô cùng đa dạng, phong phú, sử dụng các loại men chảy, men tổng hợp, các họa tiết hoa văn trang trí khéo léo, sinh động...trang trí các loại men màu nhƣ lục, lam, men màu máu bò... kết hợp hoa văn truyền thống trên các sản phẩm gốm sứ hiện đại. Các sản phẩm quà lƣu niệm từ gốm sứ do làng nghề gốm sứ Đông Triều sản xuất nhƣ bình

phẩm tranh đắp nổi bằng chất liệu Sa mốt, các sản phẩm lục bình trang trí, sản phẩm con giống trƣng bày... [13]. Mới đây, công ty gốm sứ Quang Vinh đã cho ra đời sản phẩm gốm mỏng. Đặc điểm của sản phẩm gốm này là nhẹ, có kích thƣớc nhỏ, mỏng hơn từ 50%-70% so với sản phẩm gốm truyền thống, tuy nhiên lại cứng hơn do thay đổi tỷ lệ các thành phần hóa học trong đất sét. Ngoài ra sản phẩm gốm mỏng có tính thẩm mỹ cao do phải khéo léo trong khâu chế tác. Quá trình sản xuất sản phẩm cũng tiết kiệm 30% khí gas so với các sản phẩm truyền thống, nguồn nguyên liệu cũng đƣợc giảm bớt, tiết kiệm chi phí đầu vào cho sản phẩm, dẫn đến giá thành sản phẩm cũng giảm. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển dòng sản phẩm quà lƣu niệm bằng gốm sứ mỏng phục vụ du lịch. [21]

Trƣng bày: Các điểm dừng chân giới thiệu sản phẩm gốm sứ Đông Triều xây dựng nhƣ một mô hình thu nhỏ làng nghề thủ công. Tại đây du khách đƣợc tìm hiểu công việc làm gốm sứ, trực tiếp tham gia tạo sản phẩm và chiêm ngƣỡng cũng nhƣ mua sắm sản phẩm.

Phân phối sản phẩm: Hiện nay nhờ quy hoạch sản xuất theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thƣờng xuyên đổi mới kỹ thuật, tìm tòi các mẫu mã mới, tìm hƣớng xuất khẩu đầu ra cho sản phẩm, gốm sứ Đông Triều đã từng bƣớc gây dựng đƣợc lòng tin với khách hàng, đặc biệt là khách hàng nƣớc ngoài nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức... Làng nghề gốm sứ thủ công mỹ nghệ Trao Hà (xã Đức Chính) và Vĩnh Hồng (thị trấn Mạo Khê) hàng năm đã đƣa ra thị trƣờng khoảng 5 triệu sản phẩm với giá trị doanh thu đạt trên 40 tỷ đồng và kim ngạch xuất khẩu đạt từ 4,5-4,7 triệu USD. Mỗi năm xuất khâu hàng trăm xe container đồ gốm đi các nƣớc Âu, Mỹ. [13] Để đáp ứng nhu cầu mua sắm sản phẩm quà lƣu niệm bằng gốm sứ của du khách khi đến tham quan Hạ Long, Quảng Ninh, làng nghề gốm sứ Đông Triều cũng thƣờng xuyên phân phối sản phẩm đến các điểm tham quan mua sắm dành cho du khách trên địa bàn tỉnh.

Khó khăn hiện nay: Các lò gốm ở xen với khu dân cƣ gây những bất lợi nhƣ quy mô manh mún, vận chuyển nguyên vật liệu khó khăn...Việc quy hoạch tách

làng nghề ra khỏi khu dân cƣ chi phí cao, đồng thời làm mất tính “làng nghề”. Các làng nghề dần bị mai một do không có diện tích đất để sản xuất, vốn đầu tƣ làm nghề cao song hiệu quả thấp, sản phẩm thiếu đầu ra, nhiều gia đình làm gốm dần từ bỏ nghề [34]. Ngoài ra, dù gốm sứ Đông Triều có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời song lại không có nhãn mác, thƣơng hiệu, điều này sẽ gây khó khăn cho các sản phẩm gốm sứ Đông Triều khi cạnh tranh với các sản phẩm gốm sứ khác, đồng thời đó còn là cơ hội cho việc sản xuất hàng giả, hàng “nhái” tồn tại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm mất đi các giá trị truyền thống của sản phẩm gốm sứ Đông Triều.

b. Nghề mỹ nghệ than đá

Khái quát chung: Cùng với việc khai thác than, nghề thủ công mỹ nghệ than đá ở Quảng Ninh đến nay đã trở thành một nghề thủ công truyền thống khá nổi tiếng. Nó đƣợc đánh giá là một nghề thủ công gắn liền với lịch sử hình thành của vùng đất với giai cấp công nhân than từ thời Pháp thuộc. [12]

Đặc điểm sản xuất: Để có một tác phẩm than đá hoàn thiện, đòi hỏi một chuỗi sáng tạo của ngƣời thợ mà chủ yếu làm bằng thủ công từ khâu chọn than (đáp ứng đẹp, già, bóng, không có xít, không bị nứt nẻ), lên ý tƣởng, phác thảo, phá thô, gọt đẽo tinh xảo và đánh bóng. Mỗi giai đoạn, mỗi khâu đều đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ bởi than đá giòn, dễ vỡ. Môi trƣờng lao động khá bụi bặm, công việc vất vả. Sản phẩm yêu cầu sự tỉ mỉ, ngƣời thợ mỹ nghệ than đá thƣờng không đƣợc đeo găng tay và phải thao tác trên tay trần. [12]

Sản phẩm: Sản phẩm mỹ nghệ than đá chủ yếu thao tác bằng thủ công, không có một khuôn mẫu nhất định, tùy thuộc vào sự sáng tạo của ngƣời thợ, to nhỏ theo phôi than. Vì thế ít có những mẫu hoàn toàn giống nhau. Đây chính là nét riêng của sản phẩm. Qua mỗi sản phẩm đều có thể nhận biết nguồn gốc, xuất xứ, do nghệ nhân, cơ sở nào làm ra. Mỹ nghệ than đá có thể coi là sản phẩm quà lƣu niệm độc đáo riêng của Quảng Ninh. Sản phẩm mỹ nghệ bằng than đá đƣợc đông đảo khách trong nƣớc và quốc tế ƣa thích bởi sự độc đáo về chất liệu, tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Phân phối sản phẩm: Nghề mỹ nghệ than đá bƣớc vào thời kỳ vàng son vào những năm 90, thành phẩm làm ra luôn đƣợc tiêu thụ hết, nhiều sản phẩm đƣợc xuất khẩu ra nƣớc ngoài. Công ty Mỹ thuật- mỹ nghệ Quảng Ninh mỗi năm cho ra đời hàng vạn sản phẩm, phân phối và xuất khẩu trong, ngoài nƣớc. [12] Hiện nay sản phẩm quà lƣu niệm từ than đá đƣợc phân phối hạn chế hơn do nhu cầu của du khách giảm sút

Khó khăn hiện nay: Sau khi Công ty Mỹ thuật- mỹ nghệ Quảng Ninh giải thể, thợ thủ công chuyển ra làm tự phát. Số lƣợng thợ trụ lại với nghề bị mai một xuống con số trên 20 hộ vào năm 2003 và đến nay chỉ còn vài hộ tiếp tục sản xuất sản phẩm này. Nguyên nhân là do nguyên liệu khan hiếm, giá tăng cao, giá thành sản phẩm không tăng nhiều, thu nhập của ngƣời thợ thấp, môi trƣờng làm việc độc hại. Nguồn nhân công, những ngƣời thợ lành nghề hiện nay không còn nhiều, trong khi thời gian đào tạo thợ mất nhiều thời gian. Dự báo khoảng 5-7 năm nữa, nếu tiếp tục tình trạng trên, nghề mỹ nghệ than đá ở Quảng Ninh sẽ thêm mai một và mất hẳn. [12]

c. Nghề nuôi cấy ngọc trai Vân Đồn

Khái quát chung: Nghề nuôi cấy ngọc trai ở Quảng Ninh ra đời cách đây khoảng từ 40-60 năm với trại nuôi trai tập trung quy mô lớn ở huyện đảo Cô Tô. Vì một vài lý do, nghề này bị mai một dần. Sau này nghề dần đƣợc khôi phục tại huyện đảo Vân Đồn. Vân Đồn có diện tích các bãi triều ngập nƣớc là 10,969ha và hàng vạn ha đất có mặt nƣớc tại các vũng, tùng vịnh...cùng với khí hậu thuận lợi cho việc nuôi trai lấy ngọc. Nơi đây có nhiều loại trai quý và có giá trị xuất khẩu cao nhƣ trai mã thị, trai vỏ dầy, trai cánh dài và loài Jamson. [26]

Phƣơng thức sản xuất: Những phƣơng pháp thủ công nhƣ lồng nuôi trai cấy ngọc treo đầu sào tre, số lƣợng ít và hiệu quả kinh tế không cao; phƣơng pháp nuôi trai lồng bè, phƣơng pháp ghép bè thành giàn diện tích vài trăm mét vuông/khu, mỗi khu cách nhau 0,5m, việc di chuyển và chăm sóc trai dễ dàng hơn. Hiện nay, công

ty TNHH Taiheiyo Shinjo Nhật Bản đƣợc thành lập tại Vân Đồn, áp dụng phƣơng pháp nuôi trai lấy ngọc mới. Để có viên ngọc trai kích cỡ từ 4-6mm phải qua một quá trình nuôi cấy tỉ mỉ, công phu từ khâu chọn trai giống, ƣơm trứng, vệ sinh vỏ trai, cấy ngọc, sàng lọc. Sau một năm nuôi dƣỡng công phu, tỷ lệ trai cho ngọc chiếm đến 80%. [26]

Sản phẩm: Sản phẩm ngọc trai của công ty Taiheiyo Shinjo với thƣơng hiệu Spica đƣợc ủy ban trung ƣơng hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam tặng thƣởng Sao Vàng Đất Việt. Sản phẩm ngọc trai của công ty đạt đủ 6 tiêu chuẩn mà Hiệp hội nuôi cấy ngọc trai của Nhật quy định nhƣ: độ bọc của ngọc, độ bóng, có tính phản quang làm viên ngọc long lanh rực rỡ...Trong đó màu sắc là tiêu chuẩn cơ bản mà ngọc trai của công ty đạt đƣợc nhƣ màu trắng ánh bạc, trắng ánh hồng, ánh xanh và các màu vàng, xám, đen...gồm mƣời dòng sản phẩm. Công ty đã cho ra đời nhiều sản phẩm quà lƣu niệm cao cấp là các loại trang sức từ ngọc trai kết hợp với các kim loại quý, đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách khi đến tham quan Hạ Long và đƣợc du khách ƣa chuộng. [26]

Phân phối sản phẩm: Năm 2005, sản lƣợng ngọc trai nuôi xuất khẩu là 300 kg, thu về trên 5 tỷ đồng và đến năm 2006 doanh thu đạt khoảng 10 tỷ đồng. Sản phẩm của công ty xuất khẩu 90% sang Nhật, phần còn lại để bán trong nƣớc, chủ yếu tại TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và trên địa bàn thành phố Hạ Long. Giá bán tại thị trƣờng Nhật từ 1.500 đến 4.000 USD/kg ngọc tùy từng loại. Công ty đã đặt đại lý tại Nhật và một số nƣớc, vùng lãnh thổ nhƣ Hồng Kong, Thái Lan, Bắc Hải (Trung Quốc), châu Âu. [26]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm phục vụ khách du lịch ở hạ long (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)