Vai trò của sản phẩm quà lƣu niệm đối với điểm đến du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm phục vụ khách du lịch ở hạ long (Trang 35 - 40)

6. Bố cục của luận văn

1.4. Vai trò của sản phẩm quà lƣu niệm đối với điểm đến du lịch

1.4.1. Vai trò chung của sản phẩm quà lưu niệm

Sản phẩm quà lƣu niệm mang thông điệp đặc trƣng văn hóa của nơi sản xuất ra nó. Mà thông qua đó ngƣời mua sẽ hiểu đƣợc phần nào những giá trị về mặt văn hóa, tinh thần, giáo dục mà sản phẩm quà lƣu niệm mang lại.

Sản phẩm qùa lƣu niệm làm ngƣời mua nhớ đến những kỷ niệm của chuyến đi, của một sự kiện, là món quà ý nghĩa dành cho những ngƣời thân, làm ngƣời nhận nhớ ngƣời tặng quà, nhớ đến những tình cảm họ dành cho.

Thông qua những sản phẩm quà lƣu niệm, khách hàng sẽ biết đến hình ảnh, biểu tƣợng, khẩu hiệu của một thƣơng hiệu (Đó có thể là thƣơng hiệu của một doanh nghiệp, một địa phƣơng, hoặc thậm chí cả một quốc gia).

1.4.2. Sản phẩm quà lưu niệm và vấn đề xây dựng hình ảnh điểm đến

Sản phẩm quà lƣu niệm có vai trò hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch của điểm đến. Do đó bản thân sản phẩm quà lƣu niệm phải thể hiện đƣợc bản sắc văn hóa, lịch sử, đặc trƣng của địa phƣơng đó.

Trong bài viết “On the symbolic meanings of souvenirs for children”, tác giả viết nhƣ sau:

Khi mọi ngƣời đến tham quan Grand Canyon, Paris, Bahamas, Disneyland, hoặc bất cứ nơi nào giữa chúng, họ thƣờng tìm kiếm những thứ hữu hình liên quan đến nơi đó mà nhắc họ nhớ đến. Du khách muốn “đặt tay họ” lên những thứ mà cho họ những trải nghiệm du lịch thực sự và chứng minh rằng họ đã ở đó. Là một vật có thực, sản phẩm quà lƣu niệm cụ thể hóa hoặc làm hữu hình những thứ mà nếu không chỉ là trạng thái vô hình. Nhƣ vậy vai trò của sản phẩm quà lƣu niệm là để nắm bắt đƣợc bản chất của sự trải nghiệm đặc biệt và mang những phẩm chất thiêng liêng nơi du khách tham quan trở về nhà họ... [41, tr.214]

Du khách luôn muốn mang về cho mình một sản phẩm thực sự từ vùng đất mà họ đã đi qua, để lại trong họ những ấn tƣợng, những cảm xúc, hoặc chỉ là để chứng minh họ đã từng đến đó. Trên thế giới từ lâu đã quan tâm đến vai trò của sản phẩm quà lƣu niệm gắn với phát triển du lịch và đƣa ra những giải pháp phát triển các sản phẩm quà lƣu niệm độc đáo, phong phú, mang tính đặc trƣng. Ví dụ nhƣ Singapore với biểu tƣợng nhân sƣ, Malaysia với biểu tƣợng tháp đôi, Trung Quốc có Vạn Lý Trƣờng Thành, Pháp có tháp Effel, Nga có lật đật Petrushka...Trong mỗi vùng miền của một Quốc Gia lại có những sản phẩm lƣu niệm đặc trƣng riêng. Mỗi

nơi đều có những biểu tƣợng đặc trƣng của quốc gia, vùng miền mà khách du lịch khi đến đều muốn mua về làm kỷ niệm, gợi nhớ về vùng đất mình đã đi qua. Ngay cạnh Việt Nam, đất nƣớc Campuchia cũng rất chú trọng đến sản phẩm lƣu niệm với hình tƣợng đặc trƣng nét văn hóa Khmer của họ, đó là tháp Angkor Wat, nụ cƣời Bayon...

Nhƣ vậy vai trò của quà lƣu niệm là gợi nhớ cho du khách về những nơi họ đã đi qua, những ấn tƣợng mà họ đã trải nghiệm. Nói cách khác nó là hình ảnh thu gọn của điểm đến và có vai trò vô cùng quan trọng trong một hành trình của mỗi du khách. Phát triển sản phẩm đặc trƣng cho điểm đến chính là góp phần xây dựng và quảng bá cho hình ảnh điểm đến trong lòng du khách.

1.4.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển sản phẩm quà lưu niệm phục vụ du lịch. lịch.

Từ lâu trên thế giới đã rất quan tâm đến việc xây dựng hình ảnh sản phẩm quà lƣu niệm đặc trƣng cho điểm đến. Ví dụ khi đến Nga, du khách không khỏi bị hấp dẫn bởi những con búp bê Matryoska với nhiều kích cỡ, hình dáng, vẽ họa tiết trang phục truyền thống của các cô gái Nga với nhiều mẫu khác nhau. Hình ảnh búp bê Matryoska còn đƣợc in trên rất nhiều sản phẩm quà lƣu niệm khác nhƣ bƣu thiếp, kẹp tóc, móc chìa khóa...Với nƣớc Anh đó là hình ảnh đặc trƣng taxi đen và thùng thƣ đỏ mà không nơi nào có. Pháp có tháp Effel, Australia có Kanguru, Hà Lan có guốc gỗ, tƣợng cô gái vắt sữa bò, cối xay gió, Italia có đấu trƣờng La Mã, tƣợng nữ thần vệ nữ, hai chú bé bú sói, nhà thờ Duomo, thần David; Nhật Bản có tƣợng cô gái mặc Kimono, búp bê Daruma, chuông gió, mèo dụ khách, kimono, kiếm tanaka...

Thái Lan đã dùng quà lƣu niệm để quảng bá hình ảnh du lịch địa phƣơng hết sức hữu hiệu bằng cách đề ra chiến lƣợc “Mỗi làng nghề một sản phẩm du lịch” nhằm làm khách du lịch nhớ lâu và chi tiêu mạnh. Tại các chuyến khảo sát du lịch Thái dành cho doanh nghiệp lữ hành và báo chí Việt Nam khi đến Chanthaburi, món quà lƣu niệm mà ngành du lịch Thái gửi tới khách là những chiếc hộp xinh xắn

đƣợc làm từ cói. Dƣới bàn tay tài hoa của nghệ nhân Thái, các sản phẩm thủ công làm từ cói nhƣ: chiếu, thảm, hộp đựng khăn giấy, hộp đựng đồ trang sức...mang đặc trƣng truyền thống của Thái Lan và đang trở thành những món quà lƣu niệm đƣợc khách yêu thích. Tại các điểm đến, đại diện du lịch địa phƣơng Thái Lan luôn chú trọng đồ lƣu niệm mang tính truyền thống và giới thiệu chi tiết trong tờ rơi về ý nghĩa, tạo sức hấp dẫn thu hút với du khách. [16]

Nhật Bản là một đất nƣớc có nền văn hóa độc đáo, đặc sắc với những sản phẩm văn hóa đƣợc yêu thích trên toàn thế giới, trong đó phải kể đến truyện tranh và nghệ thuật ẩm thực Nhật. Không chỉ đƣa những hình ảnh văn hóa đó đến với thế giới, Nhật Bản còn kết hợp chúng với nghệ thuật sản xuất quà lƣu niệm của mình để tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm phong cách Nhật Bản, có thể kể đến nhƣ sản phẩm búp bê truyền thống Nhật khi kết hợp với phong cách manga Nhật sẽ tạo ra những con búp bê xinh xắn, mắt to tròn nhƣ các nhân vật truyện tranh. Độc đáo hơn ngƣời chơi có thể thay đổi quần áo, đầu tóc, trang điểm cho búp bê bằng các phụ kiện thời trang đi kèm theo sản phẩm. Manga Nhật Bản khi kết hợp với nghệ thuật làm diều Nhật sẽ cho ra đời những con diều độc đáo hình nhân vật truyện tranh nhƣ Maruko, Doraemon... Du khách khi đến Nhật cũng rất thích thú với nghệ thuật làm bánh và trình bày món ăn của ngƣời Nhật Bản. Thậm chí với ngƣời Nhật, cơm hộp cũng là một nghệ thuật. Ngƣời Nhật Bản đã rất khôn khéo khi tạo ra các sản phẩm quà lƣu niệm bản sao bằng nhựa những món ăn Nhật Bản, đƣợc làm bằng tay, điêu khắc và sơn phết tỉ mỉ nhƣ thật (còn gọi là Sampuru), sản phẩm có thể to nhƣ bản gốc, hoặc có thể nhỏ bé nhƣ móc chìa khóa, đính tủ lạnh...Ngoài ra, hiểu đƣợc tâm lý du khách, Nhật Bản đã đem những sản phẩm thƣờng dùng hàng ngày của họ trở thành sản phẩm quà lƣu niệm cho khách du lịch, đƣợc du khách vô cùng yêu thích, trong đó phải kể đến Bento (hộp cơm), đũa Nhật, gốm sứ Nhật, quạt giấy, wagasa (dù Nhật), guốc gỗ Nhật, đèn lồng giấy, chuông gió furin, khăn Nhật tenugui...

1.4.4. Kinh nghiệm trong nước về phát triển sản phẩm quà lưu niệm phục vụ du lịch. vụ du lịch.

Nếu trƣớc kia khi đến Sapa, du khách chỉ biết đến các sản phẩm quà lƣu niệm nhƣ thổ cẩm, trà, cây thuốc, vòng bạc...thì hiện nay du khách còn đƣợc biết thêm hai sản phẩm lƣu niệm độc đáo khác nhƣ tranh đốt cháy và sản phẩm từ gỗ lũa. Tranh đốt cháy hiện đang đƣợc sản xuất và bày bán bởi cơ sở đồ gỗ Quang Vinh. Bằng cách tận dụng các cành, rễ và những miếng gỗ thừa đƣợc thu mua từ các cơ sở sản xuất gỗ hay dân địa phƣơng, thiết bị sản xuất đơn giản nhƣng qua bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của ngƣời thợ đã tạo ra những sản phẩm tranh đốt cháy vô cùng đặc sắc mang vẻ đẹp của núi rừng Sapa nhƣ Sapa mùa thu, thác bạc, chợ tình...Giá cả mỗi sản phẩm dao động từ 60.000-70.000, phù hợp với nhu cầu mua về làm quà của khách du lịch. Xƣởng cũng có những sản phẩm cao cấp hơn giá từ vài trăm đến hàng triệu đồng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngoài ra khi đến Sapa hiện nay khách du lịch không khỏi thích thú trƣớc những sản phẩm gỗ lũa đẹp mắt, ấn tƣợng, có hồn và mang tính nghệ thuật cao nhƣ: bát mã, ông Di lặc ngồi gốc đào, tứ linh, tứ quý...Mỗi sản phẩm đƣợc bán với giá từ vài trăm nghìn đến hàng trăm triệu đồng. Hiện nay cơ sở Quang Vinh đang thử nghiệm gắn đá trên gỗ lũa để tăng thêm sự độc đáo của sản phẩm, đáp ứng thị hiếu khách hàng. Có thể thấy rằng từ sự cần cù, óc sáng tạo, những nghệ nhân đã thổi hồn vào các sản phẩm lƣu niệm, mang lại thu nhập đáng kể cho ngƣời lao động, đồng thời làm phong phú thêm cho sản phẩm du lịch Sapa. [11]

Hiểu và đáp ứng đƣợc nhu cầu mua sắm sản phẩm quà lƣu niệm của du khách không đơn giản. Có du khách thích mua sản phẩm quà lƣu niệm nổi tiếng tại mỗi địa phƣơng đến tham quan, ngƣời lại thích những sản phẩm đặc biệt, có thể không nổi tiếng, không đẹp bằng nhƣng họ lại thấy đƣợc trong đó bản sắc văn hóa nơi họ tham quan. Làng đá mỹ nghệ Non Nƣớc nổi tiếng với các sản phẩm đá phong thủy, trang trí, điêu khắc tỉ mỉ, đẹp mắt, nhiều sản phẩm mang vẻ đẹp văn hóa Việt Nam nhƣ cô gái trong tà áo dài, thiếu nữ Chăm pa. Thế nhƣng khách du lịch, đặc biệt khách nƣớc ngoài khi đến đây thƣờng không quá mặn mà với các sản phẩm đá. Trong khi những

sản phẩm đá sa thạch đƣợc điêu khắc dƣới bàn tay nghệ nhân nhƣ nghệ nhân Lê Bền lại đƣợc khách vô cùng ƣa chuộng, đặc biệt là những pho tƣợng Phật theo phong cách điêu khắc Chăm pa thế kỷ XIV-XV. Quỹ phát triển văn hóa Thụy Điển đã đầu tƣ cho nghệ nhân Lê Bền thực hiện những tác phẩm trên đá sa thạch suốt ba năm gần đây, một dự án nhằm khuyến khích các nghệ nhân trẻ khai thác chất liệu truyền thống này tại miền Trung. Những tác phẩm của ông đắt gấp nhiều lần so với nhiều sản phẩm đá Non Nƣớc nhƣng vẫn chinh phục đƣợc du khách, đặc biệt là du khách nƣớc ngoài. Qua đó có thể thấy điểm thu hút khách du lịch là những dƣ âm, chiều sâu văn hóa bản địa đƣợc du khách thẩm thấu rất nhanh và họ sẵn sàng bỏ tiền ra để có món quà lƣu niệm thực sự mang dấu ấn của vùng đất họ mới đến. [23]

Trên đây là một số kinh nghiệm của Việt Nam và Thế Giới về sản xuất, kinh doanh sản phẩm quà lƣu niệm phục vụ khách du lịch có thể dùng tham khảo để tạo ra những sản phẩm quà lƣu niệm mới, hình thức kinh doanh mới đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách, phục vụ cho du lịch điểm đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm phục vụ khách du lịch ở hạ long (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)