Thị hiếu và xu hƣớng mua sắm sản phẩm quà lƣu niệm của du khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm phục vụ khách du lịch ở hạ long (Trang 40 - 44)

6. Bố cục của luận văn

1.5. Thị hiếu và xu hƣớng mua sắm sản phẩm quà lƣu niệm của du khách

hiện nay

1.5.1. Thị hiếu mua sắm của các nhóm du khách phổ biến ở Việt Nam

a. Khách nội địa

Khách nội địa thƣờng quan tâm đến những sản phẩm đặc trƣng của địa phƣơng, có kích thƣớc nhỏ gọn, có giá trị trƣng bày (sản phẩm từ dừa, vỏ ốc, con giống bằng tre, nứa, đá...), hoặc giá trị sử dụng (áo dài, lụa, khăn, túi thổ cẩm, guốc gỗ, đèn lồng...), kiểu cách hiện đại, giá cả vừa phải giao động từ vài chục nghìn đến vài triệu đồng. Nhóm khách này thƣờng không có yêu cầu cao về chất lƣợng sản phẩm. Giá cả là điều du khách quan tâm đầu tiên, sau đó đến nét đặc trƣng văn hóa địa phƣơng của sản phẩm và mẫu mã, chất lƣợng sản phẩm.

b. Khách nước ngoài

Khách Mỹ, Mỹ La Tinh: Nhóm khách này thích những sản phẩm quà lƣu niệm mang tính mỹ thuật và nét đặc trƣng văn hóa của điểm đến. Bên cạnh chất lƣợng, mẫu mã, kiểu dáng, sản phẩm phải mang tính địa phƣơng hoặc mang một

thông điệp nào đó. Nhóm khách này cũng rất thích các sản phẩm có sự pha trộn giữa tính truyền thống và hiện đại, đồng thời sản phẩm cũng cần phù hợp với văn hóa nƣớc họ. Ví dụ, sản phẩm tranh thêu rồng, phƣợng mang nét văn hóa truyền thống song lại không phù hợp với văn hóa Âu- Mỹ khiến họ muốn mua. Khách Mỹ kiêng tất cả những gì liên quan đến số 13. Khách Mỹ La tinh kiêng màu đen và tím, cũng kiêng tặng nhau các sản phẩm sắc, nhọn (ý nghĩa cắt đứt, chia lìa), khăn tay (đau buồn), biểu tƣợng con voi.

 Khách châu Âu:

Khách châu Âu mà đặc biệt là khách Pháp thƣờng thích các sản phẩm quà lƣu niệm dạng tranh, ảnh nhƣ bƣu ảnh chụp các điểm tham quan của địa phƣơng, di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan thiên nhiên để gửi tặng cho ngƣời thân. Ngoài ra những sản phẩm mang đặc trƣng văn hóa của địa phƣơng, có tính mỹ thuật cũng rất đƣợc du khách ƣa chuộng. Khách Anh thƣờng thích các sản phẩm có giá trị vừa phải, họ kiêng tặng quà có giá trị cao vì có thể bị hiểu lầm là hối lộ.

Nhóm khách phƣơng Tây thƣờng không mua nhiều, các sản phẩm thủ công, nhỏ, gọn, nhẹ, giá cả vừa phải, có tính chất sƣu tầm thƣờng đƣợc ƣa chuộng hơn. Đại đa số khách phƣơng Tây kiêng tặng nhau các sản phẩm có biểu tƣợng hoa hồng nhung (chỉ dành cho ngƣời yêu nhau), hoa hồng trắng (chết chóc), hoa cúc, hoa thạch thảo (tang lễ).

 Khách châu Á

Khách Trung Quốc- Đài Loan: Sản phẩm quà lƣu niệm đƣợc nhóm khách này ƣa thích nhất đó là các loại tƣợng, trong đó chủ yếu là tƣợng mang ý nghĩa tâm linh nhƣ Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm, La Hán...; tƣợng linh vật: long, lân, quy, phụng...chất liệu gỗ, đá, gốm sứ... Ngoài ra những sản phẩm tiêu dùng nhƣ mỹ phẩm, dƣợc phẩm, thời trang cũng rất đƣợc du khách ƣa chuộng. Nhóm khách này thƣờng mua với số lƣợng lớn để sử dụng cũng nhƣ làm quà tặng. Ngƣời Trung Quốc thƣờng kiêng kị tặng nhau các sản phẩm sau: vật sắc nhọn, góc cạnh (dao,

kéo, nhíp...), đồng hồ (điểm gở), khăn tay (đau buồn)...Không sử dụng bao bì, giấy bọc màu đen, trắng, xanh dƣơng (tang lễ)

Khách Nhật Bản: Văn hóa Nhật Bản là văn hóa quà tặng, vì thế du khách Nhật thƣờng mua sản phẩm quà lƣu niệm với số lƣợng lớn, vừa để sử dụng, vừa làm quà tặng (tặng ngay hoặc để dành tặng vào những dịp nào đó). Họ thích những sản phẩm quà lƣu niệm mang nét đặc trƣng văn hóa truyền thống của địa phƣơng (áo dài, nón quai thao...), đặc biệt thích những sản phẩm thủ công và có tính thẩm mỹ tinh tế (khảm trai, sơn mài...). Những sản phẩm quà lƣu niệm đƣợc khách Nhật lựa chọn thƣờng là sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm tạp hóa nhỏ, gọn, có thể chia làm quà tặng, giá trị nhỏ hoặc vừa phải ví dụ xà phòng, bát, đũa, thêu ren, đồ lụa, áo dài...Khi sử dụng làm quà tặng, ngƣời Nhật Bản thƣờng chú ý đến thƣơng hiệu và giá trị của sản phẩm. Họ cũng kiêng giấy bọc màu trắng (tang lễ) và biểu tƣợng hoa cúc 16 cánh (chỉ dành cho Nhật hoàng).

Nhóm khách khác: Những sản phẩm du khách châu Á ƣu thích thƣờng là sản phẩm mỹ nghệ (gỗ, gốm sứ, đá, than đá, khảm trai, sơn mài...) và các sản phẩm thời trang, trang sức (lụa, thổ cẩm, túi xách cƣờm, ngọc trai...). Ngƣời Hàn Quốc thƣờng kiêng số 4. Ngƣời Ả Rập cũng thƣờng mua sản phẩm quà lƣu niệm làm quà tặng cho nhau. Họ thích các sản phẩm có thể dùng đƣợc hoặc trƣng bày. Họ cũng rất thích hàng hiệu, các sản phẩm độc đáo nhƣ tiền xu cổ, sản phẩm mỹ nghệ- nghệ thuật. Ngƣời Ả Rập thƣờng kiêng tặng nhau các sản phẩm có hình động vật. Ngƣời Irac không tặng nhau búp bê (vấn đề tôn giáo)...

1.5.2. Xu hướng mua sắm các sản phẩm quà lưu niệm của du khách

Sản phẩm quà lưu niệm đặc trưng văn hóa của điểm đến: Trong bài viết “Tourist shoping experiences and satisfaction” nghiên cứu về những tác nhân ảnh hƣởng đến hành vi mua sắm của khách du lịch tại Carppadocia, Thổ Nhĩ Kỳ. Trả lời cho câu hỏi “Điều gì khuyến khích bạn mua sắm tại Cappadocia”, một nửa trả lời rằng tính bản địa của sản phẩm chính là nhân tố đầu tiên, các yếu tố sau đó là hiệu quả bán hàng của nhân viên (25.7%), bản thân chƣơng trình du lịch (24.3%) và chất

lƣợng của sản phẩm (22.5%) [40, tr.95]. Qua khảo sát các điểm mua sắm tại Việt Nam cũng cho thấy sản phẩm quà lƣu niệm đặc trƣng văn hóa của điểm đến luôn là lựa chọn hàng đầu của du khách nội địa cũng nhƣ du khách quốc tế.

Sản phẩm quà lưu niệm thân thiện với môi trường: Sản phẩm quà lƣu niệm thân thiện với môi trƣờng là những sản phẩm sử dụng chất liệu tự nhiên (đay, cói, tre, nứa, dừa...), chất liệu có thể tái chế (giấy, thủy tinh, nhựa an toàn...), vật liệu phế phẩm (rơm rạ, bèo tây, chất thải công nghiệp...); sản phẩm giảm thiểu tối đa tác động đến môi trƣờng trong quá trình sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, an toàn với sức khỏe ngƣời dùng.

Sản phẩm quà lưu niệm thủ công độc đáo: Tại các nƣớc phát triển nhƣ Âu- Mỹ, Nhật Bản, do giá nhân công cao, sản phẩm đại đa số sản xuất theo dây chuyền công nghệ nên những sản phẩm thủ công đƣợc đánh giá cao và ƣa chuộng. Đặc biệt những sản phẩm thủ công tinh xảo rất có giá trị nhƣ vải dệt tay, sản phẩm thêu tay, trang sức chế tác thủ công, sản phẩm thủ công mỹ nghệ- nghệ thuật khảm trai, sơn mài, chạm khắc.

Tiểu kết chƣơng 1

Chƣơng 1 đã hệ thống một số cơ sở lý luận về sản phẩm quà lƣu niệm, bao gồm lịch sử nghiên cứu đề tài, những đóng góp mới của luận văn, các khái niệm về sản phẩm quà lƣu niệm, đặc điểm của sản phẩm quà lƣu niệm, giá trị của sản phẩm quà lƣu niệm, phân loại sản phẩm quà lƣu niệm theo chất liệu, theo mục đích sử dụng và theo tính chất của sản phẩm. Ngoài ra chƣơng 1 cũng nêu lên ý nghĩa của sản phẩm quà lƣu niệm trong việc phát triển du lịch, những kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam trong việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm quà lƣu niệm phục vụ khách du lịch; cũng nhƣ xu hƣớng và thị hiếu mua sắm của du khách hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm phục vụ khách du lịch ở hạ long (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)