10 quốc gia có chi tiêu du lịch cao nhất thế giới năm 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp thu hút thị trường khách du lịch Nga đến Khánh Hòa (Trang 27)

Quốc gia Chi tiêu du lịch quốc tế 2012 (tỉ USD) Chi tiêu du lịch quốc tế 2013 (tỉ USD) Thị phần (%) (2013) Dân số 2013 (triệu dân) Chi tiêu bình quân/ lƣợt (USD) (2013) Trung Quốc 102 128.6 11.1 1,361 94 Mỹ 83.5 86.2 7.4 316 273 Đức 81.3 85.9 7.4 81 1,063 Nga 42.8 53.5 4.6 143 374 Anh 51.3 52.6 4.5 64 821 Pháp 39.1 42.4 3.7 64 665 Canada 35 35.2 3.0 35 1,002 Úc 28 28.4 2.4 23 1,223 Ý 26.4 27 2.3 60 452 Brazil 22.2 25.1 2.2 198 127 (Nguồn: Tổ chức du lịch Thế giới tháng 5/2014) Biểu đồ 1.2: Chi tiêu du lịch của khách Nga ở nước ngoài

Đvt: Tỷ USD

Các điểm đến của thị trƣờng khách du lịch Nga

Khách du lịch Nga ƣa thích đi du lịch đến các quốc gia là các nƣớc không thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập, các nƣớc ở châu Âu nhƣ Tây an Nha, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Phần Lan. Trong đó Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một điểm đến rất phổ biến đối với Nga vì – không giống nhƣ khi đi du lịch Tây Âu – họ có thể nhận thị thực tại sân bay. Khác với các nƣớc xa ở châu Á, đây là những điểm đến hấp dẫn, thƣờng xuyên của khách Nga, bởi một trong những lợi thế đó là cùng ở châu Âu, nhiều phƣơng tiện giao thông thuận tiện cho đi lại.

Thời gian gần đây khách Nga thƣờng đi du lịch ra nƣớc ngoài cùng với gia đình. Họ có nhu cầu đi du lịch xa trong các kỳ nghỉ của mình và thƣờng dừng chân tại các quốc gia có bờ biển đẹp ở khu vực châu Á nhƣ Thái Lan, Indonexia, Trung Quốc... Với thế mạnh có nhiều bãi biển đẹp, bờ cát dài, nhiều nắng, khí hậu ấm áp, Việt Nam đang dần trở thành điểm đến đƣợc ƣa chuộng của du khách Nga vì khí hậu ở Nga lạnh rét quanh năm, có thời điểm -500C.

1.2.3. Đặc điểm thị trường khách du lịch Nga đến Việt Nam

Số lƣợng khách Nga đến Việt Nam tăng nhanh qua các năm. Năm 2000, Du lịch Việt Nam đón phục vụ 6,000 lƣợt khách Nga, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng lƣợng khách Nga đi du lịch nƣớc ngoài. Đến năm 2007 số lƣợng khách Nga đến Việt Nam tăng lên 43,300 lƣợt trên tổng số 34 triệu lƣợt khách Nga đi du lịch nƣớc ngoài, chiếm tỷ lệ 0.12%. Tỷ lệ này thấp hơn so với Thổ Nhĩ Kỳ là hơn 3 triệu lƣợt khách chiếm 8.8%, Thái Lan là hơn 263 nghìn lƣợt chiếm 0.78%.

Năm 2013 thì lƣợng khách Nga đến Việt Nam là 298,100 lƣợt, chiếm tỷ lệ 3.93% trong tổng lƣợt khách quốc tế đến Việt Nam và chiếm tỷ lệ khá thấp khoảng 0,89% trên tổng lƣợt lƣợt khách Nga đi du lịch nƣớc ngoài. Điều này cho thấy tiềm năng thu hút thị trƣờng khách Nga vẫn còn lớn và cần có kế hoạch cụ thể để thu hút khách du lịch Nga đi du lịch Việt Nam nhiều hơn nữa.

Biểu đồ 1.3:Tăng trưởng khách Nga đến Việt Nam giai đoạn 2004 – 2013 Đvt: Nghìn lượt

(Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam)

Qua biểu đồ 1.3 ta thấy lƣợng khách Nga đến Việt Nam luôn luôn gia tăng, đặc biệt trong 2 năm gần đây 2012, 2013 có sự gia tăng mạnh mẽ. Năm 2005 con số khách Nga đến Việt Nam mới chỉ đạt gần 25 nghìn lƣợt khách. Chỉ trong vòng 3 năm sau con số này đã lên gần gấp đôi (2008 với 49 nghìn lƣợt khách). Từ năm 2009 tỷ lệ tăng trƣởng năm sau so với năm trƣớc luôn tăng mạnh. Năm 2009 số khách Nga đến Việt Nam tăng 12.7% so với 2008, năm 2010 tăng gần 50% so với năm 2009, năm 2011 số lƣợng vẫn tăng song tỷ lệ tăng trƣởng có giảm do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan và đạt con số khoảng 23% (101.6 nghìn lƣợt) nhƣng đến năm 2012 (174.3 nghìn lƣợt) và 2013 tỷ lệ gia tăng đều đạt con số rất cao với con số 71.6% và tăng 71% năm 2013 (298.1 nghìn lƣợt) so với số lƣợng khách đến 2012. Tính bình quân trong giai đoạn từ 2009 – 2013, lƣợng khách Nga đến Việt Nam tăng trung bình khoảng 44.4%/ năm. Đây là tỷ lệ tăng trƣởng cao nhất trong các thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Năm 2013 lần đầu tiên Nga lọt vào top 10 quốc gia dẫn đầu về lƣợng khách du lịch đến Việt Nam, đứng đầu các nƣớc từ thị trƣờng khu vực châu Âu.

Bảng 1.2: Số lượng khách quốc tế và khách Nga đến Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013 Năm Tổng số khách quốc tế Khách Nga đến Việt Nam Tăng trƣởng khách Nga từng năm Tỷ lệ khách Nga/Tổng số khách quốc tế Nghìn lượt Nghìn lượt % % 2000 2,140.1 6.0 0.2 2004 2,927.9 12.2 42.4 0.4 2005 3,477.5 24.9 103.2 0.7 2006 3,583.5 28.8 15.6 0.8 2007 4,229.3 43.3 50.5 1.0 2008 4,235.8 49.0 13.2 1.2 2009 3,772.4 55.2 35.1 1.5 2010 5,049.8 82.7 25.0 1.6 2011 6,014.0 101.6 22.8 1.7 2012 6,847.7 174.3 71.5 2.54 2013 7,572.4 298.1 71.1 3.93

(Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam)

Mức tăng trƣởng cao của khách Nga trong những năm qua đã góp phần quan trọng giúp du lịch Việt Nam năm 2013 đạt mức tăng trƣởng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2012.

Hiện nay, Nga là quốc gia có mức tăng trƣởng ấn tƣợng nhất về mức chi tiêu tại Việt Nam. Năm 2012 tăng 67% so với 2011, từ mức 17.7 triệu USD Mỹ (374.2 tỷ đồng) lên mức 29.5 triệu USD Mỹ (623.7 tỷ đồng) và đang đứng thứ 8 trong danh sách các nƣớc có chi tiêu quốc tế nhiều nhất khi đi du lịch Việt Nam.

Theo kết quả điều tra (năm 2009) của Tổng cục du lịch về chi tiêu bình quân một lƣợt khách du lịch Nga (đối với khách đi tự do) là khoảng 1,344.6 USD, trong đó chi phí cho dịch vụ phòng ngủ 375.26 USD, ăn uống 326.22 USD, đi lại tại Việt Nam 242.27 USD, thăm quan 122.68 USD, mua hàng hóa 169.16 USD, giải trí 76.99 USD, y tế 12.79 USD, khác 37.21 USD.

Trung bình chi tiêu một ngày của khách Nga là 93.3 USD. Đối với khách du lịch Nga đi theo tour thì chi tiêu ngoài tour cho một lƣợt khách tại Việt Nam khoảng 572.9 USD. Chi tiêu ngoài tour bình quân một ngày (đối với khách đi theo tour) khoảng 39.01 USD.

Hiện nay, trung bình chi tiêu một lƣợt khách Nga đi du lịch tại Việt Nam khoảng 1,500 USD và khoảng 610 USD chi ngoài tour, cao hơn 40% mức chi tiêu trung bình của các du khách nƣớc ngoài khác. Với khả năng chi tiêu cao của du khách Nga sẽ góp phần tạo nguồn thu đáng kể cho các doanh nghiệp kinh doanh phụ trợ cũng nhƣ ngân sách của quốc gia.

Du khách Nga có đặc điểm thƣờng trao đổi với nhiều hãng du lịch để chọn cho đƣợc một tour du lịch giá r nhất nhƣng khi đã ra đến nƣớc ngoài họ không ngần ngại tiêu cả một tháng lƣơng cho một buổi tối. Do đó ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa cần nắm đƣợc đặc điểm tiêu dùng của khách Nga để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất để mang lại lợi nhuận cho ngành.

Một số thông tin khái quát về thị trƣờng Nga đến Việt Nam nhƣ trên cho thấy những tiềm năng thu hút và sự quan trọng của thị trƣờng khách Nga trong thị phần khách du lịch quốc tế tới Việt Nam.

1.3. Một số biện pháp cần làm để thu hút khách du lịch

1.3.1. Nghiên cứu thị trường

Tiến hành nghiên cứu thị trƣờng là nghiên cứu về đặc điểm nhân khẩu của du khách và đặc điểm tiêu dùng của du khách. Dựa vào đó để ngành du lịch đƣa ra chính sách phát triển du lịch hợp lý nhất.

Đặc điểm nhân khẩu của khách du lịch cần tập trung nghiên cứu là độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính.

Qua việc nghiên cứu về độ tuổi du khách sẽ xác định nhu cầu và sản phẩm du lịch phù hợp. Đối với độ tuổi thanh niên thì nhu cầu đi du lịch cao nhƣng về mặt tài chính, thời gian còn hạn chế nên các đơn vị kinh doanh cần đƣa ra các sản phẩm du lịch phù hợp với điều kiện của đối tƣợng khách này. Lứa tuổi trung niên là tuổi có nhu cầu du lịch cao nhất. Họ có tài chính vững nhƣng thời gian hạn chế, do đó cần đƣa sản phẩm du lịch phục vụ cho lứa tuổi này với mức chất lƣợng phù hợp với thu nhập. Còn đối tƣợng lớn tuổi, nghỉ hƣu thì tài chính dồi dào hơn, thời gian rỗi nhiều nhƣng mặt sức khỏe bị hạn chế. Do đó, nghiên cứu thị trƣờng phải tập trung vào từng lứa tuổi để đƣa ra thị trƣờng những sản phẩm phù hợp.

Giới tính cũng là yếu tố cần đề cập khi nghiên cứu, giới tính và độ tuổi có liên hệ mật thiết với nhau làm ảnh hƣởng đến nhu cầu đi du lịch của du khách. Cùng một giới tính nhƣng độ tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu đi du lịch khác nhau, ngƣợc lại độ tuổi bằng nhau nhƣng giới tính khác nhau sẽ có nhu cầu về sản phẩm du lịch không giống nhau. Vì vậy cần phải nghiên cứu đồng thời hai yếu tố này để đƣa ra sản phẩm du lịch và loại hình du lịch phù hợp.

Nghề nghiệp của ngƣời dân cũng tác động rất lớn đến nhu cầu đi du lịch. Với những công việc áp lực thì nhu cầu đi du lịch của du khách là để thƣ giãn, nghỉ ngơi, giải trí. Đối với du khách chuyên về nghiên cứu văn hóa, sinh thái…thì mục đích của họ vừa đi du lịch vừa tìm hiểu kiến thức.

Nghiên cứu về đặc điểm nhân khẩu của du khách giúp cho ngành du lịch phân loại đƣợc thị trƣờng mục tiêu cụ thể, đƣa ra chính sách phát triển du lịch hợp lý, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp và có kế hoạch xúc tiến hiệu quả nhất.

Nghiên cứu đặc điểm tiêu d ng của khách du lịch sẽ bao gồm mục đích chuyến đi, sở thích của du khách.

Mục đ ch chuyến đi: Nghiên cứu đƣợc mục đích chuyến đi của du khách để ngành du lịch dễ dàng đáp ứng nhu cầu, sở thích của khách, nhằm tạo đƣợc ấn tƣợng tốt và đánh giá cao về chất lƣợng dịch vụ tăng khả năng quay lại của khách. Mục đích chuyến đi du lịch bao gồm tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng, thể thao, tôn giáo, học tập…

ở th ch: Đối với mỗi thị trƣờng khách sẽ có đặc điểm và sở thích khác nhau. Việc nghiên cứu sở thích của các thị trƣờng khách sẽ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, ngành du lịch đƣa ra đƣợc sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của du khách. Ví dụ sở thích đi du lịch nƣớc ngoài của khách Hàn Quốc là điểm đến phải có nhiều lựa chọn để tham quan, kết hợp mua sắm trong chuyến đi. Du khách n Độ thích sự tiện nghi, an toàn của cơ sở lƣu trú, họ thƣờng chọn phòng lƣu trú tƣơng đối cao cấp và sử dụng nhiều dịch vụ bổ sung tại khách sạn; họ rất thích mua sắm đặc biệt là đồ lƣu niệm, kỷ vật tại nơi đến.

Nghiên cứu thị trƣờng sẽ giúp các doanh nghiệp và ngành du lịch trả lời đƣợc những câu hỏi sau đây để đáp ứng sản phẩm du lịch tốt nhất đến với du khách:

Khách hàng hiện tại là ai Họ sử dụng những sản phẩm du lịch gì Mức chất lƣợng dịch vụ cao hay thấp Sản phẩm du lịch hiện tại của doanh nghiệp là gì Có đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách hay không Mức giá phù hợp với khả năng chi tiêu của du khách chƣa

Khách hàng tiềm năng là ai Nhu cầu về sản phẩm du lịch nhƣ thế nào Mức chất lƣợng dịch vụ và giá cả cao hay thấp Sử dụng cách thức xúc tiến du lịch trong thời gian qua có phù hợp không và cần phải thay đổi nhƣ thế nào để có hiệu quả tốt nhất trong việc thu hút khách thị trƣờng khách trọng điểm và thị trƣờng khách tiềm năng.

1.3.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch

Để khẳng định đƣợc uy tín, thƣơng hiệu và tạo điều kiện phát triển bền vững cho ngành du lịch thì việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ du lịch rất quan trọng, đây là biện pháp mang tính chất dài hạn.

Những sản phẩm du lịch mà ngành du lịch đã đƣa ra phục vụ khách sau thời gian phải làm mới để tiếp tục thu hút du khách. Vì vậy, ngành du lịch phải luôn nghiên cứu, khảo sát ý kiến, thiết kế cho ra đời những sản phẩm du lịch mới hơn; xây dựng những sản phẩm du lịch phù hợp với thị trƣờng khách trọng điểm và tiềm năng. Tiếp tục xúc tiến để thu hút khách từ các thị trƣờng khách quan trọng, thị trƣờng mới. ên cạnh đó, quá trình sản xuất sản phẩm du lịch và chất lƣợng sản phẩm du lịch phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố nhƣ tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất, đội ngũ lao động…Để nâng cao đƣợc chất lƣợng sản phẩm du lịch thì phải nâng cao các yếu tố này. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch là phải xây dựng sản phẩm phù hợp với thị hiếu du khách để làm thỏa mãn sự mong đợi của khách.

Chất lƣợng dịch vụ là yếu tố cực kỳ quan trọng góp phần vào sự đánh giá về sản phẩm du lịch của khách. Đây cũng là yếu tố then chốt để tạo nên sự thành công của các doanh nghiệp du lịch và ngành du lịch. Vì thế, phải liên tục nâng cao chất lƣợng dịch vụ, phải hiểu biết sự mong đợi của du khách, thiết lập đƣợc tiêu chuẩn chất lƣợng dịch vụ, hƣớng dẫn và kiểm tra, đánh giá chất lƣợng dịch vụ đã cung cấp cho du khách. Đồng thời xây dựng đƣợc đội ngũ nhân viên có trình độ phục vụ tốt;

chuyển…Nâng cao chất lƣợng dịch vụ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu các chi phí.

1.3.3. Xúc tiến quảng bá du lịch

Nhằm tạo điều kiện cho du khách dễ dàng tiếp cận với các thông tin về du lịch, ngành du lịch cần xúc tiến quảng bá du lịch mạnh mẽ đến các thị trƣờng chính và thị trƣờng tiềm năng để thu hút khách.

Xây dựng trang điện tử cho từng thị trƣờng khách để cung cấp thông tin các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch của địa phƣơng, của quốc gia. Tổ chức quảng bá du lịch trên các phƣơng tiện truyền thông đến các quốc gia là thị trƣờng trọng điểm, tiềm năng, đặc biệt trên các kênh truyền hình về du lịch nổi tiếng trên thế giới. Tổ chức các sự kiện đặc biệt trong nƣớc để thu hút khách, qua đó quảng bá đƣợc hình ảnh về điểm du lịch. Ngoài ra, ngành du lịch nên tham gia các hoạt động, sự kiện, hội chợ du lịch trong nƣớc và quốc tế, hội nghị quốc tế…Mời các hãng lữ hành, báo chí tham dự những buổi giới thiệu về điểm du lịch mới.

Mở văn phòng đại diện du lịch tại các thị trƣờng trọng điểm, thị trƣờng tiềm năng để quảng bá hình ảnh du lịch của quốc gia. Đây là hình thức nhanh và hiệu quả trong việc đƣa thông tin, hình ảnh về du lịch đến với thị trƣờng khách. Quảng bá, xúc tiến phải đảm bảo tính trung thực, nghệ thuật và hiệu quả.

1.4. Kinh nghiệm thu hút khách du lịch Nga của một số nơi trên thế giới

1.4.1. Kinh nghiệm của Thổ Nhĩ Kỳ

Những năm qua, lƣợng khách du lịch Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên nhanh chóng. Với hình thức quảng bá “giá r , ánh nắng mặt trời và mô phỏng của điện Kremli”, Thổ Nhĩ Kỳ đã thu hút đƣợc lƣợng khách Nga rất lớn. Đồng thời qua việc giảm giá của hàng loạt khách sạn ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu đi du lịch cũng nhƣ phù hợp với chi phí mà khách Nga sẽ bỏ ra cho cuộc hành trình của mình.

Khí hậu tại Thổ Nhĩ Kỳ khá thuận lợi cho việc kinh doanh du lịch, mùa đông nhiệt độ ít khi dƣới 150C, với điểm thuận lợi này các khách sạn sẽ dành toàn bộ cơ sở vật chất mình có cho các doanh nhân muốn thực hiện các công việc kinh doanh của mình vào ban ngày và hƣởng thụ các dịch vụ vui chơi giải trí vào ban đêm.

Một cách để thu hút khách Nga nhiều hơn nữa chính là tạo sự thoải mái cho du khách tới mức tối đa, ngành du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ tập trung đầu tƣ rất nhiều vào việc xây dựng hệ thống cơ sở lƣu trú mới, các khu vui chơi giải trí, các công viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp thu hút thị trường khách du lịch Nga đến Khánh Hòa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)