Định hướng và mục tiêu hoàn thiện quảnlý nhà nước đối với các cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 80 - 84)

4 .Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

6. Kết cấu đề tài luận văn

3.1. Định hướng và mục tiêu hoàn thiện quảnlý nhà nước đối với các cơ sở

sở giáo dục mầm nom tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

3.1.1. Định hướng hoàn thin quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dc mm nom tư thục trên địa bàn huyn Din Châu, tnh Ngh An mm nom tư thục trên địa bàn huyn Din Châu, tnh Ngh An

Ngày 4.11.2013, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) vềđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế

thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế được ký ban hành, đây chính là cơ sởđịnh hướng cho việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong tình hình mới. Nghị quyết số 29-NQ/TW tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Định hướng chung về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được xác định:

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước

trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sựlãnh đạo của

Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào

tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới

ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng

và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình,

bước đi phù hợp.

Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu sốlượng.

Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hoá, hiện đại hoá giáo dục và đào tạo.

Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và Tư thục, giữa các vùng, miền.Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân

tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách.Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất

nước.

Mục tiêu tổng quát về phát triển giáo dục:

Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo,

đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu

đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn

với xây dựng xã hội học tập, bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và

đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến

năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Mục tiêu cụ thể về phát triển giáo dục mầm non:

Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015,

nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm

2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm

non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở

giáo dục.

3.1.2. Mc tiêu v phát trin giáo dc mm non và giáo dc mm non thc trên địa bàn huyn Din Châu, tnh Ngh An thc trên địa bàn huyn Din Châu, tnh Ngh An

Thực hiện Nghị quyết số 44/NĐ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp

hành Trung ương (khóa XI) về“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 , Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Diễn Châu khóa XXI, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Trên cơ sở mục tiêu chung của tỉnh, huyện, ngành GD&ĐT huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã xây

dựng chương trình, mục tiêu phát triển giáo dục mầm non nói chung, GDMN tư

thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, giai đoạn tiếp theo như sau:

Mục tiêu chung

Chương trình hành động số 38-CTr/HU ngày 26/11/2014 của Huyện ủy huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ Anxác định mục tiêu chung là thực hiện đổi mới công tác quản lý, phương pháp dạy học theo hướng chuyển từ chủ yếu cung cấp kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học. Định hướng đến năm 2025, ngành

giáo dục và đào tạo huyện Diễn Châu sẽ xây dựng đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất trường học khang trang, hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu học tập của người dân, phấn đầu trở thành đơn vị dẫn đầu cấp tỉnh về

chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước và sự phát triển của

địa phương.

Mục tiêu cụ thể

Phát triển giáo dục mầm non theo hình thức công lập là chủ yếu. Khuyến khích phát triển các trường mầm non tư thục chất lượng cao, chủ yếu là ở khu vục

đô thị.

Xây dựng và phát triển các cơ sở giáo dục mầm non Tư thục gắn với từng

điểm dân cư cụ thể (thôn, xóm)

+ Nhà trẻ: Hình thành ở mỗi điểm dân cư các lớp hoặc nhóm trẻ theo các hình thức: nhà trẻ tập trung của thôn, xóm.

+ Mẫu giáo: Xây dựng ở mỗi xã, thị trấn một Trường mầm non trung tâm đạt chuẩn theo quy định; ở mỗi điểm dân cư cấp thôn, có ít nhất một trường (hoặc lớp) mẫu giáo. Tập trung xây dựng dứt điểm các cơ sở GDMN tư thục chưa đạt yêu cầu, tiến tới xây dựng trường mầm non đạt chuẩn mức độ I ở các thị trấn, khu dân

cư tập trung.

Xây dựng, phát triển các cơ sở giáo dục mầm non theo hướng chuẩn hóa vềcơ

sở vật chất, gồm phòng học chung, phòng chức năng có đủ trang thiết bị, đồ chơi, sân chơi theo quy định và vềnăng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ

giáo viên.

Tăng nhanh đào tạo giáo viên, kết hợp nâng cao tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức cho giáo viên mầm non theo hướng chuẩn hóa. Tăng tỷ lệ giáo

viên đạt chuẩn và trên chuẩn.

Đảm bảo 100% xã, thị trấn có Trường mầm non Tư thục ởkhu trung tâm được xây dựng kiên cố theo quy hoạch.

Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng. Tỷ lệgiáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo 100% . từngày 1/7/2020 đạt trình độ từcao đẳng trở lên.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non Tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 80 - 84)