Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 93 - 112)

4 .Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

6. Kết cấu đề tài luận văn

3.3. Một số kiến nghị

Đối với UBND Huyện Diễn Châu: có văn bản chỉ đạo UBND các xã tăng cường quản lý cơ sở GDMN tư thụctheo đúng quy định của nhà nước; Đẩy mạnh xã hội hóa GDMN, có cơ chế khuyến khích xã hội hoá GDMN đặc biệt là với khu vực

Tư thục; Quản lý và quy hoạch tốt việc triển khai quỹ đất xây dựng trên địa bàn quận, tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng trường học, nhất là cấp học mầm non

để góp phần cải thiện hơn nữa hệ thống cơ sở vật chất giáo dục nói chung và hệ

thống cơ sở vật chất giáo dục mầm non nói riêng.

Đối với Phòng GD&ĐT: có biện pháp chỉ đạo quản lý phù hợp, hỗ trợ kịp thời

đối với các cơ sở GDMN tư thục, khuyến khích các cơ sở GDMN tư thụctham gia phong trào của ngành. Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên các

cơ sở GDMN tư thụctrên địa bàn.

Đối với UBND các xã trên địa bàn huyện: Tăng cường hơn nữa công tác quản

lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN tư thục trên địa bàn xã. Duy trì chế độ kiểm

tra, giám sát thường xuyên và phát huy vai trò giám sát của cộngđồng, hệ thống chính trịcác Khu dân cư để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.

Đối với các cơ sở GDMN tư thục trên địa bàn huyện: tùy điều kiện thực tế của loại hình cơ sở GDMN tư thụccủa mình để áp dụng các giải pháp quản lý cơ sở

GDMN tư thục phù hợp. Nâng cao tiêu chuẩn khi tuyển chọn giáo viên, nhân viên,

đặc biệt chú trọng tiêu chí gắn bó với công việc, yêu nghề, mến trẻ. Quan tâm, chăm lo đời sống và lợi ích chính đáng của người lao động.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, vấn đề giáo dục lại được đưa lên hàng

đầu, đặc biệt là giáo dục mầm non. Các văn bản, chính sách của nhà nước đưa

ra nhằm xây dựng và củng cố hơn nữa công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên công tác quản lý các trường mầm non Tư thục còn

đang là bài toán khó đối với ngành giáo dục nói chung và ngành giáo dục

Huyện Diễn Châu nói riêng nói riêng.

Trên địa bàn Huyện Diễn Châu hiện nay, mạng lưới các cơ sở GDMN tư

thục ngày càng tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các bậc

phụ huynh có con em trong độ tuổi đi học mầm non. Cơ sở vật chất, trình độ

của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở GDMN tư thục

trên địa bàn quận ngày càng được cải thiện và nâng cao, chất lượng giáo dục

được cải thiện đáng kể.

Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở GDMN tư

thục đã được triển khai và tổ chức thực hiện khá bài bản từ cấp Huyện đến cấp

xã và các cơ sở GDMN tư thục theo đúng quy định của pháp luật. Công tác

kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, liên tục đã góp phần nâng

cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động của các cơ sở GDMN tư thục. Điều này đã có tác động tích cực đến chất lượng giáo dục

và đến nhận thức, tạo được sự tin tưởng của người dân, đặc biệt là các bậc

phụ huynh có con em trong độ tuổi mầm non và nhận thức của đội ngũ giáo

viên, nhân viên đang công tác tại các cơ sở GDMN tư thục.

Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù của loại hình GDMN tư thục vẫn không tránh khỏi một số tồn tại, hạn chế như: Trình độ của đội ngũ quản lý, giáo viên tại các cơ sở GDMN tư thục chưa đồng đều. Sự yêu mến và gắn bó với công việc của đội ngũ giáo viên trẻ chưa cao, cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ không nhiều... Bên cạnh đó sự phân cấp quản lý nhà nước đối

với các cơ sở GDMN tư thục còn thiếu cụ thể, rõ ràng. Công tác thông tin, tuyên truyền đến người dân về công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN tư thục được thực hiện chưa hiệu quả.

Thêm vào đó, việc đăng tin, bài ồ ạt, thiếu kiểm soát, với mục đích gây

tò mò, giật gân, câu khách của một số báo chí nhất là báo mạng về các vụ việc bạo hành trẻ em tại các cơ sở trông trẻ đã tạo nên tâm lý hoang mang, lo lắng của các bậc phụ huynh khi cho con theo học tại các cơ sở GDMN tư thục, đòi hỏi cần có sự định hướng, kiểm soát các nguồn thông tin tránh gây dư luận xấu trong xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Võ KỳAnh (2014), “Xã hội hóa giáo dục mần non góp phần nâng cao chất lượng nòi giống và đào tạo nhân tài cho đất nước” Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD), Trung tâm Giáo dục môi trường và sức khỏe cộng đồng (CECHC).

2. Phạm Minh Châu, Trần Thị Sinh (2000), Một số vấn đề quản lý giáo dục mầm non, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng

giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non. Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định về tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non – Quyết định số02/2008/QĐ –BGD &ĐT ngày 22 tháng 1 năm 2008.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non – Quyết định số 02//2008/QĐ – BGD&ĐT ngày 22 tháng 1 năm 2008 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Điêu lệ trường mầm non – Quyết định số 14/2008/QĐ – BGD&ĐT. Đặng Quốc bảo, Đặng Bá Lâm, Nguyễn Lộc, Phạm

Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp (2010). Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam. NXB. Giáo dục Việt Nam

8. BộGiáo duc và Đào tạo: http//edu.net.vn

9. Nguyễn Thị Doan (1996), Các học thuyết quản lý. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10.ĐCS Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

11.ĐCS Việt Nam (2008), Chỉ thị số 40 –CT/TƯ của ban bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, ngày 15/6/2008. 12.ĐCS Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

13.Đặng Xuân Hải, Đào phú Quảng (2007), Quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

14.Vũ Ngọc Hải, Nguyễn Minh Đường, Đặng bá Lâm, Phạm Đỗ Nhật Tiến (2013),

Quản lý nhà nước hệ thống giáo dục Việt Nam trong đổi mới căn bản, toàn diện và hội nhập quốc tế, NXB, Giáo dục Việt Nam.

15.Phạm Văn Kha (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Ngô MỹLinh (2014), “Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non

Tư thục trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà nội”. – Luận văn thạc sỹ -

Đại học Quốc gia Hà Nội. T

17. Ngô Vũ Hoàng Liên (2015), “Phát triển Giáo dục mần non Tư thục trên trên

địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Dawk Lak” – Luận văn Thạc sỹ Kinh tế,

Đại học Đà Nẵng.

18. Luật Giáo dục năm 2005– 2009

19. Phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu – báo cáo tổng kết năm học 2015- 2020,

phương hướng nhiệm vụnăm 2016 – 2021

20. Sở Giáo dục và Đảo tạo tỉnh Nghệ An: http//nghean.edu.vn 21. UBND huyện Diễn Châu: http//Dienchua.gov.vn

22. UBND huyện Diễn Châu – báo cáo tổng kết năm học 2015- 2020, phương hướng nhiệm vụnăm 2016 – 2021

23. Hoàng Phê (2004), từđiển Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.

24. Lê Thị Nam Phương (2012), “Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non Tư thục

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT

Mẫu số 1 – Khảo sát CBQL cơ sở GDMN tư thục

Nhằm phục vụ công tác nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Quản lý nhà

nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”; với mong muốn luận văn sẽ đóng góp một phần nhỏ bé về mặt lý luận cũng như đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý đối với các cơ sở

giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu. Trân trọng đề nghị Ông

(Bà) vui lòng đánh dấu (X) vào những ô vuông bên cạnh những phương án trả lời sẵn có phù hợp với suy nghĩ của mình và ghi ý kiến vào những câu hỏi mở (…).

Ông (bà) không cần ghi tên, địa chỉ vào phiếu. Tôi cam kết giữ bí mật thông tin. Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của ông (bà)!

I. Thông tin cá nhân

1. Độ tuổi, giới tính Độ tuổi Giới tính Dưới 25 tuổi Từ 25 34 tuổi Từ 35 49 tuổi Từ 50 60 tuổi Trên 60 Tuổi Nam Nữ 2. Trình độ học vấn, công tác

Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học Thời gian công tác II. Phần câu hỏi

Câu 1. Đánh giá về mạng lưới cơ sở MN tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu

trong giái đoạn 2016 – 2020

STT Nội dung đánh giá Đánh giá

1 Quá nhiều thành lập tràn lan

2 Đủđáp ứng nhu cầu của người dân trong huyện

3 Vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân trong huyện 4 Không quan tâm

Câu 2. Đánh giá về quy mô phát triển cơ sở MN tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh NghệAn giai đoạn 2016 - 2020

STT Nội dung đánh giá Đánh giá

1 Sốlượng cơ sở GDMN tư thục tăng nhanh

2 Hoạt động ngày càng đa dạng, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu 3 Phần lớn các cơ sở có quy mô nhỏ

Câu 3. Đánh giá về công tác thể chế hóa các chủ trương, chính sách liên quan đến QLNN đối với các cơ sở GDMN tư thụctrên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

1. Rất tốt 3. Bình thường

2. Tốt 4. Chưa tốt

Câu 4. Đánh giá về trách nhiệm quản lý đối với cơ sở GDMN tư thục ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

STT Cơ quan đánh giá

Mức độ đánh giá

Rất tốt Tốt Chưa tốt Phân vân

1 UBND huyện

2 UBND xã, phường, thị trấn

3 Phòng Giáo dục và Đào tạo

Câu 5. Đánh giá về mức độđáp ứng của giáo viên tại các cơ sở GDMN tư thục

trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

1. Đủđáp ứng 3. Chưa đủ

2. Tương đối đủ 4. Phân vân

Câu 6. Đánh giá nguyên nhân hạn chế công tác QLNN đối với các cơ sở

GDMN tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

STT Nội dung đánh giá Đánh giá

1

Chưa tích cực tuyên truyền nhằm thông tin tới các bậc phụ huynh về hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non có phép hoặc không phép

trong độ tuổi nên các cơ sở GDMN tư thục mọc lên tràn lan khó kiểm soát

3 Ý thức chấp hành các quy định của các cơ sở mầm non Tư

thục chưa tốt

4 Văn bản chính sách pháp luật đối với khu vực mầm non tư

thục chưa thỏa đáng

5 Việc triển khai các văn bản, hướng dẫn tới các cơ sở

GDMN tư thục chưa tốt

6 Đội ngũ quản lý – giáo viên – nhân viên tại các trường không ổn định nên khó quản lý

7 Đội ngũ cán bộ quản lý thay đổi liên tục, chưa nắm bắt

được chuyên môn, yếu kém trong quản lý

8 Sự phân cấp quản lý chưa hợp lý, thiếu thống nhất giữa các ngành

9 Công tác kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, còn tiêu cực

Câu 7. Đánh giá điều kiên cơ sở vật chất đối với các trường mầm non tư thục

trên địa bàn huyện Diễn Châu năm 2020

(Nội dung đánh giá: 1. Rất tốt; 2 Tốt; 3 Bình thường; 4 Chưa tốt) STT Nội dung câu hỏi đánh giá vềcơ sở vật chất các

trường mầm mon tư thục

Đánh giá

1 2 3 4

1

Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, an toàn, đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng và sắp xếp gọn gàng

2 Diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ em

3 Có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em và phương tiện phù hợp với lứa tuổi

4 Nơi có tổ chức ăn cho trẻ em có bếp riêng, an toàn, bếp đặt xa lớp mẫu giáo, nhóm trẻ

5 Bảo đảm phòng chống cháy nổ và vệ sinh an

6 Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ em theo quy định

7

Có chiếu hoặc thảm cho trẻ em ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn cho trẻ em ngủ, dụng cụ đựng nước uống, giá để đồ chơi, giá để khăn và ca, cốc cho trẻ em, có đủ bô đi vệ sinh cho trẻ em dùng và một ghế cho giáo viên

8

Có đủ thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Đồ chơi, đồ dùng và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi –tập có chủ đích

9 Đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ em

10

Có đồ dùng, tài liệu cho người nuôi dạy trẻ em, gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ; sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ

Câu 8. Dể nâng cao công tác QLNN đối với các cơ sở GDMN tư thục theo ông (bà) nên có những giải pháp nào?

Mẫu số 2 – Khảo sát giáo viên cơ sở giáo dục mầm non Tư thục

Nhằm phục vụ công tác nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Quản lý nhà

nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”; với mong muốn luận văn sẽ đóng góp một phần nhỏ bé về mặt lý luận cũng như đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý đối với các cơ sở

giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu. Trân trọng đề nghị Ông

(Bà) vui lòng đánh dấu (X) vào những ô vuông bên cạnh những phương án trả lời sẵn có phù hợp với suy nghĩ của mình và ghi ý kiến vào những câu hỏi mở (…).

Ông (bà) không cần ghi tên, địa chỉ vào phiếu. Tôi cam kết giữ bí mật thông tin. Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của ông (bà)!

I. Thông tin cá nhân

1. Độ tuổi, giới tính Độ tuổi Giới tính Dưới 25 tuổi Từ 25 34 tuổi Từ 35 49 tuổi Từ 50 60 tuổi Trên 60 Tuổi Nam Nữ 2. Trình độ học vấn, công tác

Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học Thời gian công tác II. Phần câu hỏi

Câu 1. Đánh giá về mạng lưới cơ sở MN tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu

trong giái đoạn 2016 – 2020

STT Nội dung đánh giá Đánh giá

1 Quá nhiều thành lập tràn lan

2 Đủđáp ứng nhu cầu của người dân trong huyện

3 Vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân trong huyện 4 Không quan tâm

Câu 2. Đánh giá về quy mô phát triển cơ sở MN tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020

STT Nội dung đánh giá Đánh giá

1 Sốlượng cơ sở GDMN tư thục tăng nhanh

2 Hoạt động ngày càng đa dạng, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu 3 Phần lớn các cơ sở có quy mô nhỏ

Câu 3. Đánh giá về công tác thể chế hóa các chủ trương, chính sách liên quan đến QLNN đối với các cơ sở GDMN tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

1. Rất tốt 3. Bình thường

2. Tốt 4. Chưa tốt

Câu 4. Đánh giá về trách nhiệm quản lý đối với cơ sở GDMN tư thục ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

STT Cơ quan đánh giá

Mức độ đánh giá

Rất tốt Tốt Chưa tốt Phân vân

1 UBND huyện

2 UBND xã, phường, thị trấn

3 Phòng Giáo dục và Đào tạo

Câu 5. Đánh giá về mức độđáp ứng của giáo viên tại các cơ sở GDMN tư thục

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 93 - 112)