Đảm bảo và tăng cƣờng công tác công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn hiện nay (nghiên cứu trường hợp phú lương quận hà đông (Trang 97 - 99)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Đảm bảo và tăng cƣờng công tác công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát

Kết quả nghiên cứu dƣ luận và thực tế ở Hoàng Diệu và Phú Lƣơng cho thấy, để khắc phục đƣợc những vƣớng mắc, tồn tại trong quá trình quản lý nhà nƣớc ở các XPT một cách có hiệu quả và triệt để, nhất thiết phải thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơng chỉ bằng các hình thức đại diện mà cịn chủ yếu bằng các hình thức dân chủ trực tiếp theo hƣớng “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

XPT là cấp gần dân nhất, mọi hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền diễn ra hàng ngày, nhân dân đều biết, đều có thể đóng góp ý kiến, kiểm tra, giám sát đƣợc. Cơng việc ở thôn, tổ dân phố là công việc của chính ngƣời dân. Vì vậy, cần tăng cƣờng và mở rộng hình thức dân chủ trực tiếp. Mở rộng và tăng cƣờng hình thức dân chủ trực tiếp ở cơ sở là thể hiện quan điểm thực sự dựa vào nhân dân và có nhiều cái lợi. Một mặt có thể khơi dậy trí sáng tạo, nâng cao ý thức trách nhiệm cơng dân, thu thập đƣợc nhiều ý kiến hay, những kinh nghiệm tốt. Đồng thời giải tỏa đƣợc những vƣớng mắc trong mối quan hệ giữa chính quyền và quần chúng nhân dân, làm cho ngƣời dân cảm thấy đƣợc tôn trọng, đề cao trong việc bàn và quyết định các công việc của chính quyền cơ sở, từ đó tăng thêm tính trách nhiệm trong thực thi công việc. Tăng cƣờng và mở rộng hình thức dân chủ trực tiếp trong giai đoạn hiện nay cịn là biện pháp tốt và rất có hiệu quả trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của cán bộ, chính quyền, các tổ chức Đảng và trong nội bộ nhân dân, ngăn ngừa đƣợc các hành vi sai lệch, mất dân chủ xảy ra, góp phần củng cố chế độ dân chủ đại diện đạt hiệu quả cao hơn.

Để tăng cƣờng và mở rộng dân chủ trực tiếp, có thể thơng qua các hình thức nhƣ trƣng cầu ý kiến trực tiếp của dân qua các cuộc họp, các văn bản gửi đến các hộ dân, các cuộc trao đổi, đối thoại, tọa đàm, các hịm thƣ góp ý,... Trong hình

thức dân chủ trực tiếp, thái độ cầu thị, tôn trọng, biết lắng nghe của cán bộ là hết sức quan trọng để ngƣời dân “dám nói, dám làm”. Tuy nhiên, khơng phải cái gì cũng dân quyết, khơng phải bất cứ cái gì cũng dân bàn mà cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Cần có sự chắt lọc, cân nhắc lựa chọn cho phù hợp. Tránh tình trạng chính quyền, tổ chức Đảng trở thành ỷ lại, dựa dẫm, trông chờ hoặc theo đuôi quần chúng.

Để nâng cao chất lƣợng hình thức dân chủ đại diện, trƣớc hết cần củng cố quyền lực thực tế của HĐND XPT đồng thời củng cố hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Mỗi tổ chức, mỗi đồn thể phải thực hiện tốt việc cơng khai, minh bạch, tuyên truyền và thực hiện dân chủ cơ sở trong phạm vi của tổ chức mình. Thực tiễn đã chứng minh vai trò quan trọng của các đoàn thể nhƣ Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội ngƣời cao tuổi, vai trị của các chức sắc tơn giáo,... trong việc xây dựng và triển khai thực hiện tốt dân chủ cơ sở. Các hội, đoàn thể phải thực sự là ngƣời đại diện cho ý chí, nguyện vọng, tiếng nói của hội viên, là nơi để hội viên cảm nhận đƣợc quyền và lợi ích của mình. Các đồn thể phải đứng về phía hội viên đấu tranh với các hiện tƣợng tiêu cực, tham nhũng, ức hiếp quần chúng,... bảo vệ quyền lợi cho hội viên. Đồng thời, các đoàn thể cũng là nơi nắm bắt, phản ánh kịp thời những tâm tƣ, thắc mắc của dân với Đảng, chính quyền.

Mục tiêu quan trọng nhất của thực hiện PLDC ở XPT là nhằm giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, một nền dân chủ cho đa số một cách thực sự, thực tế. Vì thế thu hút đơng đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào công việc quản lý của Nhà nƣớc bằng cách để cho “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” một cách thực sự. Có thể khẳng định thực hiện PLDC ở cơ sở không phải là một cơng việc nằm ngồi các cơng việc khác của chính quyền và nhân dân các xã, phƣờng mà ở ngay trong mọi công việc, thẩm thấu vào trong mọi nhiệm vụ của cán bộ, chính quyền, nhân dân. Điều này đã đƣợc thể hiện rõ trong Pháp lệnh. Theo đó chính quyền cơ sở bằng nhiều hình thức sƣu tầm và soạn thảo các văn bản,

niêm yết công khai, phát thanh, họp bàn trực tiếp với dân để thông tin kịp thời cho nhân dân biết những cơng việc chính có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của từng ngƣời dân.

Công khai theo quy định mới chỉ là một bƣớc. Cần phải thực hiện tốt tất cả các khâu trong dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Phải hết sức tránh tình trạng chỉ thực hiện khâu dân biết mà không thực hiện khâu dân bàn, kiểm tra và quyết định hoặc chỉ chỉ biết, bàn những vấn đề chung chung mà không đi vào các vấn đề cụ thể, bức xúc. Cần đi thẳng vào những vấn đề cụ thể nhƣ phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, giải quyết việc làm, đền bù, giải phóng mặt bằng, đánh giá cán bộ,....

Nâng cao hiệu quả hoạt động của BTTND, BGSĐTCĐ, các Ban công tác Mặt trận ở các thôn, tổ dân phố. Trƣớc hết, cần phải nâng cao trình độ, chun mơn cho cán bộ để họ có thể kiểm tra, giám sát đƣợc các vấn đề khác nhau hoặc có thể kiểm tra, giám sát đƣợc sâu vào các vấn đề. Cần xây dựng cơ chế giám sát và phản biện của xã, phƣờng để sự giám sát và phản biện của nhân dân diễn ra một cách thực sự và có hiệu quả; làm cho các cấp ủy Đảng và chính quyền phải lắng nghe và có phƣơng pháp tiếp thu ý kiến phản biện của nhân dân. Trên cơ sở pháp luật của nhà nƣớc, cần có những quy định thực tế để bảo vệ ngƣời dân dũng cảm đấu tranh với những hiện tƣợng tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ cấp thôn, xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn hiện nay (nghiên cứu trường hợp phú lương quận hà đông (Trang 97 - 99)