Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn hiện nay (nghiên cứu trường hợp phú lương quận hà đông (Trang 32 - 35)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

1.3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội phường Phú Lương

Phú Lƣơng trƣớc đây là một xã thuần nông nghèo thuộc huyện Thanh Oai - tỉnh Hà Tây, đƣợc xem là vùng sâu, vùng xa của huyện này. Từ năm 1997 đến 2008, khi thị xã Hà Đông đƣợc mở rộng và nâng cấp thành thành phố loại ba đến khi hợp nhất Hà Nội và Hà Tây, Thành phố Hà Đông trở thành quận, Phú

Lƣơng đƣợc nâng lên thành phƣờng. Từ một xã thuần nông, Phú Lƣơng đƣợc sáp nhập vào khu vực đơ thị và có triển vọng thành một địa bàn có tầm chiến lƣợc của Hà Đơng cũng nhƣ Hà Nội. Phú Lƣơng có tích đất tự nhiên rộng với gần 671,5 ha, tổng số hộ gia đình là 5115 (2012). Tốc độ tăng trƣởng kinh tế trung bình đạt từ 12.5%/2012, thu nhập bình quân đầu ngƣời 16 triệu đồng/ngƣời/năm [10].

Là một phƣờng nội thị, việc chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế theo hƣớng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ là chủ trƣơng đúng đắn của phƣờng Phú Lƣơng. Điều đó đã dẫn đến q trình đơ thị hóa đã và đang diễn ra ngày một tăng, đặc biệt là những năm gần đây khi nơi đây có nhiều cơng trình, dự án Trung ƣơng và địa phƣơng về cắm biển.

Khi chọn Phú Lƣơng là địa bàn nghiên cứu, tác giả đã xác định đây là một nghiên cứu trƣờng hợp. Vì vậy, lý do chọn Phú Lƣơng là địa bàn nghiên cứu không phải xuất phát từ quan điểm cho rằng Phú Lƣơng là phƣờng đại diện cho các đơ thị miền Bắc mà vì đây là địa bàn tƣơng đối thuận lợi và phù hợp với điều kiện của tác giả. Đây còn là quê hƣơng của tác giả nên đó là điều kiện tốt nhất để nắm bắt và hiểu rõ đƣợc tình hình của phƣờng cũng nhƣ những nguyện vọng của nhân dân hơn cả. Một lý do khác nữa, Phú Lƣơng đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, có những thay đổi lớn trong chủ trƣơng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi mục đích sử dụng đất,… đều là những nội dung liên quan trực tiếp đến cuộc sống của ngƣời dân và cần phải có sự bàn bạc dân chủ đƣa đến sự đồng thuận cao giữa chính quyền với ngƣời dân và trong nội bộ nhân dân với nhau. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hình thành những luồng ý kiến, đánh giá khác nhau về thực hiện PLTHDC ở phƣờng. Đây cũng là địa bàn đƣợc coi là có kết quả thực hiện PLDC ở mức trung bình.

1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Hoàng Diệu

Xã Hoàng Diệu, huyện Chƣơng Mỹ là một xã thuần nông nghèo nằm bên dịng sơng Đáy. Phía Tây giáp xã Quảng Bị, phía Nam giáp xã Thƣợng Vực, phía

Bắc giáp xã Lam Điền, phía Đơng giáp xã Thanh Mai của huyện Thanh Oai. Hoàng Diệu là địa bàn rộng, diện tích đất tự nhiên 805,36 héc ta với tổng dân số hộ gia đình là 2512 hộ (2012) với tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm trung bình đạt 10%. Tổng giá trị GDP năm 2012 đạt 136.795.000.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời 12,8 triệu đồng/ngƣời/năm. Hồng Diệu cũng là xã cịn tỷ lệ hộ nghèo tƣơng đối cao, đến ngày 25/12013, tồn xã có 150 hộ nghèo chiếm 6,4%, số hộ cận nghèo là 116 chiếm 4,94% [12].

Xã gồm có 2 thơn 5 xóm: thơn Bài Trƣợng, xóm An Vọng, xóm Trại Hiền, thơn Cốc Thƣợng, xóm Trung Hạ, xóm Trại Hạ, xóm Trại Trung. Đƣợc bao bọc bởi các xã cũng thuần nông lại nằm cách biệt với các tuyến đƣờng quốc lộ, Hoàng Diệu vẫn giữ đƣợc những nét bình yên, êm ả của một làng quê thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, chƣa chịu nhiều tác động của q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố. Tuy nhiên, Hoàng Diệu và các làng xã của Chƣơng Mỹ đang dần chuyển mình với sự nghiệp xây dựng nơng thơn mới.

Khi chọn Hồng Diệu là địa bàn nghiên cứu, giống nhƣ Phú Lƣơng, tác giả xác định đây là một nghiên cứu trƣờng hợp. Vì vậy, lý do chọn Hồng Diệu là địa bàn nghiên cứu khơng phải bởi Hồng Diệu là xã đại diện cho các làng xã thuộc châu thổ Sông Hồng mà vì đây là địa bàn tƣơng đối thuận lợi với điều kiện của tác giả. Thêm vào đó, Hồng Diệu đang trong q trình xây dựng nơng thơn mới, cũng có những thay đổi lớn trong chủ trƣơng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dồn điền đổi thửa, chia lại và giao ruộng đất cho nông dân,… đều là những nội dung liên quan trực tiếp đến cuộc sống của ngƣời dân và cũng cần phải có sự bàn bạc dân chủ, sự đồng thuận cao giữa chính quyền với ngƣời dân và trong nội bộ nhân dân với nhau. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hình thành những luồng ý kiến, đánh giá khác nhau về việc thực hiện PLTHDC ở xã.

CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CỦA NGƢỜI VỀ THỰC HIỆN PHÁP LỆNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn hiện nay (nghiên cứu trường hợp phú lương quận hà đông (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)