Sự quan tâm, mức độ nắm rõ và thái độ của ngƣời dân phƣờng Phú Lƣơng và xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn hiện nay (nghiên cứu trường hợp phú lương quận hà đông (Trang 38)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Sự quan tâm, mức độ nắm rõ và thái độ của ngƣời dân phƣờng Phú Lƣơng và xã

Lƣơng và xã Hoàng Diệu đối với Pháp lệnh thực hiện dân chủ

2.2.1. Sự quan tâm của người dân phường Phú Lương và xã Hoàng Diệu đối với Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn

QCDC cơ sở là một khái niệm đƣợc hình thành từ thực tế hoạt động kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội ở cơ sở trong thập niên 90 của thế kỷ 20 tại Việt Nam. Đến năm 2007, QCDC cơ sở đƣợc nâng lên thành PLTHDC ở XPT. Ngƣời dân vẫn thƣờng nhắc đến bản Quy chế hay Pháp lệnh với cụm từ “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Kết quả điều tra cho thấy tuyệt đại đa số ngƣời đƣợc hỏi của phƣờng Phú Lƣơng và xã Hoàng Diệu (chiếm tỷ lệ 85.5%) trả lời có biết về PLTHDC ở XPT. Chỉ có 11.2% số ngƣời trả lời không biết.

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ người biết về PLTHDC ở XPT (%)

88.5 11.5 Có biết về PLTHDC ở XPT Không biết về PLTHDC ở XPT

(Nguồn: Kết quả xử lý bảng hỏi)

Các số liệu trên cho thấy, công tác TT, PB về PLTHDC ở XPT đã đƣợc triển khai tƣơng đối rộng rãi. Bản Pháp lệnh đƣợc ban hành là công cụ hữu hiệu để ngƣời dân thực hiện quyền làm chủ của mình đối với các hoạt động và cơng việc của chính quyền cấp cơ sở. Đó đồng thời vừa là quyền, nghĩa vụ và lợi ích sát sƣờn của chính ngƣời dân. Vì thế, PLTHDC ở XPT đã nhận đƣợc sự quan tâm của đông đảo tầng lớp nhân dân. Kết quả điều tra cho thấy, có tới 94.1% số ngƣời biết đến bản Pháp lệnh trả lời có quan tâm đến các nội dung của Pháp lệnh.

Tuy nhiên sự quan tâm của ngƣời dân đến từng nội dung cụ thể của bản Pháp lệnh lại có sự cao thấp khác nhau. Đối với nội dung công khai, phổ biến các

công việc, hoạt động chung nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời dân nhất

(52.7% số ngƣời tỏ thái độ Rất quan tâm). Tiếp đến là nội dung Nhân dân tham

gia bàn bạc, góp ý đối với các công việc, hoạt động chung với 49.1% số ngƣời Rất

quan tâm. Thứ ba là nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát các công việc, hoạt

động chung của cấp xã, thôn (39.1%). Nhân dân tham gia thực hiện các công

việc, hoạt động chung của cấp thôn, xã là nội dung đƣợc ít ngƣời quan tâm nhất

(chỉ có 34% số ngƣời rất quan tâm).

Biểu đồ 2.2. Thực trạng về sự quan tâm của người dân đến các nội dung của PLTHDC

(Nguồn: Kết quả xử lý bảng hỏi)

Các con số trên đã thể hiện nhu cầu thông tin về hoạt động, công việc ở cấp thôn, xã của ngƣời dân là rất lớn. Chúng cũng khẳng định, ngƣời dân đã có sự tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và quản lý đối với chính quyền ở cơ sở. Song, việc nhân dân thực hiện các công việc, hoạt động mà họ đã đƣợc biết, đƣợc bàn bạc lại chƣa đƣợc đông đảo ngƣời dân quan tâm. Điều này có nhiều nguyên nhân, một trong số đó, có thể xuất phát từ nhận thức và tính tích cực của mỗi ngƣời dân. Tuy nhiên, những công việc, một khi ngƣời dân đã đƣợc biết, và ngƣời dân lại tham gia bàn bạc, góp ý thì việc họ chƣa quan tâm nhiều đến thực hiện những

Khi xem xét sự quan tâm đến nội dung nhân dân tham gia thực hiện các công việc, hoạt động chung của cấp thơn, xã với trình độ học vấn của ngƣời dân, với

hệ số p = 0.519 >0.05 tác giả nhận thấy, khơng có mối tƣơng quan nào, nghĩa là trình độ nhận thức của ngƣời dân khơng ảnh hƣởng đến sự quan tâm của họ đến việc tham gia thực hiện các công việc, hoạt động chung.

Khi xem xét mức độ tƣơng quan giữa tính tích cực tham gia các cơng việc chung của ngƣời dân với sự quan tâm đến việc tham gia các công việc ấy, hệ số p = 0.234 >0.05 cho kết quả, tính tích cực của ngƣời dân khơng ảnh hƣởng đến việc họ có quan tâm đến việc có tham gia vào các cơng việc, hoạt động chung hay khơng. Điều đó, có nghĩa là, cho dù ngƣời dân có hay khơng tích cực tham gia vào thực hiện các công việc của cấp xã và cộng đồng dân cƣ thì họ vẫn có thể quan tâm đến nội dung trên của Pháp lệnh.

Nhƣ vậy có thể thấy, việc chƣa có nhiều ngƣời dân quan tâm đến nội dung “dân làm” trƣớc hết có ngun nhân xuất phát khơng phải từ phía ngƣời dân.

2.2.2. Mức độ nắm rõ của người dân phường Phú Lương và xã Hoàng Diệu về Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn

Một vấn đề đặt ra là bản Pháp lệnh đã đƣợc đại đa số ngƣời dân biết và quan tâm đến nhƣng thái độ và mức độ nắm rõ nội dung bản Pháp lệnh của họ đến đâu mới là điều cần phải quan tâm.

PLTHDC ở XPT đã thu hút đƣợc đông đảo tầng lớp nhân dân quan tâm, nên có 47.8% ngƣời biết về bản Pháp lệnh trả lời “đã nắm rõ” và chỉ có 7% nói rằng “hầu nhƣ chƣa rõ”. Tuy nhiên cũng có tới 45% số ngƣời cho biết họ chỉ nắm đƣợc một phần nội dung của Pháp lệnh. Trong số nắm rõ thì tập trung vào những ngƣời là cán bộ ở cấp thơn, xã; hƣu trí; đảng viên, có độ tuổi và trình độ học vấn cao. Tỷ lệ này ở xã Hoàng Diệu cao hơn phƣờng Phú Lƣơng.

Bảng 2.1. Tương quan yếu tố Đảng tịch với mức độ nắm rõ nội dung PLTHDC Nắm rõ Nắm đƣợc 1 phần Hầu nhƣ chƣa rõ Tổng Là Đảng viên (89) 66.9% (43) 32.3% (1) 0.8% (133) 100% Không là Đảng viên (92) 34.8% (146) 55.4% (26) 9.8% (264) 100% p=0,000<0,01

(Nguồn: Kết quả xử lý bảng hỏi)

Về tiêu chí đảng tịch, đại đa số ngƣời “nắm rõ” nội dung PLTHDC đều là đảng viên (chiếm 66.9%) trong khi những ngƣời ngoài đảng là 34.8%. Tỷ lệ nắm “hầu nhƣ chƣa rõ” ở đảng viên chỉ có 0.8%, ở ngƣời khơng phải đảng viên là 9.8%. Cùng với đó, tỷ lệ “nắm rõ một phần” ở đảng viên (34.8%) cũng thấp hơn nhiều so với những ngƣời không phải là đảng viên (55.3%).

Biểu đồ 2.3. Tương quan yếu tố Trình độ học vấn với mức độ nắm rõ nội dung của PLTHDC ở phường Phú Lương và xã Hoàng Diệu

(Nguồn: Kết quả xử lý bảng hỏi)

Ngƣời có trình độ càng cao thì có xu hƣớng càng nắm rõ nội dung của bản Pháp lệnh (các tỷ lệ lần lƣợt là: Dƣới THPT: 35%; THPT, TCN: 44.6%; CĐ - ĐH trở lên: 61.4%. Tỷ lệ ngƣời ngƣời “nắm rõ một phần” cũng tăng theo chiều hƣớng trình độ học vấn thấp dần. Ngƣợc lại số ngƣời “hầu nhƣ chƣa rõ” giảm đi theo xu hƣớng trình độ từ thấp đến cao. (Tỷ lệ lần lƣợt là: Dƣới THPT: 10.2%; THPT, TCN: 6.8%; CĐ - ĐH trở lên: 5.7%).

Bảng 2.2. Tương quan yếu tố Nhóm tuổi với mức độ nắm rõ nội dung của PLTHDC ở phường Phú Lương và xã Hoàng Diệu

Nắm rõ Nắm đƣợc 1 phần Hầu nhƣ chƣa rõ Tổng Dƣới 30 tuổi (17) 32.1% 33 (62.3%) (3) 5.7% (53)100% Từ 30 - 40 tuổi (79) 38.2% 37 (54.4%) (5) 7.4% (68) 100% Từ 41 - 50 tuổi (47) 61.4% 46 (46.5 %) (6) 6.1% (99) 100% Từ 51 - 60 tuổi 55 (46.2%) (49) 41.2% (15) 12.6% (119) 100% Trên 60 tuổi (64) 60.4% (41) 38.7% (1) 0.9% (106) 100% gamma=0,000<0,01

(Nguồn: Kết quả xử lý bảng hỏi)

Những ngƣời càng nhiều tuổi thì có xu hƣớng nắm đƣợc nội dung PLTHDC càng rõ hơn, trong đó cao nhất là nhóm trên 60 tuổi (60.4%) và thấp nhất là nhóm dƣới 30 tuổi (32.1%). Điều này chứng tỏ ngƣời trẻ tuổi lại là những ngƣời ít quan tâm đến vấn đề dân chủ cơ sở hơn cả. Tiếp tục làm thêm một số kỹ thuật xử lý số liệu sâu hơn, tác giả nhận thấy đa phần nhóm ngƣời trẻ tuổi lại là những ngƣời khơng phải là đảng viên và có trình độ thấp.

Bảng 2.3. Tương quan yếu tố Nghề nghiệp với mức độ nắm rõ nội dung của PLTHDC ở phường Phú Lương và xã Hoàng Diệu

Nắm rõ Nắm đƣợc

1 phần

Hầu nhƣ

chƣa rõ Tổng

Nông dân, công nhân (46) 46% 48 (48%) 6 (6%) 100 (100%)

Lao động tự do (59) 40.1% 73 (49.7%) 15 (10.2%) 147 (100%) Buôn bán, dịch vụ (13) 46.4% 11 (39.3%) 4 (14.3%) (28) 100% Nội trợ (6) 26.1% (14) 60.9% (3) 13% (23) 100% Hƣu trí (32) 68.1% (15) 31.9% 0 (47) 100% Cán bộ (55) 59.1% (36) 38.7% (2) 2.2% (93) 100% p=0,001<0,05

(Nguồn: Kết quả xử lý bảng hỏi)

Bảng 2.3 cho thấy, cán bộ (59.1%) và hƣu trí (68.1%) có tỷ lệ ngƣời nắm rõ đƣợc nội dung bản Pháp lệnh cao nhất trong khi đó những ngƣời ở nhà nội trợ có tỷ lệ này thấp nhất (chỉ chiếm 26.1%). Nơng dân, công nhân, lao động tự do

và những ngƣời buôn bán, dịch vụ cũng tỏ ra quan tâm đến các quy định của bản Pháp lệnh với tỷ lệ ngƣời nắm rõ tƣơng đối khá, lần lƣợt là: 46%, 40.1% và 46.4%. Điều này có thể hiểu đƣợc, nhóm hƣu trí thƣờng là những đảng viên và có nhiều thời gian hơn ngƣời nông dân, công nhân, lao động tự do, bn bán, dịch vụ,..; cịn những ngƣời cán bộ cũng thƣờng là đảng viên và có điều kiện tiếp xúc với các văn bản pháp luật hơn và họ còn phải là ngƣời nắm rõ để cịn TT,PB và giải thích cho ngƣời dân.

Biểu đồ 2.4. Mức độ nắm được nội dung

của PLTHDC ở phường Phú Lương và xã Hoàng Diệu

36.5% 57.8% 55.9% 36.9% 7.7%5.2% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0%

Nắm rõ Nắm được một phần Hầu như c hưa rõ

P hường P hú L ương Xã H oà ng D iệu

(Nguồn: Kết quả xử lý bảng hỏi)

Ngƣời dân phƣờng Phú Lƣơng nắm rõ các nội dung của PLTHDC (36.5%), ít hơn so ngƣời dân xã Hoàng Diệu (57.8%). Tƣơng tự, tỷ lệ ngƣời dân (55.9%) chỉ “nắm đƣợc một phần” ở phƣờng Phú Lƣơng cao hơn xã Hoàng Diệu (36.9%) và tỷ lệ ngƣời “hầu nhƣ chƣa rõ” tƣơng ứng là 7.7% và 5.2%. Khi nghiên cứu sâu hơn nữa, tác giả nhận thấy, tỷ lệ nắm rõ nội dung Pháp lệnh ở phƣờng Phú Lƣơng và xã Hoàng Diệu tập trung vào những ngƣời có trình độ thấp, khơng phải đảng viên và lao động tự do (Phú Lƣơng), nội trợ (Hoàng Diệu).

Xem xét tƣơng quan giữ mức độ quan tâm của ngƣời dân đến PLTHDC ở XPT với mức độ nắm rõ từng nội dung của bản Pháp lệnh, tác giả nhận thấy có mối liên hệ rất mạnh giữa hai yếu tố này.

Bảng 2.4. Tương quan giữa mức độ quan tâm với mức độ nắm rõ các nội dung của PLTHDC ở phường Phú Lương và xã Hoàng Diệu

Nắm rõ Nắm rõ

một phần

Hầu nhƣ

chƣa rõ Độ tin cậy Công khai, phổ biến

các công việc, hoạt động chung

Rất quan tâm (162) 72.0% (96) 46.2% (5) 16.7%

p = 0.000<0.01

Không quan tâm (1) 0.4% (6) 2.9% (9) 30.0%

Nhân dân tham gia bàn, góp ý vào các cơng việc, hoạt động chung

Rất quan tâm (148) 65.8% (80) 37.4% (4) 13.3%

p = 0.000<0.05 Không quan tâm (3) 1.3% (13) 6.1% (3) 10.0%

Nhân dân tham gia thực hiện các công việc, hoạt động chung

Rất quan tâm (85) 38.6% (66) 31.7% (1) 3.3%

p = 0.001<0.05 Không quan tâm (4) 1.8% (12) 5.8% (3) 10.0%

Nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát các công việc, hoạt động

Rất quan tâm (98) 46.0% (70) 36.1% (4) 15.4%

p = 0.001<0.05 Không quan tâm (8) 3.8% (16) 8.2% (9) 34.6%

(Nguồn: Kết quả xử lý bảng hỏi)

Bảng trên cho thấy, ngƣời có mức độ quan tâm càng cao thì có xu hƣớng nắm càng rõ nội dung của Pháp lệnh. Những ngƣời càng quan tâm đến nội dung cơng khai, phổ biến thì mức độ nắm rõ đƣợc nội dung này càng cao. Các mức độ lần lƣợt là: 72% nắm rõ, 46.2% nắm rõ đƣợc một phần, 16.7% hầu nhƣ chƣa rõ. Ngƣợc lại, những ngƣời khơng quan tâm đến nội dung trên thì mức độ nắm rõ nội dung ấy sẽ ngày càng giảm đi. Các mức độ lần lƣợt là: 30% hầu nhƣ chƣa rõ, 2.9% nắm rõ đƣợc một phần, (0.4%) nắm rõ. Tƣơng tự với các nội dung còn lại, mức độ quan tâm cũng tỷ lệ thuận với mức độ nắm rõ.

Từ những phân tích trên có thể thấy dù ở địa bàn nào thì, việc nắm rõ nội dung của PLTHDC ở XPT cũng phụ thuộc vào trình độ nhận thức, tuổi tác, nghề nghiệp, yếu tố đảng tịch và mức độ quan tâm của ngƣời dân. Song một điều đáng chú ý là, tỷ lệ ngƣời nắm rõ nội dung Pháp lệnh ở xã Hồng Diệu - nơi có những điều kiện kém hơn về cơ sở vật chất, truyền thông và điều kiện sống, lại cao hơn phƣờng Phú Lƣơng - là nơi có những điều kiện trên tốt hơn. Do đó, cũng cần đặt câu hỏi về hiệu quả công tác TT, PB về PLTHDC ở từng địa bàn. TT, PB chỉ rộng mà khơng sâu thì chƣa đủ, khơng chỉ để cho ngƣời dân biết mà còn phải nắm rõ đƣợc và cách thức thực hiện những nội dung đó của bản Pháp lệnh.

2.2.3. Mức độ đồng tình của người dân phường Phú Lương và xã Hoàng Diệu đối với Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn

Biểu đồ 2.5. Mức độ đồng, tình phấn khởi của người dân khi đón nhận PLTHDC ở xã Hồng Diệu và phường Phú Lương

(Nguồn: Kết quả xử lý bảng hỏi)

Biểu đồ trên cho thấy, một kết quả đáng mừng là có tới 58.3% ngƣời dân tỏ thái độ Rất đồng tình, phấn khởi. Tỷ lệ ngƣời đồng tình, phấn khởi phần nào chiếm 39.3% và tỷ lệ khơng đồng tình chỉ chiếm 1.9%. Nhƣ vậy, có thể thấy đa phần ngƣời dân Phú Lƣơng và Hồng Diệu đón nhận những nội dung quy định về dân chủ với tâm trạng tích cực và ủng hộ việc triển khai thực hiện những nội dung ấy. Tỷ lệ ngƣời dân đồng tình, phấn khởi cao cũng là điều dễ hiểu, bởi bản Pháp lệnh chính là một bƣớc tiến quan trọng để “thực hành dân chủ”, để cụ thể hoá cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ, thực hiện phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mang lại quyền và lợi ích sát sƣờn cho ngƣời dân. Tuy nhiên, tỷ lệ đồng tình, phấn khởi phần nào, mặc dù không phải là phần lớn nhƣng cũng không phải là nhỏ. Tức là bản Pháp lệnh vẫn cịn có nội dung hoặc cách thức thực hiện ở khâu nào đó cịn chƣa đƣợc nhƣ nguyện vọng và mong đợi của nhân dân. Bởi Pháp lệnh chỉ là trên văn bản mà không đƣợc thực hiện hoặc thực hiện một cách chƣa đầy đủ, còn chung chung, mang nặng tính hình thức và chƣa đi sâu đƣợc vào cuộc sống thực tế của nhân dân thì chƣa thể phát huy đƣợc tính ƣu việt của nó.

Bảng 2.5. Tương quan yếu tố địa bàn sinh sống với

mức độ đồng tình, phấn khởi của người dân khi đón nhận PLTHDC

Rất đồng tình, phấn khởi Đồng tình, phấn khởi phần nào Khơng đồng tình Tổng Phƣờng Phú Lƣơng (106) 48.2% (112) 50.9% (9)3.8% (133) 100% Xã Hoàng Diệu (162) 67.5% (69) 28.8% (2)0.9% (264) 100% p=0,000<0,01

(Nguồn: : Kết quả xử lý bảng hỏi)

Không có mối tƣơng quan nào thể hiện sự khác biệt giữa những ngƣời có trình độ học vấn khác nhau với mức đồng tình, phấn khởi. Tuy nhiên khi xét đến tiêu chí nơi sống, ngƣời dân xã Hồng Diệu có tỷ lệ ngƣời đồng tình, phấn khởi đối với PLTHDC cao hơn ngƣời dân phƣờng Phú Lƣơng (67.5% và 48.2%). Tỷ lệ ngƣời khơng đồng tình ở phƣờng (3.8%) cũng cao hơn so với ở xã (0.9%). Đa số ngƣời dân ở phƣờng Phú Lƣơng chỉ đồng tình phấn khởi phần nào (50.9%), trong khi con số này ở xã Hồng Diệu chỉ là 28.8%. Phải chăng những gì nhƣ mong mỏi của ngƣời dân phƣờng Phú Lƣơng chƣa nhiều bằng ngƣời dân xã Hoàng Diệu khi thực hiện PLTHDC ở XPT?

Phú Lƣơng là địa bàn đang có những chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang cơng nghiệp - dịch vụ, chuyển hƣớng mục đích sử dụng đất, rồi sự thay đổi về hành chính đang đặt ra những vấn đề thay đổi về công tác quản lý, sinh hoạt cộng đồng dân cƣ,.. Những năm qua, cơng tác thu hồi và đền bù giải phóng mặt bằng để phục vụ cho các cơng trình, dự án vẫn là vấn đề tạo ra nhiều dƣ luận trái chiều. Tình trạng ngƣời dân cịn chƣa đồng thuận với chính quyền địa phƣơng, doanh nghiệp về giá đất. Hiện tƣợng ngƣời dân chây ì, chống đối, khơng bàn giao mặt bằng hay tranh chấp, khiếu kiện thậm chí có cả cán bộ lợi dụng để trục lợi, kẻ xấu kích động nhân dân, gây mất đồn kết,.. là đã có xuất hiện ở Phú Lƣơng chỗ này chỗ nọ, lúc này lúc khác. Do đó, PLTHDC ở đây lại đƣợc đặt thêm trọng trách và chính quyền cơ sở phải đảm bảo cân bằng đƣợc lợi ích của ngƣời dân với dân chủ đúng mức, đúng pháp luật. Làm sao để khi giải quyết vấn đề dân chủ và lợi ích phải “hợp ý đảng, vừa lịng dân”. Tuy nhiên, không phải lúc nào cán cân này cũng đƣợc cân bằng và khi bên nhẹ,

Bên cạnh đó, ta thấy, không phải tất cả ngƣời dân Phú Lƣơng đều tỏ thái độ tiêu cực, không đồng thuận với việc thực hiện bản PLTHDC. Số ngƣời đồng tình, phấn khởi thấp nhất tập trung vào những ngƣời lao động tự do (14.3%), dƣới 30 tuổi (31.6%) và nhóm khơng phải đảng viên (42.2% thấp hơn nhiều so với nhóm đảng viên là 70%).

Xét trên phƣơng diện nhóm tuổi, ngƣời có độ tuổi càng cao thì có xu hƣớng càng đồng tình, phấn khởi với PLTHDC ở XPT (các tỷ lệ lần lƣợt là: dƣới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn hiện nay (nghiên cứu trường hợp phú lương quận hà đông (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)