Tăng cƣờng công tác giáo dục, tuyên truyền về Pháp lệnh thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn hiện nay (nghiên cứu trường hợp phú lương quận hà đông (Trang 95 - 97)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Tăng cƣờng công tác giáo dục, tuyên truyền về Pháp lệnh thực hiện

chủ nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ và nhân dân trong triển khai và thực hiện

Trƣớc hết cần đổi mới nội dung, hình thức và phƣơng pháp giáo dục, tuyên truyền, làm cho mọi ngƣời dân, ở cả thôn, tổ dân phố đều thấm nhuần, tiếp nhận đƣợc nội dung, yêu cầu, mục đích của Pháp lệnh dân chủ. Nội dung, phƣơng pháp, hình thức tuyên truyền, giáo dục phải ngắn gọn,dễ nhớ, dễ thực hiện. Điều gì phù hợp với nhu cầu, lợi ích của dân thì cũng dễ nói, dễ nghe và dễ làm. Nên tập trung hơn vào nhón những ngƣời có trình độ thấp, khơng phải là đảng viên, nhóm lao động tự do và ở nhà nội trợ

Kết hợp giáo dục, tuyên truyền nội dung của PLDC với nội dung đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền các cấp, tăng cƣờng giáo dục, tuyên truyền về pháp luật, về quyền công dân, về nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, đặc biệt là những vấn đề cốt lõi nhất của vấn đề dân chủ nhƣ dân chủ là gì, các loại hình dân chủ, cách thức thực hiện dân chủ.

Gắn việc giáo dục, tuyên truyền Pháp lệnh với tuyên truyền, giáo dục nếp sống văn hóa, phong trào xây dựng làng, tổ dân phố, cụm dân cƣ, gia đình văn hóa. Dựa trên bản Pháp lệnh, cần cụ thể hóa cho phù hợp với đặc điểm, phong tục tập quán và trình độ dân trí của từng địa bàn xã, phƣờng. Đa dạng hóa các phƣơng pháp và hình

thức giáo dục, tuyên truyền. Kết hợp phƣơng pháp tun truyền, giải thích thơng qua các cuộc họp, qua phổ biến, quán triệt của cán bộ, tuyên truyền viên, báo cáo viên, qua phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ loa đài, sách báo, tài liệu; mở rộng việc tuyên truyền, giáo dục qua các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thi tìm hiểu nội dung Pháp lệnh. Có thể đƣa cơng tác giáo dục, tuyên truyền thực hiện dân chủ vào trong nhà trƣờng, trƣớc hết là giáo dục ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của công dân. Đặc biệt, thông qua các phƣơng pháp tác động tâm lý nhƣ DLXH, nêu gƣơng, phê phán... để động viên, khơi dậy nhu cầu nhận thức, đồng thời đấu tranh với những nhận thức, thái độ và hành vi sai lệch trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Công tác giáo dục, tuyên truyền phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục, có nền nếp. Có thể thơng qua sinh hoạt của các thơn, tổ dân phố, đồn thể nhân dân, hội nghề nghiệp,... Phấn đấu mỗi gia đình có một bản Pháp lệnh, mỗi ngƣời dân đều đƣợc học, đƣợc tìm hiểu về Pháp lệnh. Chú trọng xây dựng các lực lƣợng cộng tác viên đắc lực trong tuyên truyền, giáo dục nhƣ cán bộ hƣu, cựu chiến binh, đoàn viên thanh niên, Mặt trận tổ quốc, hội Nông dân, hội Phụ nữ, các Trƣởng thôn,... Bởi qua tìm hiểu thực tế, cả Phú Lƣơng và Hồng Diệu hiện vẫn chƣa có cán bộ hƣớng dẫn thực hiện PLDC. Đó khơng chỉ là các “tuyên truyền viên khơng chun” mà cịn là những tấm gƣơng trực tiếp thực hiện PLDC, những ngƣời thẩm định, phản biện, giám sát việc thực hiện dân chủ.

Để nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục, TT, PB cần tăng cƣờng cơ sở vật chất cho công tác này. Trƣớc hết, cần chỉ đạo huy động tối đa các phƣơng tiện truyền thông, bảo đảm một thời lƣợng thông tin cần thiết trên loa truyền thanh, bảng tin, bảng niêm yết,... Tăng kinh phí cho việc in ấn, phơ tơ bản Pháp lệnh để gửi đến hộ dân, tạo điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động của tuyên truyền viên, báo cáo viên, cho các cuộc sinh hoạt chính trị, văn hóa, nghệ thuật, hoạt động kiểm tra, giám sát, đối thoại trực tiếp,..., tạo nên các phong trào sinh hoạt sôi nổi đều khắp. Các tuyên truyền viên, báo cáo viên, cán bộ đài truyền thanh cần đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng kỹ càng, có kế hoạch và kinh phí, có chế độ rõ ràng với họ. Các chế độ này

cũng phải sửa đổi, bổ sung theo ý kiến của nhân dân, đƣợc nhân dân thừa nhận và ủng hộ. Nếu chỉ trông cậy vào biên chế và nguồn kinh phí của Nhà nƣớc thì khả năng thực thi sẽ bị hạn chế rất nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn hiện nay (nghiên cứu trường hợp phú lương quận hà đông (Trang 95 - 97)