3.3.1.1 .Các thuật ngữ có tương đương 1:1
3.4. So sánh thuật ngữ mỹ thuật Anh –Việt
3.4.1. Về cấu tạo thuật ngữ
Tiếng Anh và tiếng Việt là hai ngôn ngữ thuộc hai loại hình ngơn ngữ khác nhau. Tiếng Anh thuộc về loại ngơn ngữ biến hình; từ biến đổi hình thái để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp và ngữ nghĩa. Tiếng Việt thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập, từ không bao giờ biến đổi hình thái. Để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp và ngữ nghĩa, từ được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Chính vì thuộc hai loại hình ngơn ngữ khác nhau nên việc cấu tạo từ nói chung cũng như cấu tạo từ trong hệ thuật ngữ mỹ thuật của hai ngôn ngữ cũng khác nhau. Trong tiếng Anh thuật ngữ mỹ thuật bao gồm thuật ngữ là từ đơn, từ phái sinh, từ ghép, cụm từ. Trong tiếng Việt, thuật ngữ mỹ thuật xuất hiện dưới dạng từ đơn, từ ghép, và cụm từ. Thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng Anh phải vay mượn từ các nước châu Âu. Cũng tương tự, thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng Việt chủ yếu hình thành từ con đường vay mượn, chuyển dịch từ tiếng nước ngoài. Trong tiếng Việt thuật ngữ mỹ thuật là từ đơn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, nhưng ngược lại đối với tiếng Anh từ đơn chiếm tỷ lệ khá lớn. Một đặc điểm nổi bật giữa thuật ngữ mỹ thuật với từ đơn của tiếng Anh và tiếng Việt là: Hầu hết các thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng Anh là từ đơn khi dịch sang tiếng Việt là từ ghép hoặc cụm từ. Ví dụ:
Tiếng Anh Tiếng Việt
chalk phấn mầu
charcoal than vẽ
diluent chất pha mầu
ground mặt nền
3.4.2. Những tương đồng và khác biệt giữa thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh và tiếng Việt
Qua khảo sát cấu trúc, nguồn gốc của thuật ngữ mỹ thuật trong 2 ngôn ngữ, khảo sát sự chuyển dịch Anh - Việt, chúng tơi nhận thấy có những tương đồng và khác biệt như sau.
3.4.2.1. Tương đồng
Cả hai thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh và tiếng Việt đều có số lượng thuật ngữ bản ngữ rất ít, đa phần là thuật ngữ vay mượn. Nguồn vay mượn chủ yếu của hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh là từ tiếng La Tinh, Pháp và Hy Lạp, còn nguồn vay mượn chủ yếu của hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt là tiếng Hán. Đây là điều quen thuộc vì các ngơn ngữ Ấn Âu với tiếng La Tinh, Pháp và Hy Lạp, các ngơn ngữ Đơng Á với tiếng Hán có mối tương quan với nhau.
Về hiện tượng vay mượn của hai hệ thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt là tiếng Anh vay mượn phụ tố và căn tố để cấu tạo từ và từ phái sinh; hệ phụ tố cũng chủ yếu đến từ tiếng La Tinh và Hy Lạp. Tiếng Việt không vay mượn căn tố và phụ tố nhưng sử dụng các yếu tố từ vựng tiếng Hán để tạo tương đương. Các yếu tố Hán để tạo tương đương gồm: viện, hóa, vơ, phi, bất, tính. Đây là
những yếu tố góp phần tạo hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt mang tính hệ thống. Ví dụ :
academy viện hàn lâm
industrialization art cơng nghiệp hố mỹ thuật
irregular vô đạo đức
irrational phi lý
non – cooperation bất hợp tác
various tính đa dạng
Một điểm trùng nhau nữa là trong hai ngôn ngữ, thuật ngữ được cấu tạo bằng phương thức ghép là chủ yếu. Thuật ngữ là từ ghép đều được phân loại dựa vào mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố. Trong từ ghép đẳng lập, các thành tố đều có nghĩa tương đương nhau. Trong từ ghép phân nghĩa, thành tố trung tâm bao giờ cũng biểu thị ý nghĩa phạm trù và giữ vai trị chính, vai trị trung tâm, cịn thành tố phụ biểu thị thuộc tính khu biệt của sự vật, q trình, hay tính chất do thành tố trung tâm biểu thị. Số lượng thuật ngữ là cụm từ, từ ghép phân nghĩa, trong tiếng Anh và tiếng Việt chiếm tỷ lệ lớn. Một sự tương đồng khác giữa hệ thuật ngữ mỹ thuật của hai ngôn ngữ là từ loại của thành tố trung tâm quyết định từ loại của thuật ngữ.
3.4.2.2. Sự khác biệt
Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa hai ngôn ngữ là trật tự từ. Trong từ ghép đẳng lập, các thành tố bình đẳng về nghĩa, trật tự từ trong tiếng Anh không chặt chẽ như trong tiếng Việt, các thành tố có thể thay đổi vị trí cho nhau mà khơng có sự thay đổi nhiều về nghĩa. Trong tiếng Việt, trật tự từ khơng thể thay đổi. Ví dụ: xe đạp không thể đổi thành đạp xe (vì khi ta thay đổi trật tự từ thì ý nghĩa cũng thay đổi).
Trong từ ghép chính phụ, trật tự từ là nhân tố quan trọng trong cả hai ngôn ngữ. Nếu thành tố thứ nhất là thành tố trung tâm thì thành tố thứ hai là thành tố phụ và ngược lại. Tuy nhiên, trật tự từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt hoàn toàn khác nhau. Trong tiếng Anh phần lớn các trường hợp thành tố trung tâm luôn đứng sau, thành tố phụ đứng trước. Ngược lại, trong tiếng Việt thành tố trung tâm đứng trước, thành tố phụ đứng sau.
Tiếng Anh và tiếng Việt thuộc hai loại hình ngơn ngữ khác nhau cho nên phương thức cấu tạo thuật ngữ giữa hai ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Anh dùng phương thức phái sinh, phương thức ghép cấu tạo thuật ngữ, còn tiếng Việt chỉ dùng phương thức ghép để cấu tạo thuật ngữ.
a. Về hình thức
Do sự khác biệt về loại hình ngơn ngữ giữa Anh và Việt nên hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh và Việt có sự khác biệt rất lớn về mặt hình thức. Thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh là thuật ngữ biến đổi hình thái cịn thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt là thuật ngữ khơng biến đổi hình thái. Chính do đặc điểm này mà phương thức cấu tạo từ của hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh ngắn gọn và thuận lợi hơn tiếng Việt. Điều này cũng là đương nhiên. Thêm vào đó, vì mỹ thuật là ngành còn non trẻ ở Vịêt Nam, hệ thuật ngữ chưa hoàn chỉnh, các tương đương trong hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt nhiều khi chưa hoàn chỉnh, các tương đương trong hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt nhiều khi chưa phải là thuật ngữ, có nhiều ngữ đoạn chỉ là dịch để đảm bảo ý nên chưa đảm bảo tính thuật ngữ.
b. Về hệ thống
Hệ thống của hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt chưa hoàn chỉnh. Như trên đã nêu ngành mỹ thuật là ngành mới phát triển của nước ta nên hệ thuật ngữ đang bắt đầu xây dựng. Các thuật ngữ đa số là dịch (tương đương), dịch ý (giải thích) có rất nhiều tương đương Việt Anh chưa bảo đảm tính hệ thống ngắn gọn, tính cố định, tính thuật ngữ cịn yếu (vì phải đảm bảo thuật ngữ tương đương trong tiếng Anh). Còn thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh là hệ thuật ngữ có hệ thống và kết cấu với các đơn vị thuật ngữ ngắn gọn, súc tích, đảm bảo chính xác về nghĩa.
c. Về cấu trúc
Hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh và tiếng Việt đều gồm thuật ngữ đơn và thuật ngữ phức. Thuật ngữ mỹ thuật đơn của tiếng Anh được cấu tạo bằng phương thức phụ tố, thuật ngữ phức được tạo lập chủ yếu bằng các kết hợp phái sinh và ghép từ. Thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt cũng gồm hai loại, thuật ngữ đơn và thuật ngữ phức, thuật ngữ đơn được hiểu là thuật ngữ có cấu tạo bằng một từ đơn, thuật ngữ phức là những thuật ngữ gồm hai từ trở lên. Nét khác biệt chủ yếu
là ở chỗ tỷ lệ số lượng thuật ngữ đơn trong hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt ít hơn hẳn so với tỷ lệ ấy trong hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh, và hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt có số lượng thuật ngữ là ngữ chiếm ưu thế.
d. Về nguồn gốc
Xét về nguồn gốc thấy rằng hệ thuật ngữ mỹ thuật Anh và Việt cũng bao gồm những thuật ngữ bản địa và thuật ngữ ngoại lai. Thuật ngữ ngoại lai trong tiếng Anh chủ yếu du nhập từ nguồn La Tinh, Pháp sau đó Hi Lạp và một số thứ tiếng khác. Thuật ngữ ngoại lai trong tiếng Việt chủ yếu mang yếu tố Hán Việt và một số mang yếu tố Ấn Âu.
e. Về độ dài
Do đặc điểm loại hình ngơn ngữ lên hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh có tính hệ thống cao. Các thuật ngữ ngắn gọn, súc tích, nghĩa ổn định, mang tính khoa học và đạt tiêu chuẩn thuật ngữ khoa học. Thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt là hệ thuật ngữ của ngành mới, chưa hoàn chỉnh nên có những đơn vị thuật ngữ chưa phải là thuật ngữ, có những ngữ đoạn chỉ là dịch để đảm bảo nghĩa nên chưa đạt độ chính xác ngắn gọn của thuật ngữ. Nhìn chung thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt dài vì phải ưu tiên nội dung thuật ngữ, có những đơn vị chưa được gọi là thuật ngữ nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận sự tồn tại này, vì nếu khơng chấp nhận thuật ngữ dài sẽ không diễn đạt hết nghĩa tương đương trong tiếng Anh, nếu diễn đạt được đủ ý thì thuật ngữ lại khơng đạt độ chặt chẽ, ngắn gọn về hình thức.Sau đây là bảng so sánh đặc điểm hệ thuật ngữ mỹ thuật Anh Việt. Đặc điểm của thuật ngữ Tiếng Anh Tiếng Việt
Nét trùng
Vay mượn yếu tố cấu tạo từ
Vay mượn phụ tố Vay mượn từ vựng
Hình thức biến hình Khơng biến hình
Nét Khác biệt
thức cao yếu
Cấu trúc
-thuật ngữ đơn (nhiều) -thuật ngữ phức (ít)
-Thuật ngữ đơn (ít)
-Thuật ngữ phức là từ ghép -Thuật ngữ phức là ngữ (tuyệt đại đa số)
Độ dài Ngắn gọn Chưa ngắn gọn
Bảng 34: Đặc điểm hệ thuật ngữ mỹ thuật Anh Việt
Nhận xét : Từ những điểm so sánh cụ thể nêu trên, chúng tôi thấy rằng hệ thuật
ngữ mỹ thuật tiếng Việt cần được xây dựng và chuẩn hố để đạt được tính thuật ngữ và tính hệ thống. Để làm được điều này, các nhà chuyên môn và các nhà thuật ngữ cần phải cộng tác để tìm phương án giải quyết.
3.5. Một số đề xuất góp phần soạn bài luyện TACN mỹ thuật công nghiệp 3.5.1. Yêu cầu chất lượng:
Dạy thuật ngữ đương nhiên có đích cuối cùng là sinh viên nắm bắt được cách sử dụng thuật ngữ.
-Word formation: Nhận biết được hệ thống các tiền tố, hậu tố cấu thành nên từ
loại của thuật ngữ: N, V, Adj, Adv; phân biệt được đâu là các tiền tố, hậu tố mang ý nghĩa phủ định, đâu là tiền tố chỉ sự lặp lại của hành động, đâu là tiền tố đề cập tới mối quan hệ không gian và thời gian, từ đó sinh viên có khả năng phân loại hệ thống các tiền tố, hậu tố cấu thành nên thuật ngữ. Dựa vào hệ thống các yếu tố cấu thành nên thuật ngữ này, sinh viên biết được nghĩa của thuật ngữ theo một hệ thống dễ nhớ, dễ hiểu.
-stem: Cung cấp các thân từ - thành phần chính của thuật ngữ. Dựa vào thân từ,
sinh viên xác định nghĩa gốc của thuật ngữ.
-Theme grouping: Dựa vào chủ đề bài học, và sử dụng từ điển, sinh viên tự học
của mình. Sau khi kết thúc mỗi học trình tiếng Anh cơ sở đều phải đạt 900 từ, vậy là sau khi kết thúc ba học kỳ tiếng Anh cơ sở sinh viên mỹ thuật phải đạt 2700 từ để bước sang giai đoạn học TACN. Sau khi tham khảo một số các giáo trình TACN của một số trường đại học và cao đẳng, chúng tôi cho rằng trung bình lượng thuật ngữ sinh viên mỹ thuật đạt được sau giai đoạn học TACN dao động từ 500 tới 600 thuật ngữ.
[46 tr.60-62] để dạy thuật ngữ có hiệu quả thì buộc phải tn thủ các nguyên tắc: 1. Form: pronunciation and spelling(phát âm và viết), nghĩa là sinh viên phải đọc được từ đó và viết được từ đó.
2. Grammar: (ngữ pháp) giáo viên phải cung cấp cho sinh viên quy tắc ngữ pháp khi sử dụng thuật ngữ.
3. Collocation: (sự phối hợp giữa các từ) khi trang bị thuật ngữ cho sinh viên, cần phải chỉ cho sinh viên biết những thuật ngữ nào có thể phối hợp được với nhau.
4. Aspect of meaning (ngữ nghĩa) điều này là hiển nhiên. Khi dạy thuật ngữ chúng ta phải cung cấp nghĩa cho sinh viên.
5. Meaning relationship (quan hệ ngữ nghĩa) đây cũng có thể hiểu là việc cung cấp một trường nghĩa cho sinh viên. Khi dạy sinh viên thuật ngữ, chúng ta có thể đưa ra các thuật ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa …
6. Word formation: (cấu tạo từ) cung cấp dạng của thuật ngữ cho sinh viên thông qua phụ tố, giúp sinh viên nắm được đâu là danh từ, đâu là động từ, đâu là trạng từ …
7. Như vậy, gọi là nắm bắt được thuật ngữ, theo chúng tôi sinh viên phải đạt được các tiêu chí sau:
- Hiểu được thuật ngữ (nghĩa tương đương trong tiếng Việt) - Phát âm chuẩn thuật ngữ đó
- Biết cách sử dụng thuật ngữ (về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa) nghĩa là dùng thuật ngữ để viết câu, viết đoạn.
Tuy hiểu nguyên tắc là vậy, nhưng trong thực tế giảng dạy chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn như dưới đây.
3.5.2. Thực trạng dạy học tiếng Anh chuyên ngành mỹ thuật
Thực tế việc dạy và học TACN tại Trường Đại học Mỹ thuật Cơng nghiệp cịn chưa được chú trọng và quan tâm đầy đủ. Do thời lượng học cho mơn tiếng Anh cịn ít, sinh viên chưa quan tâm tới việc học và phát triển thuật ngữ, giáo viên cũng chưa dành nhiều thời gian luyện tập, củng cố và phát triển vốn thuật ngữ cho sinh viên.
Về phía sinh viên: Chưa ý thức được việc học thuật ngữ cần thiết như thế nào cho chuyên môn, chưa nắm bắt được tính phức tạp của việc học thuật ngữ mà chỉ quan niệm đó là những từ mà họ phải học thuộc lòng, do vậy dễ bị lãng quên và không áp dụng được trong những trường hợp khác nhau, trong những ngữ cảnh khác nhau. Chính vì học thụ động như vậy nên sinh viên không đạt được yêu cầu của việc học thuật ngữ chuyên ngành.
Về phía giáo viên: Do thời lượng chương trình chưa được cân đối chặt chẽ, chưa chú ý dạy thuật ngữ trong nghiên cứu theo nguyên tắc chung, chưa chú ý phát triển cấu trúc thuật ngữ, chưa kết hợp được với những bài giảng tiếng Anh đại cương. Chủ yếu giáo viên dạy ngữ pháp, cách đọc, sau đó áp dụng vào việc đọc bài khố, phân tích thảo luận bài khoá, dạy bài khoá trên cơ sở các yêu cầu có sẵn trong bài, ngồi ra cũng có những dạng bài tập khác nhau cho sinh viên luyện tập thêm. Nhìn chung, các bài tập áp dụng vào việc dạy thuật ngữ chưa có nhiều và thường xuyên. Giáo viên mặc dù cũng nhận biết rõ được việc phải dạy cách nắm bắt thuật ngữ nhưng thời lượng chương trình khơng cho phép nên chỉ dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng giới thiệu thuật ngữ chuyên ngành.
rất nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất chúng tơi gặp phải là chưa có giáo trình TACN và tài liệu nghiên cứu liên quan phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, chính vì vậy một số sinh viên muốn tự nghiên cứu, tham khảo thì lại càng khó khăn hơn vì chưa có từ điển dành riêng cho ngành mỹ thuật công nghiệp. Sinh viên phải dùng từ điển thơng thường để tra cứu.
3.5.3. Những khó khăn
Ngồi những khó khăn chúng tơi đã nêu ra ở trên cịn một khó khăn lớn nhất đó là do đặc trưng thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt chưa được chặt chẽ, khi dịch ra dài q, khơng có tương đương, khơng đúng với quy chuẩn thuật ngữ, chẳng hạn như trong những ví dụ sau:
as pretty as paint: đẹp như vẽ
design composition: bố cục tạo dáng
badger hair brush: bút chổi (dùng để phủi sạch tranh, quét nền, bồi tranh) pure broken color: phá cách hoàn toàn về mầu sắc
the four screens: tranh tứ bình
exhibition attraction: điểm thu hút khách triển lãm (dạng thức) to take someone’s likeness: vẽ chân dung ai
silk screen painting: tranh in lưới
Những thuật ngữ phải giải thích như đã trình bày ở phần trên trong luận văn này (trang 90,91,92)do thực tế hệ thuật ngữ tiếng Việt có tương đương là rất ít, chủ yếu là không tương đương. Tất cả các khó khăn đó xuất phát bởi thuật ngữ mỹ thuật chưa phát triển mạnh như các ngành khác như là thuật ngữ khí