Dịch thuật tương đương (equivalence)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng anh (có so sánh với tiếng việt) (Trang 87 - 89)

3.2.2.2 .Việt Hán

3.3. Vài nhận xét về chuyển dịch thuật ngữ mỹ thuật Anh Việt

3.3.1. Dịch thuật tương đương (equivalence)

Tương đương dịch thuật là một khái niệm trung tâm của lý thuyết dịch. Trong lý thuyết dịch, tương đương dịch thuật là quy trình chuyển dịch, thay thế một văn bản trong ngôn ngữ nguồn bằng một văn bản trong ngơn ngữ đích. Đó là mối quan hệ tương ứng giữa các đơn vị dịch thuật của hai văn bản, văn bản nguồn và văn bản đích trên cơ sở chú ý đến các yếu tố ngồi ngơn ngữ, các điều kiện ngữ dụng, văn bản và phong cách ở người tiếp nhận. Trong dịch thuật ngữ tồn tại hai khả năng: có tương đương và khơng có tương đương. Nếu có tương đương thì mới chuyển dịch thuật ngữ một cách chính xác, nếu khơng có tương đương thì phải vay mượn nguyên dạng, phiên âm, chuyển tự, hoặc dịch ý.

Trong cuốn “Lý luận dịch thuật, 1965” Catford, J.C cho rằng, các tương đương chỉ trở thành văn bản có thể trao đổi được nếu chúng hoạt động trong tình huống tương tự. Đây khơng phải giống nhau về nội dung mà là tương đương tình huống với sự vận hành của các yếu tố văn bản, có hai loại tương đương: Tương đương hình thức (formal equivalence) và tương đương năng động (dynamic equivalence). Tương đương hình thức tập trung sự chú ý vào bản thân thơng điệp cả về hình thức và nội dung. Người ta chú ý sao cho thơng điệp ở ngơn ngữ đích tương xứng càng sát càng tốt với các yếu tố khác nhau ở ngôn ngữ nguồn. Như vậy, tương đương hình thức chỉ đạt được khi cả ngôn ngữ nguồn và ngơn ngữ đích tồn tại những từ gần giống nhau nhất cả về dạng thức và nội dung. Tương đương năng động nghĩa là mối quan hệ giữa người đọc bản dịch và thông điệp phải gần giống như mối quan hệ giữa người đọc nguyên tác và thông điệp nguyên tác. Thông điệp ở bản dịch phải phù hợp với các nhu cầu ngôn ngữ và mong đợi văn hoá của người đọc bản dịch. Như vậy, mục tiêu của tương đương năng động là tìm kiếm những tương đương tự nhiên và gần nhất với thông điệp của ngôn ngữ nguồn. Tương đương năng động đạt được khi thông điệp trong ngôn ngữ nguồn và ngơn ngữ đích có những ảnh hưởng tương tự nhau đối với

người đọc. Tương đương không phải là chỉ sự bằng nhau về nghĩa mà là một quy trình chuyển dịch, và quy trình này được gọi là quy tắc chuyển dịch. Ví dụ tương đương văn hố, tương đương chức năng.

Nguyễn Hồng Cổn cho rằng có hai loại tương đương đương dịch thuật: tương đương hoàn toàn và tương đương bộ phận.

+ Tương đương hồn tồn gồm có tương đương hồn tồn tuyệt đối và tương đương hoàn toàn tương đối. Tương đương hoàn toàn tuyệt đối là các tương đương dịch thuật, tương đương với nhau trên cả 4 bình diện: ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Những thuật ngữ có tương đương hồn toàn là những từ mà ngơn ngữ đích vay mượn ngơn ngữ nguồn, ví dụ từ gallery. Tương

đương hoàn toàn tương đối là những tương đương dịch thuật trên ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Trong thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh và tiếng Việt tương đương hoàn toàn tương đối chủ yếu rơi vào các từ đơn. Ví dụ:

artist: họa sĩ

exhibition: triển lãm easel: giá vẽ

diluent: chất pha màu

+ Tương đương bộ phận: tương đương ngữ pháp - ngữ nghĩa, tương đương ngữ nghĩa - ngữ dụng. Số lượng thuật ngữ mỹ thuật có tương đương ngữ nghĩa – ngữ dụng tương đối nhiều vì trong quá trình chuyển dịch người ta chú ý đến nội dung thông báo của thuật ngữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng anh (có so sánh với tiếng việt) (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)