Tương đương > 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng anh (có so sánh với tiếng việt) (Trang 91)

3.3.1.1 .Các thuật ngữ có tương đương 1:1

3.3.1.3. Tương đương > 1

có một thuật ngữ dịch tương đương. Ví dụ:

1 1. ceramic 2. pottery

đồ gốm

2 1. adman

2. advertiser

người vẽ quảng cáo

3 1. to dab paint on something 2. to give a picture a dab of paint

phết nhẹ sơn lên vật gì phết nhẹ sơn lên bức hoạ

4 1. cartograph 2. graphic đồ hoạ 5 1. gum 2. glue keo 6 1. kibble 2. grind nghiền 7 1. ground- colour 2. basic – colour màu nền 8 1. herm 2. herma 3. bust

tượng nửa người

9 1. quartz 2. rock crystal thạch anh 10 1. gypsum 2. plaster thạch cao Bảng 32: Tương đương > 1

3.3.2. Dịch khơng có tương đương (non - equivalence)

Khi một thuật ngữ tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt dịch sang tiếng Anh, điều cần thiết là chúng ta cần phải xem xét liệu thuật ngữ đó có từ tương đương khơng và nó có thoả mãn tiêu chí của thuật ngữ khơng. Và

trong trường hợp khơng có từ tương đương (vì thực tế sự khác nhau giữa ngơn ngữ nguồn và ngơn ngữ đích là điều khơng thể tránh khỏi) thì người ta thường phải dịch thuật ngữ. Điều này dẫn tới sự thay đổi nghĩa được chuyển dịch từ ngôn ngữ nguồn sang ngơn ngữ đích. Người dịch có nhiệm vụ phân tích và làm cho nghĩa được chuyển dịch dễ hiểu và đảm bảo tính chính xác. Thơng thường khơng tương đương dịch thuật xuất hiện trong các tình huống cụ thể sau:

Tình huống Ví dụ 1. Những khái niệm mang tính văn hố

đặc thù.

The art of limning: nghệ thuật vẽ chân dung tiểu họa

2. Những khái niệm trong ngôn ngữ nguồn không được từ vựng hố (khơng có từ) trong ngơn ngữ đích.

as pretty as paint: đẹp như vẽ

3. Ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích có sự khác biệt về nghĩa.

design composition: bố cục tạo dáng

4. Ngơn ngữ đích thiếu các thuật ngữ. badger hair brush: bút chổi (dùng để phủi sạch tranh, qu‎ét nền, bồi tranh) 5. Sự khác nhau về các ngữ cảnh kết

hợp.

pure broken color: phá cách hoàn toàn về mầu sắc

6. Sự khác nhau về ý nghĩa thể hiện. the four screens: tranh tứ bình

7. Sự khác nhau về dạng thức. exhibition attraction: điểm thu hút khách triển lãm (dạng thức)

8. Sự khác nhau về tần suất và mục đích của việc sử dụng các dạng cụ thể.

to take someone’s likeness: vẽ chân dung ai

9. Việc sử dụng các từ vay mượn trong các văn bản của ngôn ngữ nguồn.

Đối với trường hợp dịch khơng có tương tương như đã liệt kê phần trên thì với một số thuật ngữ mỹ thuật được chuyển đổi từ tiếng Anh sang tiếng Việt buộc phải dịch theo cách mà chúng tơi gọi là : Thuật ngữ giải thích. Đây là quá trình dịch từng từ một, bám sát từng chữ, chuyển dịch ngữ pháp, trật tự từ cũng như nghĩa cơ bản của tất cả các từ trong ngôn ngữ nguồn sang ngơn ngữ đích trong q trình dịch mà vẫn đảm bảo ý nghĩa chính xác của ngơn ngữ nguồn. Đối với những thuật ngữ giải thích trong hệ thuật ngữ mỹ thuật thì thường là thuật ngữ mang đặc thù riêng có tính dân tộc thuộc nhóm thuật ngữ mỹ thuật truyền thống như sau:

Số TT

Thuật ngữ tiếng Anh Thuật ngữ tiếng Việt

1 acrylic acrilick (hoạ phẩm ở dạng nhũ tương được sản

xuất bằng càch hoà tan các chất màu nguyên thủy (lấy từ các khoáng chất hoặc từ các chất hữu cơ động vật) với một thứ nhựa cây có màu trắng sữa. ví dụ : nhựa cây cao su, đặc biệt nhựa cây này phải có e-xtê (este) cùng dạng với axit mêta crilich – có tính năng: màu nhuyễn có tính đàn hồi lớn, nên có thể vẽ rất mỏng lên trên mặt vải mà không bị thấm hoặc bị phai)

2 arricco Trong kỹ thuật tranh đây là lớp nhám vôi và

thạch cao trộn cát và trên lớp này người ta trát lớp thạch cao mịn để vẽ màu lên.

3 anatomy Giải phẫu tạo hình (giúp họa sĩ, nhà điêu khắc

hiểu rõ và nắm được tỷ lệ, đặc điểm, cấu trúc , hình khối tồn bộ và mọi bộ phận của cơ thể con

người )

4 bleed phần bị cắt mất chữ trong bản khắc kẽm

5 bistre Mầu nâu sẫm (một sắc tố mầu nâu trong suốt

được điều chế bằng cách đun sôi muội than củi. Màu này thường được dùng làm màu nước và để vẽ tiểu họa)

6 cameo Sản phẩm chạm khắc trên đá quí , thủy tinh

7 ceramic from

traditional to modern

đồ gốm từ truyền thống tới hiện đại

8 Do paper dó (là loại cây thuộc họ trầm mọc hoang dại ở

đồi hay ven rừng vùng trung du nước ta, thuộc loại

9 embellished/ embellishing mark

Điểm xuyết (thêm vào những điểm mầu nhỏ, tô thêm vào những nét bút cuối cùng để làm tăng giá trị của tác phẩm, ví dụ : nhờ điểm xuyết thêm mấy đốm màu đỏ mà tác phẩm thắm rực hẳn. Thuật ngữ điểm xuyết và điểm màu nhiều lúc mang ‎ nghĩa giống nhau).

10 industrial fine arts base on traditional arts

mỹ thuật công nghiệp dựa trên nền tảng mỹ thuật truyền thống

11 lac sơn ta

12 single demarcation line

Đơn tuyến bình đồ (phương pháp tơ màu phẳng vào trong các nét viền đậm đã được vẽ trước, hoặc vẽ các mảng màu phẳng trước, rồi dùng nét đậm điền các hình thể trong tranh lại)

folk art nghệ thuật dân gian truyền thống

14 stump di (dùng tay, bút, giẻ lau hoặc dụng cụ khác làm

mờ đi)

15 gouache dùng (loại màu bột khô đã được nghiền kỹ trộn

với nước và keo theo một tỷ lệ vừa phải thành một chất màu sền sệt) 16 Hang Trống folk – painting tranh Hàng Trống 17 paper-grooved painting

tranh trổ giấy (tranh được tạo ra bằng cách dùng dao trổ sắc nhọn trổ đi các mảng, nét hoặc dùng kéo để cắt từng nét trên giấy)

18 unfinished wood / bamboo/metal product

vóc (tấm gỗ dày 5-20mm dùng để vẽ tranh sơn mài hoặc tranh sơn khắc)

19 traditional arts mỹ thuật truyền thống

20 traditional arts – training and applying at present time in fine arts design college

mỹ thuật truyền thống trong đào tạo và ứng dụng ngày nay trong trường đại học mỹ thuật

21 Oyster shell điệp (một loại nhuyễn thể sống dưới nước, vỏ

mỏng mầu nâu nhạt. Vỏ điệp được nung lên giã ra, sàng lọc bỏ hết chất bẩn đi để tạo thành bột điệp. Điệp được quét lên giấy bản, giấy dó, giấy báo … để in tranh khắc gỗ, tranh dân gian , nhất là tranh Đông Hồ, bột điệp qu‎ết lên giấy làm giấy sáng lấp lánh - giấy Điệp)

3.4. So sánh thuật ngữ mỹ thuật Anh – Việt

3.4.1. Về cấu tạo thuật ngữ

Tiếng Anh và tiếng Việt là hai ngôn ngữ thuộc hai loại hình ngơn ngữ khác nhau. Tiếng Anh thuộc về loại ngơn ngữ biến hình; từ biến đổi hình thái để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp và ngữ nghĩa. Tiếng Việt thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập, từ khơng bao giờ biến đổi hình thái. Để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp và ngữ nghĩa, từ được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Chính vì thuộc hai loại hình ngơn ngữ khác nhau nên việc cấu tạo từ nói chung cũng như cấu tạo từ trong hệ thuật ngữ mỹ thuật của hai ngôn ngữ cũng khác nhau. Trong tiếng Anh thuật ngữ mỹ thuật bao gồm thuật ngữ là từ đơn, từ phái sinh, từ ghép, cụm từ. Trong tiếng Việt, thuật ngữ mỹ thuật xuất hiện dưới dạng từ đơn, từ ghép, và cụm từ. Thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng Anh phải vay mượn từ các nước châu Âu. Cũng tương tự, thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng Việt chủ yếu hình thành từ con đường vay mượn, chuyển dịch từ tiếng nước ngoài. Trong tiếng Việt thuật ngữ mỹ thuật là từ đơn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, nhưng ngược lại đối với tiếng Anh từ đơn chiếm tỷ lệ khá lớn. Một đặc điểm nổi bật giữa thuật ngữ mỹ thuật với từ đơn của tiếng Anh và tiếng Việt là: Hầu hết các thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng Anh là từ đơn khi dịch sang tiếng Việt là từ ghép hoặc cụm từ. Ví dụ:

Tiếng Anh Tiếng Việt

chalk phấn mầu

charcoal than vẽ

diluent chất pha mầu

ground mặt nền

3.4.2. Những tương đồng và khác biệt giữa thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh và tiếng Việt

Qua khảo sát cấu trúc, nguồn gốc của thuật ngữ mỹ thuật trong 2 ngôn ngữ, khảo sát sự chuyển dịch Anh - Việt, chúng tơi nhận thấy có những tương đồng và khác biệt như sau.

3.4.2.1. Tương đồng

Cả hai thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh và tiếng Việt đều có số lượng thuật ngữ bản ngữ rất ít, đa phần là thuật ngữ vay mượn. Nguồn vay mượn chủ yếu của hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh là từ tiếng La Tinh, Pháp và Hy Lạp, còn nguồn vay mượn chủ yếu của hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt là tiếng Hán. Đây là điều quen thuộc vì các ngôn ngữ Ấn Âu với tiếng La Tinh, Pháp và Hy Lạp, các ngôn ngữ Đơng Á với tiếng Hán có mối tương quan với nhau.

Về hiện tượng vay mượn của hai hệ thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt là tiếng Anh vay mượn phụ tố và căn tố để cấu tạo từ và từ phái sinh; hệ phụ tố cũng chủ yếu đến từ tiếng La Tinh và Hy Lạp. Tiếng Việt không vay mượn căn tố và phụ tố nhưng sử dụng các yếu tố từ vựng tiếng Hán để tạo tương đương. Các yếu tố Hán để tạo tương đương gồm: viện, hóa, vơ, phi, bất, tính. Đây là

những yếu tố góp phần tạo hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt mang tính hệ thống. Ví dụ :

academy viện hàn lâm

industrialization art cơng nghiệp hố mỹ thuật

irregular vô đạo đức

irrational phi lý

non – cooperation bất hợp tác

various tính đa dạng

Một điểm trùng nhau nữa là trong hai ngôn ngữ, thuật ngữ được cấu tạo bằng phương thức ghép là chủ yếu. Thuật ngữ là từ ghép đều được phân loại dựa vào mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố. Trong từ ghép đẳng lập, các thành tố đều có nghĩa tương đương nhau. Trong từ ghép phân nghĩa, thành tố trung tâm bao giờ cũng biểu thị ý nghĩa phạm trù và giữ vai trị chính, vai trị trung tâm, cịn thành tố phụ biểu thị thuộc tính khu biệt của sự vật, q trình, hay tính chất do thành tố trung tâm biểu thị. Số lượng thuật ngữ là cụm từ, từ ghép phân nghĩa, trong tiếng Anh và tiếng Việt chiếm tỷ lệ lớn. Một sự tương đồng khác giữa hệ thuật ngữ mỹ thuật của hai ngôn ngữ là từ loại của thành tố trung tâm quyết định từ loại của thuật ngữ.

3.4.2.2. Sự khác biệt

Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa hai ngôn ngữ là trật tự từ. Trong từ ghép đẳng lập, các thành tố bình đẳng về nghĩa, trật tự từ trong tiếng Anh không chặt chẽ như trong tiếng Việt, các thành tố có thể thay đổi vị trí cho nhau mà khơng có sự thay đổi nhiều về nghĩa. Trong tiếng Việt, trật tự từ khơng thể thay đổi. Ví dụ: xe đạp khơng thể đổi thành đạp xe (vì khi ta thay đổi trật tự từ thì ý nghĩa cũng thay đổi).

Trong từ ghép chính phụ, trật tự từ là nhân tố quan trọng trong cả hai ngôn ngữ. Nếu thành tố thứ nhất là thành tố trung tâm thì thành tố thứ hai là thành tố phụ và ngược lại. Tuy nhiên, trật tự từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt hoàn toàn khác nhau. Trong tiếng Anh phần lớn các trường hợp thành tố trung tâm luôn đứng sau, thành tố phụ đứng trước. Ngược lại, trong tiếng Việt thành tố trung tâm đứng trước, thành tố phụ đứng sau.

Tiếng Anh và tiếng Việt thuộc hai loại hình ngơn ngữ khác nhau cho nên phương thức cấu tạo thuật ngữ giữa hai ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Anh dùng phương thức phái sinh, phương thức ghép cấu tạo thuật ngữ, còn tiếng Việt chỉ dùng phương thức ghép để cấu tạo thuật ngữ.

a. Về hình thức

Do sự khác biệt về loại hình ngơn ngữ giữa Anh và Việt nên hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh và Việt có sự khác biệt rất lớn về mặt hình thức. Thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh là thuật ngữ biến đổi hình thái cịn thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt là thuật ngữ khơng biến đổi hình thái. Chính do đặc điểm này mà phương thức cấu tạo từ của hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh ngắn gọn và thuận lợi hơn tiếng Việt. Điều này cũng là đương nhiên. Thêm vào đó, vì mỹ thuật là ngành còn non trẻ ở Vịêt Nam, hệ thuật ngữ chưa hoàn chỉnh, các tương đương trong hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt nhiều khi chưa hoàn chỉnh, các tương đương trong hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt nhiều khi chưa phải là thuật ngữ, có nhiều ngữ đoạn chỉ là dịch để đảm bảo ‎ý nên chưa đảm bảo tính thuật ngữ.

b. Về hệ thống

Hệ thống của hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt chưa hoàn chỉnh. Như trên đã nêu ngành mỹ thuật là ngành mới phát triển của nước ta nên hệ thuật ngữ đang bắt đầu xây dựng. Các thuật ngữ đa số là dịch (tương đương), dịch ‎ý (giải thích) có rất nhiều tương đương Việt Anh chưa bảo đảm tính hệ thống ngắn gọn, tính cố định, tính thuật ngữ cịn yếu (vì phải đảm bảo thuật ngữ tương đương trong tiếng Anh). Còn thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh là hệ thuật ngữ có hệ thống và kết cấu với các đơn vị thuật ngữ ngắn gọn, súc tích, đảm bảo chính xác về nghĩa.

c. Về cấu trúc

Hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh và tiếng Việt đều gồm thuật ngữ đơn và thuật ngữ phức. Thuật ngữ mỹ thuật đơn của tiếng Anh được cấu tạo bằng phương thức phụ tố, thuật ngữ phức được tạo lập chủ yếu bằng các kết hợp phái sinh và ghép từ. Thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt cũng gồm hai loại, thuật ngữ đơn và thuật ngữ phức, thuật ngữ đơn được hiểu là thuật ngữ có cấu tạo bằng một từ đơn, thuật ngữ phức là những thuật ngữ gồm hai từ trở lên. Nét khác biệt chủ yếu

là ở chỗ tỷ lệ số lượng thuật ngữ đơn trong hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt ít hơn hẳn so với tỷ lệ ấy trong hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh, và hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt có số lượng thuật ngữ là ngữ chiếm ưu thế.

d. Về nguồn gốc

Xét về nguồn gốc thấy rằng hệ thuật ngữ mỹ thuật Anh và Việt cũng bao gồm những thuật ngữ bản địa và thuật ngữ ngoại lai. Thuật ngữ ngoại lai trong tiếng Anh chủ yếu du nhập từ nguồn La Tinh, Pháp sau đó Hi Lạp và một số thứ tiếng khác. Thuật ngữ ngoại lai trong tiếng Việt chủ yếu mang yếu tố Hán Việt và một số mang yếu tố Ấn Âu.

e. Về độ dài

Do đặc điểm loại hình ngơn ngữ lên hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh có tính hệ thống cao. Các thuật ngữ ngắn gọn, súc tích, nghĩa ổn định, mang tính khoa học và đạt tiêu chuẩn thuật ngữ khoa học. Thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt là hệ thuật ngữ của ngành mới, chưa hồn chỉnh nên có những đơn vị thuật ngữ chưa phải là thuật ngữ, có những ngữ đoạn chỉ là dịch để đảm bảo nghĩa nên chưa đạt độ chính xác ngắn gọn của thuật ngữ. Nhìn chung thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt dài vì phải ưu tiên nội dung thuật ngữ, có những đơn vị chưa được gọi là thuật ngữ nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận sự tồn tại này, vì nếu khơng chấp nhận thuật ngữ dài sẽ không diễn đạt hết nghĩa tương đương trong tiếng Anh, nếu diễn đạt được đủ ‎ý thì thuật ngữ lại khơng đạt độ chặt chẽ, ngắn gọn về hình thức.Sau đây là bảng so sánh đặc điểm hệ thuật ngữ mỹ thuật Anh Việt. Đặc điểm của thuật ngữ Tiếng Anh Tiếng Việt

Nét trùng

Vay mượn yếu tố cấu tạo từ

Vay mượn phụ tố Vay mượn từ vựng

Hình thức biến hình Khơng biến hình

Nét Khác biệt

thức cao yếu

Cấu trúc

-thuật ngữ đơn (nhiều) -thuật ngữ phức (ít)

-Thuật ngữ đơn (ít)

-Thuật ngữ phức là từ ghép -Thuật ngữ phức là ngữ (tuyệt đại đa số)

Độ dài Ngắn gọn Chưa ngắn gọn

Bảng 34: Đặc điểm hệ thuật ngữ mỹ thuật Anh Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng anh (có so sánh với tiếng việt) (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)