Mối quan hệ giữa bản đồ vàđịa danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh tỉnh lào cai trên bản đồ bonne (so sánh với bản đồ quốc gia cùng tỉ lệ 1 100 000) (Trang 30 - 31)

VII. Bố cục luận văn

1.1. Cơ sở lýthuyết

1.1.3. Mối quan hệ giữa bản đồ vàđịa danh

Có thể nói bản đồ là cơng cụ tốt nhất để thể hiện địa danh và địa danh là một nội dung rất quan trọng trên bản đồ. Trên bản đồ, các địa danh đƣợc thể hiện cùng với đối tƣợng mang địa danh một cách trực quan và chính xác nhất. Từ bản đồ có thể xác định loại đối tƣợng, phân bố của đối tƣợng, tọa độ địa lý của đối tƣợng mang địa danh, thêm vào đó, ngƣời sử dụng cịn có thể chồng (overlay) các bản đồ có nội dung liên quan (bản đồ địa hình, bản đồ phân bố dân tộc, bản đồ hành chính…) để kiểm tra độ xác thực của địa danh.

Để thuận tiện cho việc sử dụng Danh mục địa danh, UNGEGN khuyến cáo xuất bản kèm theo danh mục này một bản đồ địa danh – loại bản đồ chuyên đề mà trên đó yếu tố địa danh đƣợc thể hiện nổi bật trên nền gồm các yếu tố định hƣớng khác nhau nhƣ sơng ngịi, đƣờng sá, ranh giới phân chia hành chính, dân cƣ,…

Trong khoa học bản đồ có hẳn một bộ mơn gọi là Địa danh bản đồ học với những nguyên tắc riêng của nó đối với việc phiên chuyển và chọn lọc địa danh thể hiện trên bản đồ nhƣ sau:

- Các địa danh khơng trùng lặp vì chúng thuộc một đối tƣợng địa lý nhất định và có tọa độ địa lý cụ thể.

- Các địa danh cần có hình thái ngữ âm không quá xa với nguyên ngữ nếu cùng hệ Latinh (vì tất cả địa danh ở các hệ ngơn ngữ đều phiên chuyển sang hệ ngôn ngữ Latinh theo nguyên tắc chung của UNGEGN); với các ngôn ngữ khác cần phải gần với phiên âm quốc tế.

- Âm của địa danh đọc lên càng gần với âm của nguyên ngữ và càng ít cách đọc càng tốt.

- Địa danh sau khi phiên chuyển càng ngắn gọn càng tốt và đẹp về con chữ để ngƣời sử dụng dễ tìm, dễ đọc, dễ viết và dễ nhớ.

Khơng khuyến khích việc viết các địa danh đa âm tiết với gạch nối (vì gạch nối sẽ phá vỡ các yếu tố nét trên bản đồ). Gạch nối chỉ đƣợc dùng trong những trƣờng hợp bắt buộc [10, tr. 24 – 25].

Mối quan hệ giữa bản đồ và địa danh là mối quan hệ hai chiều, tƣơng hỗ lẫn nhau:

- Địa danh là một trong những yếu tố quan trọng nhất của bản đồ, làm cho bản đồ biết nói, là ngơn ngữ của bản đồ. Ngơn ngữ đó thƣờng phản ánh địa hình, cảnh quan đặc trƣng nơi cƣ trú của con ngƣời trên một vùng một địa điểm nào đó. Nếu nhƣ địa danh và bản đồ là hai mặt của cùng một sự vật thì địa danh là nội dung cịn bản đồ là hình thức của sự vật đó, chúng đi đơi với nhau tạo nên một chính thể thống nhất của sự vật. Vì vậy, cách ghi địa danh trên bản đồ có ảnh hƣởng quan trọng đến q trình thu nhận, xử lý thơng tin của ngƣời sử dụng.

- Sau khi đã xây dựng đƣợc một bản đồ, ngƣời ta có thể phổ biến nó. Bản đồ trở thành công cụ, phƣơng tiện, quan trọng trong đời sống con ngƣời: chỉ dẫn đƣờng đi, định vị vị trí cho con ngƣời,… Chính vai trị này nó lại quyết định việc cần phải chuẩn hóa địa danh: vấn đề viết hoa, viết liền, viết rời các âm tiết, viết tắt, cách phiên âm, cách ghi địa danh bằng ngơn ngữ dân tộc,…

Hiện nay, có nhiều hiện tƣợng viết và gọi tên các địa danh chƣa thống nhất. Kết quả nghiên cứu địa danh sẽ cung cấp tƣ liệu chuẩn hóa ngơn ngữ trong tiên riêng địa lý, đóng góp cho việc sửa đổi, thay thế, đặt tên mới cho các địa điểm địa lý, cƣ dân mới trong thời kì mở cửa. Do vậy, chúng ta cần phải “danh pháp hóa (chuẩn hóa) các tên gọi cho thống nhất, đảm bảo nguyên tắc: dân tộc, quốc tế, truyền thống, chính trị, thẩm mĩ, lịch sử, địa phƣơng” [45, tr. 61].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh tỉnh lào cai trên bản đồ bonne (so sánh với bản đồ quốc gia cùng tỉ lệ 1 100 000) (Trang 30 - 31)