Lịch sử vàđịa giới hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh tỉnh lào cai trên bản đồ bonne (so sánh với bản đồ quốc gia cùng tỉ lệ 1 100 000) (Trang 34 - 38)

VII. Bố cục luận văn

1.2. Tƣ liệu về địa bàn tỉnh Lào Cai

1.2.2. Lịch sử vàđịa giới hành chính

Có ý kiến cho rằng tỉnh Lào Cai đƣợc lấy tên từ một làng, để đặt tên tỉnh. Đó là tên của làng Lão Nhai xƣa. Nhiều ngƣời cho rằng Lão Nhai có nghĩa là phố cổ hoặc phố cũ. Nhƣng cũng có học giả (Madrolle, Phạm Văn Kính,…) cho rằng Lão Nhai là phố, làng lớn của tộc ngƣời Lão – một danh xƣng của tộc ngƣời Tày – Thái cổ [30, tr. 47]. Từ cổ “Lão Nhai” trải qua nhiều âm đã biến âm thành Lào Cai, ngƣời Pháp viết là Lao Lay, sau đó nhân dân ta gọi là Lào Cai nhƣ ngày nay [26, tr. 9].

Trong ngàn năm Bắc thuộc, Lào Cai là vùng châu Ki Mi (châu có sự ràng buộc lỏng lẻo, có quyền tự trị một phần) của chính quyền phong kiến Phƣơng Bắc. Đời nhà Đƣờng, địa vực Lào Cai thuộc đất hai châu Đan Đƣờng (Cam Đƣờng), Chu Quý (Văn Bàn).

Trong thời kì phong kiến tự chủ, địa bàn Lào Cai luôn biến đổi với tên gọi khác nhau. Nhà Lý chia nƣớc ta thành 24 lộ, dƣới lộ có các phủ, châu. Lào Cai thuộc đất trại Quy Hóa của châu Đăng đời Lý. Đến đời nhà Trần, vua Trần Thái Tôn đổi 24 lộ nƣớc ta thành 12 lộ. Vùng đất Lào Cai thuộc về trại Quy Hóa lộ Đà Giang. Cuối đời Trần, năm Quang Thái thứ 10 (1397), Hồ Quý Ly làm Phụ chính Thái sƣ đổi chế độ hành chính, chuyển các lộ, phủ làm trấn. Vùng đất Lào Cai thuộc huyện Văn Bàn, huyện Thủy Vỹ của châu Quy Hóa, trấn Thiên Hƣng. Nhƣ vậy, cuối đời nhà Trần huyện Văn Bàn, huyện Thủy Vỹ đƣợc thành lập. Từ đây Thủy Vỹ, Văn Bàn (vùng đất Lào Cai) đã chính thức trở thành tên đơn vị hành chính của nhà nƣớc phong kiến Đại Việt. Đời nhà Lê, năm Quang Thuận (1466) vua Lê Thánh Tông chia nƣớc ta thành 12 đạo Thừa Tuyên, đổi lộ làm phủ, đổi trấn làm châu. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), châu Lục Yên (vùng phía Bắc là huyện Bảo Yên ngày nay) đƣợc thành lập trực thuộc Thừa Tuyên Tuyên Quang. Nhƣ vậy, đến thời Lê Thánh Tông, Lào Cai thuộc địa phận châu Văn Bàn, châu Thủy Vỹ phủ Quy Hóa – Thừa Tuyên Hƣng Hóa và một phần châu Lục Yên thuộc Thừa

Tuyên Tuyên Quang. Châu Văn Bàn thời đó có 40 động, châu Thủy Vỹ có 11 động, châu Lục Yên có 40 xã.

Đến đời nhà Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 19 (1838), vua Minh Mệnh cải cách hành chính quản lý đến cấp xã. Lào Cai thuộc về châu Thủy Vỹ (có 3 tổng, 9 xã, 2 trại, 2 phố, 1 vạn), châu Văn Bàn (có 2 tổng, 8 xã, 1 vạn), vùng phía Bắc châu Lục Yên (Bảo Yên ngày nay có 2 tổng, 6 xã) [30, tr. 47 – 48].

Đến thời Đồng Khánh trong bộ “Đồng Khánh dư địa chí” có ghi các địa danh của thành phố Lào Cai hiện nay thuộc các đơn vị hành chính thời đó nhƣ sau: Xã Cam Đƣờng, Xã Làng Pha, trại Nam Lô, vạn Bảo Thắng, phố Bảo Thắng, phố Minh Hƣơng, một phần xã Lạc Sơn (vùng Nhạc Sơn, Cốc Lếu, Kim Tâm, Bắc Cƣờng, Nam Cƣờng, Cốc San), một phần xã Đồng Quán (vùng Đồng Tuyển, Duyên Hải, Cốc Lếu).

Thực dân Pháp đánh chiếm Lào Cai ngày 30/3/1886, bắt đầu cuộc bình định kéo dài suốt 20 năm tại Việt Nam. Ngày 15/4/1888, thực dân Pháp thành lập ở khu vực Bắc Kỳ và Thanh Hóa 14 quân khu. Lào Cai trực thuộc quân khu I.

Ngày 20/8/1891, tồn quyền Đơng Dƣơng sau khi bãi bỏ các quân khu, ra Nghị định thành lập 4 đạo quan binh. Địa bàn Lào Cai trực thuộc đạo quan binh Yên Bái. Ngày 03/10/1896, đạo lỵ quan binh số 4 chuyển về Lào Cai, ngày 07/11/1899 đạo quan binh số 4 tổ chức lại thành 2 tiểu quân khu là tiểu quân khu Lào Cai và Yên Bái. Tiểu quân khu Lào Cai có địa bàn khá rộng gồm 4 châu, 13 tổng, 56 xã với 34.800 dân.

- Châu Thủy Vĩ gồm 3 tổng 11 xã, phố nhƣ tổng Ngọc Uyển (3 xã, 1 phố, 1 vạn chai); tổng Gia Phú (3 xã); tổng Lạc Sơn (3 xã).

- Châu Văn Bàn gồm 2 tổng, 6 xã, 1 trại nhƣ tổng Khánh Yên (3 xã, 1 trại); tổng Võ Lao (3 xã).

- Châu Chiêu Tấn có 2 tổng, 11 xã trại gồm tổng Phong Thổ (2 xã, 2 trại); tổng Dƣơng Quỳ (5 xã, 2 thôn).

- Châu Lục Yên có 6 tổng 27 xã gồm tổng Trúc Lâu (4 xã); tổng Lịch Hạ (6 xã); tổng Lâm Trƣờng Thƣợng (5 xã); tổng Lâm Trƣờng Hạ (5 xã); tổng Lƣơng Sơn (4 xã); tổng Nghĩa Đô (3 xã).

Các địa phƣơng thuộc tỉnh Hƣng Hóa (cũ) liên tiếp đƣợc tách ra thành lập tỉnh dân sự. Ngày 18/3/1891 thành lập tỉnh Hịa Bình, ngày 01/4/1900 thành lập tỉnh Yên Bái, ngày 05/5/1903 thành lập tỉnh Phú Thọ, ngày 23/8/1904 thành lập tỉnh Sơn La. Ở khu vực thƣợng du Bắc Kỳ, một số tỉnh dân sự cũng đƣợc thành lập nhƣ tỉnh Cao Bằng (10/10/1895), tỉnh Tuyên Quang và Bắc Cạn (cùng thành lập ngày 01/4/1900), tỉnh Lạng Sơn (20/6/1905). Nhƣ vậy đến năm 1905 cả khu vực miền núi phía Bắc chỉ cịn Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên chƣa đƣợc thành lập. Nguyên nhân chủ yếu là do phong trào đấu tranh của đồng bào các dân tộc nơi đây phát triển mạnh mẽ, thực dân Pháp chƣa dám chuyển từ chế độ cai quản quân sự sang chế độ cai quản dân sự. Một nguyên nhân quan trọng khác là hệ thống giao thông nối liền các tỉnh với trung tâm chƣa đƣợc hình thành, chƣa tạo tiền đề phát triển kinh tế – xã hội.

Năm 1906 và đầu năm 1907 các tiền đề thành lập tỉnh Lào Cai đã hình thành và phát triển: hệ thống đƣờng sắt nối liền Lào Cai – Hà Nội – Hải Phịng đƣợc khai thơng ngày 01/2/1906; vào năm 1904, Lào Cai đƣợc mở rộng gấp 15 lần trƣớc đây, đô thị Lào Cai phát triển mạnh sang khu vực Cốc Lếu và khu Phố Mới hình thành các bến cảng, nhà ga, kho bãi, bệnh viện, nhà trƣờng, nhà thờ,…

Nhƣ vậy, nhờ kinh tế phát triển, đƣờng sắt khánh thành, giao thơng thuận lợi, tình hình biên giới ổn định đã tạo tiền đề thành lập tỉnh dân sự Lào Cai. Và ngày 12/7/1907, tồn quyền Đơng Dƣơng ra Nghị định bãi bỏ đạo quan binh 4 Lào Cai, chuyển sang chế độ dân sự thành lập tỉnh Lào Cai. Tỉnh Lào Cai bao gồm 2 châu Thủy Vỹ ở bên hữu ngạn sông Hồng và châu Bảo Thắng ở bên tả ngạn sông Hồng.

Diện tích tồn tỉnh là 4.625 km2, dân số 38.000 ngƣời, đông nhất là ngƣời Hmông là 11.000 ngƣời, ngƣời Mán (Dao) 7.500 ngƣời, ngƣời Tày 6.340 ngƣời, ngƣời Giáy 5.300 ngƣời, ngƣời Nùng 3.000 ngƣời, ngƣời Kinh 3.750 ngƣời,… Năm 1930, Lào Cai có 2 châu, 4 đại lý, 1 khu hành chính với 23 xã, 2 khu phố, 585 thôn bản, 5 phố nhỏ [30, tr. 50 – 51].

Đến cuối những năm 1910 – đầu những năm 1920, trong thành phần tỉnh Lào Cai mới xuất hiện các đại lý Mƣờng Khƣơng, Pa Kha (Bắc Hà), Bát Xát, Phong Thổ và đặc khu Sa Pa. Năm 1955, huyện Phong Thổ chuyển sang khu tự trị Thái – Mèo, về sau thuộc tỉnh Lai Châu.

Sau khi đất nƣớc thống nhất, 01/1/1976, Lào Cai hợp nhất với tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn.

30/8/1991 Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn ra Nghị quyết chia tách tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

01/10/1991, tỉnh Lào Cai đƣợc chính thức tái lập với diện tích tự nhiên là 8.044 km2.

01/2002 lại sáp nhập thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đƣờng thành thị xã Lào Cai.

Tháng 11/2004, Chính phủ ra Nghị quyết công nhận thị xã Lào Cai là thành phố Lào Cai (đô thị loại III). Trải qua quá trình sáp nhập, chia tách từ tháng 11/2004 đến nay cơ cấu hành chính tỉnh Lào Cai gồm 8 huyện (Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Mƣờng Khƣơng, Bắc Hà, Sa Pa, Bát Xát, Si Ma Cai) và thành phố Lào Cai với 164 xã, phƣờng, thị trấn, diện tích tự nhiên là 6.357 km2 [40, tr. 30].

Tỉnh dân sự Lào Cai đƣợc thành lập và phát triển là sự kiện lịch sử quan trọng. Thành lập tỉnh Lào Cai khơng chỉ có ý nghĩa đơn thuần là thành lập một đơn vị hành chính cấp tỉnh mà còn tạo tiền đề phát triển kinh tế – xã hội ở một tỉnh biên giới Tây Bắc, Việt Nam. Đặc biệt, nó cịn tạo đà thúc đẩy trao đổi kinh tế, văn hóa giữa vùng Bắc Bộ, Việt Nam với vùng Tây Nam, Trung Quốc. Nhƣ vậy, hành trình Lào Cai từ một thị tộc nguyên thủy đến một đô thị

sầm uất thành phố Lào Cai – thành phố duy nhất ở Việt Nam nằm ngay đƣờng biên giới, có lịch sử hàng nghìn năm phát triển với nhiều thành tựu rực rỡ, tô đậm mốc son trên bản đồ Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh tỉnh lào cai trên bản đồ bonne (so sánh với bản đồ quốc gia cùng tỉ lệ 1 100 000) (Trang 34 - 38)