Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hành vi ngôn ngữ trong các quảng cáo dành cho nữ giới (trên một số báo in năm 2011) (Trang 39 - 41)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.3. Hành vi ngôn ngữ và một số vấn đề liên quan

1.3.4. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Ngoài cách phân loại nhƣ các tác giả ở trên, có một cách phân loại khác là chia HVNN thành HVNN trực tiếp và HVNN gián tiếp. HVNN trực tiếp là những HVNN đƣợc thể hiện đúng với đích ở lời, đúng với điều kiện sử dụng của chúng.

VD: Cái váy này đẹp quá - Phát ngơn khen. Phát ngơn này phù hợp với đích ở lời là khen.

HVNN gián tiếp đƣợc Austin nhắc qua và đƣợc Searle nghiên cứu kĩ. Thuật ngữ hành vi ngôn ngữ gián tiếp (indirect speech act) là do Searle đặt ra. Theo đó, khi ngƣời nói sử dụng bề ngồi là hành vi ở lời này những lại nhắm đến đích của một hành vi ở lời khác, hành vi đó gọi là HVNN gián tiếp.

VD: A - Cậu cho tớ ở nhờ cuối tuần này đƣợc không? B - Cuối tuần bố mẹ tớ lên chơi.

Phát ngôn B hƣớng tới mục đích ở lời là từ chối, nhƣng đƣợc thực hiện bằng một phát ngôn tƣờng thuật.

Một trong những đóng góp quan trọng nhất của Searle liên quan đến thuyết hành vi ngôn ngữ là việc đƣa ra khái niệm hành vi ngôn ngữ gián tiếp (indirect speech act) cùng với việc phân tích cụ thể về cơ chế hình thành loại hành vi này. Hay nói nhƣ Nguyễn Thiện Giáp, đó là “hành động ngơn từ đƣợc thực hiện ở những phát ngơn có quan hệ gián tiếp giữa một chức năng và một cấu trúc” [30, tr. 55], phân biệt với hành động ngơn từ trực tiếp (khi có quan hệ trực tiếp giữa một chức năng và một cấu trúc). Trong thực tế giao tiếp, một phát ngôn thƣờng không phải chỉ có một đích ở lời, mà “đại bộ phận các phát ngôn đƣợc xem nhƣ là đồng thời thực hiện một số hành vi” (dẫn theo [9, tr. 146]).

HVNN gián tiếp không chỉ đơn thuần nhƣ ví dụ nêu trên mà phức tạp hơn nhiều. Cũng nhƣ các phƣơng diện khác của lí thuyết HVNN, vấn đề HVNN gián tiếp còn đang là địa hạt tranh luận của nhiều quan điểm. Nhƣng có một điều chắc chắn là nó đƣa ta vào sự sống động, phong phú, đa dạng của hoạt động ngơn ngữ trong đời sống bình thƣờng, giúp chúng ta ý thức và lý giải đƣợc rằng cùng một phát ngơn có thể tiềm tàng nhiều hàm ý.

Nhƣ vậy, các HVNN gián tiếp là một trong những phƣơng thức tạo tính mơ hồ về nghĩa trong lời nói. Tuy nhiên, khơng phải tùy tiện muốn dùng hành vi trực tiếp nào để tạo ra hành vi ở lời gián tiếp nào cũng đƣợc, vì giữa cúng có những quy tắc riêng, có những HVNN trực tiếp đƣợc dùng để thực hiện nhiều HVNN gián tiếp. Các cơ chế chọn lọc và lĩnh hội HVNN gián tiếp hiện nay vẫn còn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách thấu đáo cho nên vẫn cịn nhiều vấn đề cịn cần phải tìm hiểu thêm, chẳng hạn nhƣ một phát ngơn có thể có nhiều “lớp” HVNN gián tiếp đồng thời hay khơng, q trình lĩnh hội hiệu lực gián tiếp của những phát ngơn có nhiều “lớp” hành vi gián tiếp nhƣ thế diễn ra nhƣ thế nào v.v.

Việc xác định cách phân loại vẫn là thách thức với những ngƣời nghiên cứu HVNN. Có bao nhiêu HVNN, phân loại HVNN nhƣ thế nào... đều là những vấn đề chƣa đƣợc giải quyết thỏa đáng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hành vi ngôn ngữ trong các quảng cáo dành cho nữ giới (trên một số báo in năm 2011) (Trang 39 - 41)