Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hành vi ngôn ngữ trong các quảng cáo dành cho nữ giới (trên một số báo in năm 2011) (Trang 34 - 36)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.3. Hành vi ngôn ngữ và một số vấn đề liên quan

1.3.2. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi

Những phát ngơn có thể thực hiện đƣợc một HVNN gọi là phát ngơn ngữ vi. Phát ngơn ngữ vi chính là sản phẩm, cũng là phƣơng tiện của các hành vi ở lời. Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn - sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này đƣợc thực hiện một cách trực tiếp, chân thực. Phát ngơn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trƣng cho hành vi ở lời tạo ra nó, kết cấu lõi đó đƣợc gọi là các biểu thức ngữ vi. Phát ngôn ngữ vi tối thiểu là phát ngơn chỉ có biểu thức ngữ vi. Thơng thƣờng thì các phát ngơn ngữ vi sẽ bao gồm biểu thức ngữ vi và các thành phần mở rộng [9, tr. 92]

Nhƣ vậy, biểu thức ngữ vi là những thể thức nói năng đặc trƣng cho một hành vi ở lời. Nghĩa là về nguyên tắc, có bao nhiêu hành vi ở lời thì có bấy nhiêu kiểu biểu thức ngữ vi, nhƣng trên thực tế việc sử dụng gián tiếp, chồng chéo lên nhau rất thƣờng xuyên xảy ra. Biểu thức ngữ vi là dấu hiệu ngữ pháp - ngữ nghĩa, giúp chúng ta nhận biết các hành vi ở lời.

Cái quyết định cho một phát ngơn có thể trở thành một phát ngơn ngữ vi, nói cách khác là có thể thực thi đƣợc một HVNN hay khơng chính là lực ngôn trung [18; tr. 62]. Một phát ngơn, tùy tình huống, có thể mang những lực ngơn trung khác nhau. Ngƣời nghe có thể nhận ra mỗi lực ngôn trung hay hành vi ở lời khác nhau là nhờ 2 phƣơng tiện:

Thứ nhất là các dấu hiệu ngữ vi. Mỗi biểu thức ngữ vi đƣợc đánh dấu bằng các dấu hiệu chỉ dẫn, nhờ những dấu hiệu chỉ dẫn này mà các biểu thức ngữ vi phân biệt với nhau. Searle gọi các dấu hiệu này là các phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (Illcutionary Force Indicating Devices - IFIDs). Đóng vai trị IFIDs là:

- Kiểu kết cấu từ ngữ (tức là kiểu kết cấu hiểu theo ngữ pháp truyền thống) - Những từ ngữ chuyên dùng trong các biểu thức ngữ vi. Chẳng hạn: hãy, đừng, chớ... là những từ ngữ chuyên dùng trong biểu thức ngữ vi cầu khiến..

- Ngữ điệu: là sự chuyển động thanh cơ bản của giọng nói, có thể nâng cao hoặc hạ thấp giọng trong câu nói. Cùng một phát ngơn, “đẹp”, nếu dùng ngữ điệu bình thƣờng có thể thể hiện một hành vi khen, nhƣng đƣợc phát âm với ngữ điệu lên cao và kéo dài lại thể hiện một hành vi chê thậm chí mỉa mai.

- Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể tạo nên nội dung mệnh đề đƣợc nêu trong biểu thức ngữ vi với các nhân tố của ngữ cảnh. Ví dụ: Mai

tơi sẽ đến. Tùy theo quan hệ liên nhân giữa Sp1 và Sp2, tùy theo hoàn cảnh, điều

kiện cụ thể và tùy theo việc “đến” của Sp1, biểu thức có lợi hay có hại cho Sp2 và tùy theo ngữ điệu mà biểu thức này có thể đƣợc xem là biểu thức ngữ vi hứa hẹn hay đe dọa.

- Ngồi ra có một IFIDs đặc biệt, đánh dấu cho một số biểu thức ngữ vi tƣờng minh là các động từ ngữ vi. Đó là động từ làm cho lực ngơn trung đƣợc biểu hiện

tƣờng minh, nó phải đƣợc dùng ở ngơi thứ nhất, số ít, thời hiện tại và bổ ngữ của nó phải ở ngơi thứ hai số ít. Chẳng hạn, động từ xin lỗi trong câu Tôi xin lỗi anh là

động từ ngữ vi. Không phải tất cả các động từ gọi tên HVNN đều là động từ ngữ vi, ví dụ khoe và dọa không phải động từ ngữ vi.

Thứ hai là những điều kiện thỏa mãn (felicity condition) theo cách gọi của Searle, còn theo cách gọi của Austin là những điều kiện may mắn, gồm:

- Điều kiện nội dung mệnh đề (content conditions): chỉ ra bản chất nội dung của HVNN, nội dung này có thể là một sự kiện nào đó có liên quan đến một hoặc cả hai nhân vật giao tiếp mà vì nó, Sp1 thực hiện HVNN ấy.

- Điều kiện chuẩn bị (preparatory conditions): bao gồm những hiểu biết của Sp1 về năng lực, lợi ích, ý định của Sp2 và về mối quan hệ giữa Sp1 và Sp2.

- Điều kiện chân thành (sincerity conditions): chỉ ra trạng thái tâm lí tƣơng ứng của ngƣời phát ngơn. Chẳng hạn: hứa hẹn địi hỏi ý định của ngƣời nói muốn thực hiện điều mình nói ra và ngƣời nghe có quyền chờ đợi kết quả của lời hứa đó.

- Điều kiện căn bản (essential conditions): chỉ ra kiểu trách nhiệm mà Sp1 hoặc Sp2 bị ràng buộc khi HVNN đƣợc thực hiện. Ví dụ khi xác nhận một điều gì đó thì ngƣời nói phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của điều mình nói ra.

Trong chun luận này, chúng tôi chủ trƣơng xác định QC là một HVNN, đích của nó là: Sp1 nêu ra và ca ngợi những đặc điểm, ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ nhằm làm cho Sp2 biết rồi ưa thích, tin tưởng để khi cần sẽ mua dùng X. QC có thể

xem là một phạm trù HVNN, đƣợc tạo thành bởi các HVNN thành phần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hành vi ngôn ngữ trong các quảng cáo dành cho nữ giới (trên một số báo in năm 2011) (Trang 34 - 36)