Các loại hành vi ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hành vi ngôn ngữ trong các quảng cáo dành cho nữ giới (trên một số báo in năm 2011) (Trang 36 - 39)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.3. Hành vi ngôn ngữ và một số vấn đề liên quan

1.3.3. Các loại hành vi ngôn ngữ

Nhà triết học Wittgenstein thể hiện thái độ bi quan khi cho rằng không thể phân loại đƣợc các trị chơi ngơn ngữ, thuật ngữ ông dùng để chỉ HVNN. Đến

Austin, ông đã thử nghiệm thực hiện sự phân loại đó, hƣớng của ơng là phân loại theo động từ ngữ vi. Austin chia những động từ này thành 5 phạm trù: 1) Phán định, 2) Hành xử, 3) Cam kết, 4) Ứng xử, 5) Trình bày. Do vậy, bảng phân loại của ông về cơ bản là phân loại từ vựng các động từ ngữ vi tiếng Anh. Cùng đi

theo hƣớng này là các tác giả nhƣ Vendler, Ballmer và Brennenstuhl, Wierzbicka. [9, tr. 120 - 123]

Ngƣời mở ra hƣớng phân loại thứ hai là Searle. Ông là ngƣời đầu tiên vạch ra hạn chế trong cách phân loại của Austin. Ông chỉ ra rằng Austin đã khơng định ra các tiêu chí phân loại, do đó kết quả phân loại có khi giẫm đạp lên nhau. Ơng cho rằng trƣớc hết phải phân loại các hành vi ở lời chứ không phải phân loại các động từ gọi tên chúng, và nếu xác lập đƣợc một hệ các tiêu chí thích hợp với các HVNN thì có thể tránh đƣợc tình trạng giẫm đạp lên nhau giữa các phạm trù, các nhóm trong từng phạm trù hành vi ở lời.

Searle định ra 12 điểm khác biệt giữa các HVNN có thể dùng làm tiêu chí phân loại (theo [58, tr. 59]), đó là:

1) Đích ở lời (the point of the illocution), tức là mục đích của hành động nói, đây đƣợc coi là nhân tố quyết định hiệu lực ở lời của hành vi. Ví dụ một hứa hẹn ràng buộc Sp1 vào việc thực hiện cái gì đó, cịn thỉnh cầu hƣớng tới việc đƣa Sp2 đến việc thực hiện cái gì đó.

2) Hƣớng khớp ghép lời với hiện thực mà lời đề cập đến (direction of fit), thí

dụ trần thuật có hƣớng khớp ghép lời – hiện thực vì giá trị đúng sai mà nó nêu ra

đƣợc xác định trên cơ sở lời (phát ngơn) miêu tả có phù hợp hay khơng với sự vật đƣợc nói tới; thỉnh cầu có hƣớng khớp ghép hiện thực – lời bởi vì thế giới hiện thực phải thay đổi để thực hiện điều mà Sp1 thỉnh cầu.

3) Trạng thái tâm lí đƣợc thể hiện (expressed psychological states). Thí dụ một phát ngôn trần thuật tỏ ra là Sp1 tin vào (p); hứa hẹn thể hiện ý định của Sp1 thực hiện cái gì đó; thỉnh cầu thể hiện mong muốn của Sp1 rằng Sp2 sẽ thực hiện cái gì đó.

4) Lực ngơn trung: là hiệu lực ở lời có tính mạnh yếu khác nhau khi có cùng đích ở lời. Ví dụ: ra lệnh có hiệu lực ở lời mạnh, có tính sai khiến vì nó mang tính cƣỡng bức ngƣời nghe thực hiện hành động, nhờ có hiệu lực ở lời là trơng đợi vào thiện ý của ngƣời nghe có muốn thực hiện hành động mà ngƣời nói muốn hay khơng nên có tính cầu.

5) Tính quan yếu của mối quan hệ liên cá nhân giữa ngƣời nói và ngƣời nghe (còn gọi: cƣơng vị xã hội) tức là vị thế giao tiếp giữa ngƣời nói và ngƣời nghe.

6) Định hƣớng của hành vi ngơn ngữ, ví dụ hứa hƣớng tới ngƣời nói cịn ra

lệnh hƣớng tới ngƣời nghe.

7) Chức năng liên kết ngôn từ.

8) Nội dung mệnh đề (propositional content), thí dụ Sp2 thực hiện A (tức làm một hành động nào đó) là đặc trƣng nội dung mệnh đề của sai bảo, còn Sp1

thực hiện A là của hứa hẹn.

9) Sự cần/ không cần động từ ngữ vi.

10) Thể chế xã hội và hành vi ngơn ngữ. Có hành vi phải có thể chế xã hội mới có hiệu lực nhƣ đặt tên, có hành vi khơng cần đến thể chế xã hội nhƣ nhờ.

11) Hành vi ngôn ngữ và biểu thức ngữ vi. 12) Cách thức thực hiện hành vi ngơn ngữ.

12 tiêu chí mà Searle nêu ra thực chất là 12 phƣơng diện, 12 đặc điểm, 12 chức năng quan yếu nhất trong HVNN của tất cả các ngôn ngữ. Tuy nhiên trong đó, Searle thƣờng chỉ dùng 3 tiêu chí: đích ngơn trung, hƣớng khớp ghép lời với hiện thực, trạng thái tâm lí đƣợc thể hiện để chia các HVNN thành 5 nhóm: (dẫn theo [58, tr. 59])

Nhóm 1 là tuyên bố (declarations). Đây là những hành vi có đích ngơn trung

làm thay đổi thực tại thơng qua việc nói ra các từ nhƣ từ bỏ, đặt tên, sa thải, khai

mạc... Đặc trƣng của hành vi tuyên bố là từ ngữ làm thay đổi thực tại, ngƣời nói gây

ra tình huống.

Nhóm 2 là tái hiện/biểu kiến (representatives). Đây là những hành vi có đích

ngơn trung trình bày những sự tình mà ngƣời nói tin tƣởng với các mức độ khác nhau nhƣ trần thuật, xác nhận, phủ nhận... Đặc trƣng của hành vi này là: làm từ ngữ khớp với thực tại, ngƣời nói tin tình huống.

Nhóm 3 là biểu cảm/bộc lộ (expressives, expressifs). Đây là những hành vi có

dung mệnh đề nhƣ phàn nàn, cảm ơn, hoan nghênh... Đặc trƣng của hành vi này là làm từ ngữ khớp với thực tại, ngƣời nói cảm nhận tình huống.

Nhóm 4 là điều khiển (directives, directifs). Đây là những hành vi có đích

ngơn trung làm cho ngƣời nghe làm cái gì đó nhƣ hỏi, ra lệnh, thỉnh cầu... Đặc

trƣng của hành vi này là làm thực tại khớp với từ ngữ, ngƣời nói muốn tình huống. Nhóm cuối cùng là ước kết (commisives, commissifs). Đây là những hành vi

có đích ngơn trung cam kết một hành động tƣơng lai nào đó nhƣ đảm bảo, hứa hẹn,

thề... Đặc trƣng của hành vi này là: làm thực tại khớp với từ ngữ, ngƣời nói định

tình huống.

Ngồi ra cịn có các cách phân loại của D. Wunderlich, K. Bach và R.M. Harnish. D. Wunderlich cho rằng những tiêu chí của Austin và Searle là chƣa thuyết phục, vì thế ông đƣa ra 4 tiêu chí phân loại mới. Thứ nhất, dựa vào dấu hiệu ngữ pháp của các HVNN trong các ngôn ngữ. Thứ hai, dựa vào nội dung mệnh đề và hiệu quả ở lời. Thứ ba, dựa vào chức năng, tức là theo vai trò dẫn nhập của các hành vi trong tổng hợp hành vi ngôn ngữ. Và thứ tƣ là dựa vào nguồn gốc. Các tác giả K. Bach, R. M. Harnish đồng tình với các tiêu chí của Searle trừ tiêu chí “hƣớng khớp ghép”, nhấn mạnh vào thái độ của ngƣời nói. Dựa vào những tiêu chí đó họ đã phân loại đƣợc 6 loại HVNN nằm trong 2 nhóm lớn là hành vi ở lời giao tiếp và hành vi ở lời quy ƣớc.

Có thể nói Searle là ngƣời đã có cơng lao rất lớn trong việc phát hiện và xây dựng các tiêu chí phân loại. Nhìn chung các tác giả đi sau đều không khác với Searle về tiêu chí phân loại, chủ yếu chỉ khác ở việc lựa chọn xem đâu là tiêu chí quan trọng hàng đầu. Ví dụ Searle cho tiêu chí đích ở lời là quan trọng nhất, cịn Bach và Harnish thì khơng. Tiếp đến, việc lựa chọn các tiêu chí bổ sung cho tiêu chí bậc một và trật tự vận dụng các tiêu chí đó (chọn tiêu chí nào là tiêu chí bậc 2, bậc 3...) để phân loại lớn thành các tiểu loại. Các ông cũng khác nhau ở cách sắp xếp các hành vi hay các nhóm hành vi trong bảng phân loại của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hành vi ngôn ngữ trong các quảng cáo dành cho nữ giới (trên một số báo in năm 2011) (Trang 36 - 39)