Diễn ngôn và các vấn đề liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hành vi ngôn ngữ trong các quảng cáo dành cho nữ giới (trên một số báo in năm 2011) (Trang 27 - 32)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.2. Diễn ngôn và các vấn đề liên quan

1.2.1. Khái niệm diễn ngôn

Thuật ngữ “diễn ngơn”, “phân tích diễn ngơn” (discourse, discours) đƣợc sử dụng rất nhiều trong giới học thuật của phƣơng Tây khoảng bốn thập kỷ vừa qua.

Quan niệm về diễn ngôn đƣợc giới thiệu ở nƣớc ta sớm nhất trong lĩnh vực ngơn ngữ học.

Khi có ngôn ngữ học cấu trúc của F. de. Saussure, ngôn ngữ vẫn thƣờng đƣợc xem là đối lập với lời nói, ngơn ngữ học chỉ nghiên cứu ngơn ngữ, tức là hệ thống các nguyên tắc chi phối việc sử dụng ngôn ngữ nhƣ ngữ âm, từ vựng, cú pháp, cịn lời nói thuộc phạm vi cá nhân và khơng thuộc đối tƣợng nghiên cứu của nó. Dần dần, một số nhà ngôn ngữ học nhận thấy sự thiên lệch trong nghiên cứu của Saussure, họ thấy cần thiết phải nghiên cứu lời nói - văn bản - diễn ngơn, và diễn ngôn đƣợc đề xuất nhƣ là đối tƣợng mới của ngôn ngữ học.

Có thể kể đến các cơng trình: Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Giao tiếp

diễn ngôn và cấu tạo của văn bản của Diệp Quang Ban (1998, 2009); Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 của Đỗ Hữu Châu (2001); Dụng học Việt ngữ của Nguyễn

Thiện Giáp (2000); Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm (1985), Phân tích diễn ngơn - một số vấn đề lí luận và phương pháp của Nguyễn Hòa (2003).

Năm 2003, tác giả Nguyễn Hịa cho ra đời cuốn Phân tích diễn ngơn - một số vấn đề lí luận và phương pháp. Trong cơng trình này, tác giả đƣa ra khái niệm diễn

ngôn bằng cách phân biệt với khái niệm văn bản, tác giả cho rằng diễn ngôn là sự kiện hay q trình giao tiếp hồn chỉnh thống nhất, có mục đích, khơng có giới hạn, đƣợc sử dụng trong các hồn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể, có chủ đề, có mạch lạc. Cịn văn bản là sản phẩm ngôn ngữ ghi nhận lại quá trình giao tiếp hoặc sự kiện giao tiếp nói và viết trong một hồn cảnh xã hội cụ thể. Cũng trong cơng trình này, tác giả nêu ra một số đƣờng hƣớng chính trong phân tích diễn ngôn nhƣ đƣờng hƣớng dụng học, đƣờng hƣớng biến đổi ngôn ngữ, đƣờng hƣớng ngôn ngữ học xã hội tƣơng tác, phân tích hội thoại…

Bên cạnh những công trình biên khảo nói trên, cũng có một số cơng trình

nghiên cứu về diễn ngơn của nƣớc ngồi đƣợc dịch sang tiếng Việt, chẳng hạn: Dụng học, một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ của G. Yule (Hồng Nhâm,

(Hồ Mỹ Huyền, Trúc Thanh dịch, 1998); Dẫn luận ngữ pháp chức năng của M.A.K. Halliday (Hoàng Văn Vân dịch, 2004). Các cơng trình này tập trung vào mấy điểm sau: diễn ngơn là gì, đặc điểm và chức năng của diễn ngôn, các vấn đề về ngữ cảnh và ý nghĩa của diễn ngôn, cấu trúc thông tin của diễn ngôn, bản chất quy chiếu trong diễn ngôn, các đƣờng hƣớng phân tích diễn ngơn…

Trong các tài liệu ngôn ngữ học tiếng Việt, thuật ngữ “diễn ngôn” đƣợc dịch từ “discourse” và thuật ngữ “văn bản” đƣợc dịch từ “text” trong tiếng Anh. Chúng tơi thấy có ít nhất năm nhóm quan niệm về diễn ngơn trong ngơn ngữ học. Nhóm thứ nhất sử dụng khái niệm diễn ngôn và văn bản đồng nghĩa với nhau, hoặc phân biệt hai khái niệm này bằng cách đính kèm chúng vào một trong hai dạng tồn tại của ngơn ngữ. Nhóm thứ hai cho rằng diễn ngơn thuộc đơn vị của ngữ nghĩa, cịn văn bản thuộc đơn vị của ngữ pháp. Nhóm thứ ba quan niệm diễn ngơn chịu sự phán xét của dụng học, cịn văn bản trở thành đối tƣợng của ngơn ngữ học văn bản. Nhóm thứ tƣ đề nghị nên sử dụng tên gọi diễn ngơn để chỉ q trình giao tiếp, sự kiện giao tiếp có tính chỉnh thể và có mục đích; cịn thuật ngữ văn bản dùng để chỉ sản phẩm của quá trình giao tiếp, sự kiện giao tiếp ấy. Nhóm thứ năm gồm chức năng luận chủ trƣơng đặt diễn ngôn vào ngữ cảnh văn hóa xã hội, và cấu trúc luận thiên về thông tin cấu trúc độc lập của diễn ngôn.

Diễn ngôn đƣợc các nhà nghiên cứu phân tích nằm trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống: có thể là diễn ngôn giao tiếp hàng ngày trong gia đình, giữa bạn bè và những ngƣời thân thuộc; có thể là diễn ngơn trong văn chƣơng hay trong khoa học; v.v.

Từ trƣớc tới nay, có rất nhiều định nghĩa về diễn ngơn. Tác giả Đỗ Hữu Châu đã đƣa ra quan điểm tổng hợp về diễn ngôn nhƣ sau: Diễn ngôn là một quá trình sản sinh ra và liên kết các phát ngơn thành một chính thể, đồng thời, đó cũng là tên gọi của sản phẩm ngơn từ do chính q trình đó tạo nên. Diễn ngơn có thể là một phát ngơn mà cũng có thể là một chuỗi gồm nhiều phát ngơn. Diễn ngơn có cả mặt động và mặt tĩnh [9, tr. 34-35]. Về nội dung, diễn ngơn phải có đề tài (chủ đề) thống

nhất và đƣợc xác định. Tiêu chí này phân biệt diễn ngơn với chuỗi các câu hỗn độn và đứng cạnh nhau một cách ngẫu nhiên.

Tác giả Nguyễn Thiệp Giáp làm rõ khái niệm diễn ngôn qua các khái niệm trƣờng diễn ngơn, tính chất diễn ngơn và phƣơng thức diễn ngơn. Cả Nguyễn Thiệp Giáp và Đỗ Hữu Châu đều dùng khái niệm diễn ngôn để chỉ ngôn ngữ đang hoạt đông, ngôn ngữ trong sử dụng, trong ngữ cảnh văn hóa.

Diễn ngơn hành chức trong một ngữ cảnh văn hóa - xã hội cụ thể. Mỗi diễn ngơn cũng có thể gồm nhiều phát ngơn. Các phát ngơn này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đƣợc hợp thức hóa, chính thống hóa theo những quy tắc nhất định. Các quy tắc mã hóa diễn ngơn cùng các điều kiện giải mã diễn ngôn do cộng đồng quy ƣớc, do chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận thỏa thuận với nhau. Diễn ngôn đƣợc tạo ra, sử dụng và đƣợc giải mã ra sao phụ thuộc vào ngữ cảnh văn hóa xã hội, vào một cộng đồng ngôn ngữ cụ thể.

Tác giả Diệp Quang Ban có cơng trình Giao tiếp diễn ngơn và cấu tạo của văn

bản, trong đó tác giả đã bàn về những vấn đề cơ bản trong phân tích diễn ngơn. Về

cơ bản, trong ngôn ngữ học, nghiên cứu diễn ngơn chính là nghiên cứu ngơn ngữ trong việc thực thi chức năng giao tiếp của nó. Các nhà phân tích diễn ngơn chủ yếu quan tâm đến việc phân tích sự sử dụng ngơn ngữ trong ngữ cảnh. Đây chính là sự xác định lại mục đích của việc nghiên cứu ngơn ngữ, có thể đƣợc xem nhƣ một phản ứng với ngôn ngữ học truyền thống vốn chỉ tập trung vào những đơn vị thành tố và cấu trúc câu.

Chúng tôi phân biệt 2 thuật ngữ diễn ngôn và văn bản, và để nói về đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ diễn ngôn. Đề cập đến

DNQC, chúng tơi muốn nói đến văn bản QC ở góc độ dụng học, tức là xem xét văn bản QC trong ngữ cảnh giao tiếp của nó, giữa CTQC và TTQC.

1.2.2. Diễn ngôn quảng cáo

1.2.2.1. Khái niệm

DNQC là sản phẩm của hoàn cảnh giao tiếp, nó khơng chỉ chịu sự chi phối của quy luật ngơn ngữ mà cịn chịu sự chi phối của quy luật đời sống, của các quy ƣớc xã hội. Chỉ trong những quy ƣớc và chuẩn mực đƣợc mọi ngƣời đặt ra, diễn ngơn mới đƣợc hình thành và vận hành. DNQC phụ thuộc vào TTQC, chính vì thế qua mỗi DNQC có thể thấy bóng dáng của xã hội, bối cảnh diễn ngơn ra đời.

DNQC là đơn vị giao tiếp trong tƣơng tác QC, giữa hai nhân vật giao tiếp là CTQC và TTQC. Đó là một chuỗi các đơn vị ngơn ngữ (nói hoặc viết) do CTQC tạo ra, có tính hồn chỉnh về kết cấu, truyền đạt một nội dung hoàn chỉnh về sản phẩm hay dịch vụ nào đó để bán [44, tr. 34].

Trên báo in, DNQC đƣợc giới hạn hoặc nhận ra bởi một khung viền hoặc các khoảng gián cách với hai DNQC khác, trƣớc và sau nó, trong cùng một trang chuyên mục QC.

1.2.2.2. Cấu trúc của diễn ngôn quảng cáo

Một DNQC thƣờng có những kiểu cấu trúc chủ yếu sau. Thứ nhất là dạng đầy đủ gồm 3 phần.

Mở đầu: thƣờng là phần có tính cơng thức, thăm dị về mọi mặt, nhằm tạo không khí thuận lợi cho cuộc giao tiếp giữa CTQC và TTQC. Nó thƣờng là sự gợi mở về sản phẩm QC.

Phần thân: trong một DNQC thơng thƣờng thì phần này luôn là trung tâm, đề cập đến những vấn đề chính yếu. Nếu phần mở có chức năng gợi mở thì thân có chức năng đáp ứng. Phần thân chứa đựng nội dung chính của DNQC, phần này đóng vai trị trung tâm, quyết định mục đích giao tiếp của DNQC. Tuy nhiên, nhiều khi phần nội dung của một QC cũng đơn giản và mang tính cơng thức, thƣờng là nêu lên công dụng của sản phẩm hoặc kể câu chuyện của nhân vật.

Kết thúc: phần này nhằm xác định chắc chắn mục đích hoặc kết quả của tồn bộ những phần trƣớc. Khẳng định một lần nữa về những ƣu điểm nổi trội của hàng hóa, dịch vụ.

Ngoài dạng đầy đủ (thƣờng gặp ở các QC có dung lƣợng dài) nhƣ trên, cịn có thể bắt gặp các DNQC ở dạng rút gọn, chỉ có phần nội dung chính và kết thúc, trực tiếp đi vào các thơng tin chính yếu về sản phẩm, dịch vụ, chứ khơng có mào đầu.

Cuối cùng là DNQC dạng tối giản, loại này ít gặp trong các QC hƣớng đến nữ giới trên báo in mà chúng tôi khảo sát. DNQC dạng tối giản thƣờng chỉ có một vài câu mang tính giới thiệu hoặc tóm lƣợc thơng tin.

Về hình thức, DNQC chủ yếu đƣợc thể hiện dƣới hình thức đơn thoại, hội thoại chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, thƣờng đƣợc biểu hiện dƣới dạng phỏng vấn ngƣời tiêu dùng có trải nghiệm sử dụng sản phẩm; hỏi đáp với chuyên gia y tế; hoặc đơn thoại xen lẫn độc thoại theo dạng kể chuyện.

1.2.2.3. Đặc trưng của diễn ngôn quảng cáo

DNQC là thông điệp giới thiệu về một sản phẩm, dịch vụ, ý tƣởng nào đó để lơi cuốn cơng chúng chú ý. Nó là hình thức giao tiếp giữa nhà sản xuất và khách hàng tiềm năng.

DNQC trên báo in là diễn ngơn viết. Nó ln là lời của bên phát, mà chủ ngôn ở đây chính là CTQC, ngƣời này nói về sản phẩm, dịch vụ của mình với bên nhận là TTQC khơng hiện diện, cho nên đặc điểm giao tiếp ở đây là giao tiếp một chiều, cách mặt. Sp2 khơng nhìn thấy Sp1, và chỉ có Sp1 đƣợc quyền phát ngơn, trong khi Sp2 thì khơng. Để tránh sự nhàm chán và nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp, đôi khi trong DNQC, ta thấy xuất hiện hình thức các nhân vật giao tiếp với nhau theo một kịch bản đƣợc viết sẵn theo ý đồ của chủ QC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hành vi ngôn ngữ trong các quảng cáo dành cho nữ giới (trên một số báo in năm 2011) (Trang 27 - 32)