.18 Những khó khăn của SV khi theo học tại trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao mức độ cam kết học tập của sinh viên trường cao đẳng nghề công nghiệp hà nội 01 (Trang 101)

Trong tổng số 150 SV tham gia khảo sát, gần như 100% cho biết khó khăn lớn nhất là “Không quen biết thầy cô ở trường”, nhiều SV sau khi nhập học tại trường các em gặp khó khăn trong việc hòa nhập với việc học tập tại trường, các em mong muốn bản thân có thể quen biết thầy cố trong trường để thuận tiện cho việc giải đáp các thắc mắc trong quá trình học tập, tại trường, nhưng chỉ một bộ phận rất nhỏ SV có quan hệ và quen biết với giáo viên trong trường từ trước. Nhà trường cần nắm được nhu cầu và nguyện vọng này để có biện pháp hỗ trợ SV một cách tốt hơn trong quá trình SV theo học tại trường. Việc hỗ trợ cho SV sẽ giúp các em giải quyết những vấn đề khó khăn trong học tập và cuộc sống, giúp các em tự tin hơn khi tham gia hoạt động học tập tại trường.

Em không quen biết các thầy cô ở trường nên đôi khi có chỗ chưa hiểu cũng không dám hỏi (PVS sinh viên năm 1 ngành nguội chế tạo)

Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 44,5% SV tham gia khảo sát cho biết khó khăn nhất đối với bản thân khi theo học tại trường là “Kiến thức khó”, việc khó khăn trong việc tiếp cận kiến thức bài giảng cũng sẽ ảnh hưởng khá lớn tới kết quả học tập của các em, vấn đề này do nhiều nguyên nhân khác nhau như: không tập trung, không chú ý nghe giảng, thường xuyên nghỉ học… cũng là những nguyên nhân khiến cho các em khó hiểu bài và cho rằng kiến thức khó, tuy nhiên cũng có những em với học lực trung bình khi học tập ở cấp phổ thông nhiều kiến thức chuyên ngành về kỹ thuật các em còn chưa làm quen được không biết tìm kiếm tài liệu và tìm người giải đáp nên các em thấy kiến thức đó là những kiến thức khó. Chính vì vậy, các khoa bộ môn, giáo viên chủ nhiệm cần có sự chia sẻ thường xuyên và luôn sẵn sàng lắng nghe SV để trợ giúp các em tham gia học tập một cách tốt nhất, nhất là những giáo viên bộ môn khi lên lớp cần có những bài giảng và phương pháp truyền tải bài học một cách cụ thể, chi tiết nhất để SV các học lực khác nhau có thể tiếp thu được.

Có 36,5% SV cho biết bản thân có khó khăn đó là “Học xong khó xin việc”, việc học xong khó xin việc hay dễ xin việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không hẳn là do ngành học cũng không hẳn là do người học toàn bộ, mà do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể: Nếu SV có định hướng, mục tiêu và kế hoạch học tập rõ ràng, tham gia đầy đủ các buổi học thì những kiến thức và kỹ năng các em lĩnh hội được sẽ rất tốt để sau này khi tìm việc, quá trình làm việc sau này sẽ thuận lợi hơn so với nhóm SV khác. Ngược lại, nếu SV không có định hướng, mục tiêu và một kế hoạch học tập rõ ràng thì sẽ rất khó trong việc học tập, kết quả học tập thấp, kéo theo kiến thức và kỹ năng nghề yếu ảnh hưởng lớn tới cơ hội việc làm sau này. Có thể thấy, chia sẻ về “Học xong khó xin việc” mang nhiều yếu tố chủ quan hơn, bởi việc đánh giá một ngành học là khó xin hay dễ xin việc phải qua thống kê về mức độ tìm được việc làm sau tốt nghiệp do nhà trường hoặc các cơ quan chuyên môn khảo sát. Vì vậy, cần có cái nhìn toàn diện về vấn đề này để có biện pháp định hướng một cách hiệu quả

Có 33,5% là nhóm SV cho biết bản thân có khó khăn đó là “Ngành học không phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân”, những SV này chia sẻ bản thân vào trường học do sự định hướng của gia đình, ban đầu cũng rất yêu thích ngành học, tuy nhiên sau một thời gian vào học các em nhận thấy bản thân chưa đáp ứng được điều kiện của ngành học hoặc nhận thấy anh chị khóa trước nên đưa ra những nhìn nhận chủ quan từ bản thân. Số SV này thường không hoặc ít có định hướng học tập một cách rõ ràng nên khi lựa chọn ngành nghề đến việc theo học cũng là sự tò mò, để khắc phục vấn đề này gia đình, giáo viên chủ nhiệm và nhà trường cần cho các em thấy thế mạnh và những ưu điểm đối với ngành mà các em đang theo học, nhằm tạo động lực để các em yên tâm học tập.

Có một bộ phận nhỏ SV với 10,5% là “Gia đình không ủng hộ”, kết quả này được phản ánh cụ thể từ giáo viên chủ nhiệm và nhiều SV khác đó là, khi nhập học các em được gia đình rất ủng hộ và quan tâm thường xuyên, song khi vào học tại trường một thời gian nhiều em do rời sự quản lý của gia đình

sống độc lập nên các em sao nhãng với việc học tập, nhiều em lao vào chơi bời nghỉ học thường xuyên bị nhà trường phản ánh về gia đình, vì thế nhiều em có kết quả học tập kém làm ảnh hưởng tới sự kỳ vọng của gia đình đẫn đến số SV này không nhận được sự ủng hộ của gia đình. Đây là thành phần SV cá biệt, nên nhà trường cần phối hợp với gia đình có những biện pháp can thiệp khắc phục tình trạng này. Sau đây là chia sẻ của SV:

“Em gặp một khó khăn đó là những kiến thức một số môn học rất khó, việc tìm kiếm tài liệu phục vụ hoạt động học tập của bọn em bị hạn chế do nhà trường rất ít tài liệu, bọn em phải mượn bạn bè đang theo học ở trường khác, vì thiếu tài liệu học và môn học khó nên mấy học kỳ vừa qua lớp em tỷ lệ các bạn thi lại, học lại do bị trượt môn rất nhiều, bên cạnh đó có những bạn lười học nên bị hổng kiến thức cũng gặp khó khi tiếp tục theo học tại trường” (PVS sinh viên năm 2 ngành Cơ khí).

Từ kết quả khảo sát cho thấy, những khó khăn của SV xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nếu để tồn tại, tiếp diễn những khó khăn này một cách phổ biến sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới mức độ cam kết học tập ở SV Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, cần thấy rằng SV chỉ có thể tham gia hoạt động học tập một cách thuận lợi nhất khi nhận được sự trợ giúp từ nhiều phía như gia đình, giáo viên chủ nhiệm, thầy cô trong trường…Vì vậy, nhà trường cần có kế hoạch xử lý những khó khăn này để giúp SV tự tin hơn khi tham gia học tập tại trường. Những SV có kết quả yếu kém nhà trường cần tìm hiểu nguyên nhân và có hướng can thiệp phụ đạo thêm về kiến thức. Đặc biệt, cần có thêm nhân viên công tác xã hội trong trường học để hỗ trợ sinh viên vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập như: hỗ trợ sinh viên về kỹ năng học tập hiệu quả, nhân viên công tác xã hội là cầu nối giữa sinh viên và giảng viên để tăng cường mối quan hệ giữa sinh viên và giảng viên để giảng viên có thể hỗ trợ SV nhiều hơn về kiến thức

cũng như tiếp cận cơ sở thực tập, tiếp cận cơ hội việc làm trong tương lai. Nhân viên công tác xã hội trong trường học cũng kết nối giữa Sv với nhà trường nhằm đề đạt những nguyện vọng của sinh viên với nhà trường để giúp sinh viên có thể bày tỏ những mong muốn của mình với nhà trường nhằm có được điều kiện tốt hơn để đạt kết quả cao hơn trong học tập.

2.2.5. Những mong muốn và đề xuất của SV khi học tập tại trường.

Khi tham gia hoạt động học tập tại trường, mục tiêu và mong muốn ưu tiên của SV và gia đình đó là được tạo điều kiện giúp đỡ tận tình trong quá trình học tập, được tiếp cận với các chính sách hỗ trợ học tập, các nguồn lực trợ giúp trong và ngoài nhà trường. Nhất là đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn họ mong muốn con em họ khi đi học được tiếp cận với nguồn vốn vay trong và ngoài nhà trường, các chính sách về học bổng, về miễn giảm học phí để con em họ yên tâm theo học tại trường.

Biểu 2.19 thể hiện những mong muốn của SV khi tiếp tục học tập tại trường, đây là những mong muốn rất thiết thực của SV, cụ thể là những mong

muốn như: Được gia đình hỗ trợ, tạo điều kiện nhiều hơn; được giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ nhiều hơn; được nhà trường hỗ trợ, tạo điều kiện nhiều hơn; được tiếp cận chính sách vay vốn học tập; được tiếp cận với môi trường công việc thực tế; được giới thiệu việc làm khi tốt nghiệp.

(Nguồn: khảo sát SV Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội)

Trong tổng số 150 SV tham gia khảo sát về mong muốn của bản thân khi tiếp tục học tập tại trường, có 91,5% SV tham gia khảo sát cho biết bản thân mong muốn “Được giới thiệu việc làm khi tốt nghiệp” đây là một mong muốn đồng thời cũng là một nguyện vọng rất thiết thực chính đáng của SV, nhiều em mong muốn được giới thiệu những địa chỉ tin cậy, uy tín để đến xin việc tránh bị mất thời gian nhiều khi đi xin việc. Nhiều SV chia sẻ rất nhiều anh chị khóa trước khi đi xin việc các đơn vị tuyển dụng thường yêu cầu kinh nghiệm trong khi họ là SV mới chưa có kinh nghiệm nên rất khó khi kiếm việc làm.

"Em muốn được nhà trường giới thiệu việc làm sau khi ra trường, vì em thấy các anh/chị khóa trước đi xin việc toàn yêu cầu có kinh nghiệm làm việc trong khi bọn em mới ra trường chưa có kinh nghiệm nên xin việc rất khó" (PVS sinh viên năm 3 ngành kế toán doanh nghiệp)

Có 89% SV tham gia khảo sát cho biết bản thân mong muốn “Được tiếp cận với môi trường công việc thực tế” ngay từ khi còn đi học, những buổi học thực hành nhà trường có thể sắp xếp để SV được xuống cơ sở thực hiện các

0 20 40 60 80 100

Được giới thiệu việc làm khi tốt nghiệp Được tiếp cận với môi trường công việc

thực tế

Được tiếp cận chính sách vay vốn học tập Được nhà trường hỗ trợ, tạo điều kiện

nhiều hơn

Được giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ nhiều hơn Được gia đình hỗ trợ, tạo điều kiện nhiều

hơn 91.5 89 86.5 77.5 51 22.5

Biểu 2.19. Mong muốn của SV khi tiếp tục học tập tại trường (Đơn vị: %; N=150)

nhiệm vụ và các yêu cầu môn học nhiều hơn nữa nhằm làm quen với môi trường làm việc thực tế giúp các em SV trước khi rời ghế nhà trường có được các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để phục vụ công việc sau này. Bên cạnh đó, có 86,5% SV tham gia khảo sát cho biết bản thân mong muốn “Được tiếp cận chính sách vay vốn học tập” những SV có hoàn cảnh khó khăn theo quy định các em sẽ được vay vốn đi học, nhiều em vay vốn từ ngân hàng chính sách, nhiều ngân hàng kết hợp với nhà trường cho SV vay vốn để các em thuận lợi hơn với việc học của bản thân. Đặc biệt, SV tham gia khảo sát còn mong muốn “Được nhà trường hỗ trợ, tạo điều kiện nhiều hơn” về mọi mặt chiếm 77,5% SV tham gia khảo sát, việc hỗ trợ thường xuyên của nhà trường sẽ giúp cho hoạt động học tập của SV diễn ra thuận lợi hơn, giúp các em yên tâm và tự tin hơn khi tham gia học tập.

“Gia đình em có đông anh chị em, em lại đang có anh trai và chị học tại Hà Nội, hàng tháng bọn em gọi điện về xin tiền gia đình mà thấy bố mẹ em lo lắng xoay tiền đủ đường, nhưng bố mẹ em vẫn bảo phải cố học lấy cái nghề sau này thoát cái đất Cao Bằng này đi kẻo khổ lắm, cũng vì vậy mà em cố gắng học thật tốt để không phụ công bố mẹ và để sau này có nghề nghiệp và thu nhập ổn định phụ giúp gia đình” (PVS sinh viên năm 2 ngành Cơ khí).

Có 51% SV tham gia khảo sát cho biết mong muốn của bản thân là “Được giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ nhiều hơn”, nhiều SV chia sẻ các em mong muốn được trao đổi và nhận được sự chia sẻ nhiệt tình hơn của giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập nhằm giúp giải đáp thường xuyên hơn các khó khăn, khúc mắc liên quan đến hoạt động học tập và đời sống. Chỉ có 22,5% SV mong muốn “Được gia đình hỗ trợ, tạo điều kiện nhiều hơn” khi học tập tại trường để các em yên tâm học tập, tập trung ở nhóm SV ít nhận được sự quan tâm của gia đình đối với việc học của bản thân.

Từ những phân tích trên cho thấy, để ổn định hoạt động học tập và giúp bản thân đạt được kết quả tốt trong học tập SV có những mong muốn rất thiết thực và chính đáng đối với gia đình, nhà trường. Gia đình là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho SV, còn nhà trường là nơi đào tạo, định hướng cho SV các em mong muốn và kỳ vọng bản thân sẽ nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hơn của nhà trường và gia đình. Từ đó thấy được vai trò và tầm quan trọng của gia đình, của nhà trường đối với hoạt động học tập của SV.

Biểu 2.20. thể hiện những đề xuất nhằm thúc đẩy động cơ học tập của SV, gồm những đề xuất như: Đổi mới phương pháp giảng dạy; đổi mới

chương trình, tài liệu, giáo trình; thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá; tăng cường các chính sách hỗ trợ SV; tăng cường đối thoại giữa SV và cán bộ giáo viên nhà trường; kết nối doanh nghiệp tạo cơ hội việc làm cho SV.

(Nguồn: khảo sát SV Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội)

Trong tổng số 150 SV tham gia khảo sát cho biết đề xuất nhằm thúc đẩy động cơ học tập của SV nói chung, chiếm tỷ lệ cao nhất với 93,5% ở nhóm SV có đề xuất cần “Kết nối doanh nghiệp tạo cơ hội việc làm cho SV” đây là một đề xuất

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Kết nối doanh nghiệp tạo cơ hội việc làm cho SV

Tăng cường đối thoại giữa SV và cán bộ giáo viên nhà trường

Tăng cường các chính sách hỗ trợ SV Thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá Đổi mới chương trình, tài liệu, giáo trình Đổi mới phương pháp giảng dạy

93.5 61 80.5 74.5 42.5 87

Biểu 2.20. Đề xuất nhằm thúc đẩy động cơ học tập ở SV (Đơn vị: %; N=150)

rất thiết thực đối với SV các em mong muốn có cơ hội đối thoại và trải nghiệm công việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để làm quen va chạm với công việc thực tế, giúp bản thân không bị bỡ ngỡ khi tốt nghiệp. Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 87% SV đề xuất cần “Đổi mới phương pháp giảng dạy” đây là một đề xuất gắn với nhu cầu học tập của SV việc đổi mới phương pháp giảng dạy giúp SV khỏi nhàm chán, dễ dàng tiếp cận với những kiến thức được trang bị.

Có 80,5% SV tham gia trả lời có đề xuất “Tăng cường các chính sách hỗ trợ SV” hiện tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đang áp dụng những chính sách như hỗ trợ vay vốn sinh viên, hỗ trợ SV thuộc gia đình chính sách, thuộc diện khó khăn; chính sách học bổng – khen thưởng đối với SV có thành tích cao trong học tập, tăng cường chính sách đối với SV sẽ giúp tạo động lực và khuyến khích SV tham gia học tập, phấn đấu là một việc nhà trường nên thực hiện. Có 74,5% SV tham gia khảo sát đề xuất cần “Thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá” nhằm giúp hình thành năng lực đầy đủ cho SV, muốn thay đổi cách thức kiểm tra – đánh giá trước tiên nhà trường phải điều chỉnh chương trình học cho phù hợp. Bên cạnh đó, có 61% SV cho biết đề xuất của bản thân là cần “Tăng cường đối thoại giữa SV và cán bộ giáo viên nhà trường” đây là đề xuất thuộc quyền tiếp cận thông tin đối với SV, nhà trường cần sắp xếp và tăng cường các buổi đối thoại về vấn đề học tập, quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao mức độ cam kết học tập của sinh viên trường cao đẳng nghề công nghiệp hà nội 01 (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)