.16 Sự hỗ trợ của gia đình đối với việc học của SV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao mức độ cam kết học tập của sinh viên trường cao đẳng nghề công nghiệp hà nội 01 (Trang 94 - 97)

Trong tổng số 150 SV tham gia khảo sát số SV cho biết gia đình “Có hỗ trợ học phí” chiếm tỷ lễ cao nhất với 98,5% số SV tham gia trả lời phần lớn SV chưa có việc làm, chưa có thu nhập riêng nên gia đình phải hỗ trợ toàn bộ học phí hoặc 1 phần học phí (đối với những em có làm thêm hỗ trợ gia đình). Có 83% SV tham gia khảo sát cho biết gia đình “Thường xuyên nhắc nhở việc học hành” điều này cho thấy sự quan tâm sát sao của gia đình đối với việc học tập của SV. Đặc biệt có tới 56,5% SV nhận được sự “Định hướng việc học hành” từ gia đình. Ngài ra, còn có 27,5% SV được gia đình “Giúp đỡ xin việc” tập trung ở nhóm SV gia đình có quan hệ và quen biết định hướng cho con em họ học tập vào ngành và lĩnh vực có người thân quen đang công tác. Điều đáng nói là có 9% SV cho biết gia đình “Ít khi hỗ trợ” và 0,5% SV cho biết gia đình “Hoàn toàn không hỗ trợ gì” tập trung ở nhóm SV hiện tại đang có việc làm thêm, có khả năng tự lập nên các em có thu nhập để đóng học phí và các khoản khác chi tiêu sinh hoạt khác.

Như vậy, có thể thấy sự hỗ trợ từ gia đình có ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động học tập của SV, từ việc hỗ trợ học phí đến nhắc nhở việc học hành thường xuyên, định hướng việc học, ngoài ra nhiều gia đình còn giúp đỡ các em về vấn đề xin việc sau khi tốt nghiệp. Nhiều SV còn phụ giúp gia đình về các khoản chi phí học hành và sinh hoạt, từ việc phân tích vấn đề này cho thấy vai trò bao trùm của gia đình đối với hoạt động học tập của SV.

2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên khi học tập tại trường * Những thuận lợi của sinh viên khi học tập tại trường * Những thuận lợi của sinh viên khi học tập tại trường

Sinh viên là những người có khả năng tự ý thức phát triển, SV có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà SV có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ. Ở SV đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn

nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên là những trí thức tương lai, ở các em sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn. SV là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người.

Chính sách hỗ trợ cho SV của Nhà nước về miễn giảm học phí cho sinh viên nghèo, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số… Các chương trình cho vay vốn với lãi suất 0%. Hỗ trợ cho SV về phương diện tài chính từ các tổ chức doanh nghiệp: các phần học bổng cho các sinh viên có thành tích học tập tốt cũng như nghiên cứu, những sinh viên có điều kiện khó khăn. Bên cạnh đó, cách dạy học chủ động, đòi hỏi sự tương tác hai chiều của các giảng viên hiện nay tạo điều kiện cho SV phát huy được những ý kiến, suy nghĩ của bản thân, khơi dậy tính sáng tạo và ham học hỏi, năng động trong nghiên cứu của SV. Nhà trường hiện nay được đầu tư tốt về cơ sở vật chất như phòng học, trang thiết bị, máy móc hỗ trợ học tập; hệ thống thư viện với nguồn tài liệu tham khảo phong phú, dồi dào.

SV thường đi học nhiều môn học để bổ sung kiến thức cũng như kỹ năng, tuy nhiên các em chưa biết phân bổ thời gian hợp lý, dẫn đến việc chán nản khi đi học và lo sợ khi đến mùa thi. Phương pháp học tập không đúng: Không có động lực học, không có hứng thú với môn học, không có mục tiêu học tập rõ ràng nên sinh viên thường nghỉ học, đợi đến lúc điểm danh mới vào lớp hoặc đi học nhưng không tập trung trong giờ học mà làm việc riêng, nói chuyện riêng, sử dụng điện thoại trong giờ học. Ngoài ra, một bộ phận sinh viên tham gia hoạt động làm thêm, đây là một hoạt động có tính hai mặt, bởi một mặt các em có thể tạo thêm thu nhập trang trải cho hoạt động học tập, bản thân các em có thêm trải nghiệm và va chạm tạo dụng quan hệ xã hội bên ngoài, tuy nhiên mặt khác hoạt động làm thêm lại có ảnh hưởng khá lớn tới việc học tập tại trưởng của các em.

Biểu 2.17 thể hiện những thuận lợi của SV Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội khi theo học tại trường. Những thuận lợi đó là: Bản thân yêu

thích ngành học; gia đình hỗ trợ và ủng hộ việc đi học; có quen biết giáo viên ở trường; bản thân có năng lực phù hợp với ngành được học; cơ hội việc làm phù hợp với ngành được đào tạo.

(Nguồn: khảo sát SV Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội)

Trong tổng số 150 SV tham gia khảo sát chia sẻ những thuận lợi của bản thân khi theo học tại trường, chiếm tỷ lệ cao nhất với 89,5% ở nhóm SV có thuận lợi là được “Gia đình hỗ trợ và ủng hộ việc đi học”, từ kết quả khảo sát có thể thấy việc học của SV hoàn toàn đều do sự định hướng từ gia đình, sự định hướng và ủng hộ từ gai đình sẽ kéo theo những hỗ trợ về vật chất và tình thần trong quá trình SV theo học tại trường, sự hỗ trợ và ủng hộ của gia đình đóng vai trò nền tảng và then chốt trong việc học của SV, bởi toàn bộ kinh phí về học phí, ăn, mặc ở, sinh hoạt… của SV đều do gia đình trợ cấp, chỉ có một bộ phận nhỏ SV tự đi làm để tạo thu nhập hỗ trợ gia đình trong việc trang trải kinh phí cho việc học, hầu hết SV trường nghề sau khi nhập học các em đều có thể dễ dàng xin được những công việc làm thêm, thậm chí là những công việc làm chuyên môn phù hợp với nghề đang theo học do nhiều cơ sở có nhu

63.5 44.5 2.5 89.5 58 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Cơ hội việc làm phù hợp với ngành được đào tạo

Bản thân có năng lực phù hợp với ngành được học

Có quen biết giáo viên ở trường Gia đình hỗ trợ và ủng hộ việc đi học Bản thân yêu thích ngành học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao mức độ cam kết học tập của sinh viên trường cao đẳng nghề công nghiệp hà nội 01 (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)