.Điều kiện kinh tế gia đình của nhóm SV tham gia khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao mức độ cam kết học tập của sinh viên trường cao đẳng nghề công nghiệp hà nội 01 (Trang 90 - 92)

Biểu 2 .9 Mức độ hứng thú của SV với hoạt động học tập tại trường

Biểu 2.14 .Điều kiện kinh tế gia đình của nhóm SV tham gia khảo sát

của nhóm SV tham gia khảo sát

(Đơn vị: %; N=150) Giàu Khá Trung bình Cận nghèo Nghèo

là do gia đình, ở những gia đình có điều kiện kinh tế “Trung bình” có nhiều SV rất hiếu học, thậm chí các em còn tranh thủ đi làm thêm để phụ giúp gia đình, giúp bố mẹ giảm đi gánh nặng tiền gửi cho các em hàng tháng.

Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 18,5% là nhóm SV thuộc hộ gia đình “Cận nghèo”, đặc biệt có 14,5% số SV tham gia khảo sát thuộc hộ gia đình “Ngheo”. Cộng gộp số SV ở hộ gia đình “Nghèo” và “cận nghèo” con số này chiếm hơn 30% SV tham gia khảo sát; điều này cho thấy theo học tại các trường nghề nói chung và tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội nói riêng các em xuất thân từ các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ các em đầu tư để con cái học học tạo lập công việc mới nhằm thoát hoàn cảnh nghèo khó như hiện tại. Tuy nhiên, theo chia sẻ của một số em, ở quê các em hiện nay chính sách tín dụng vay vốn SV chỉ áp dụng cho gia đình thuộc hộ cận nghèo và nghèo được vay để trang trải học phí, chính vì vậy có một số gia đình đã làm thủ tục xin thôn và xã cấp giấy chứng nhận thuộc gia đình cận nghèo và nghèo để được vay vốn cho con em đi học. Nhiều SV theo học tại trường có hoàn cảnh khó khăn đã được nhà trường có những chính sách hỗ trợ về chỗ ở ký túc xá, miễn giảm học phí, tặng quà nhân dịp lễ tết, cấp học bổng để các em yên tâm và có điều kiện theo học tại trường.

Chỉ có 11,5% SV tham gia khảo sát thuộc gia đình có điều kiện kinh tế “Khá” và 3,5% số SV thuộc gia đình có điều kiện “Giàu” theo đánh giá của các em. Số SV này cho biết các em chủ yếu được gia đình và người thân định hướng, sau khi học hành xong các em sẽ xin vào những vị trí công việc mà gia đình và người thân đã định hướng trước, các em thuận lợi hơn trong việc đi học bởi gia đình chu cấp tiền hàng tháng cho việc ăn học dễ dàng hơn, đầu ra công việc các em lại cũng không phải lo nhiều.

Từ phân tích trên cho thấy yếu tố điều kiện kinh tế gia đình có tác động khá lớn tới hoạt động học tập của SV, mối quan hệ tác động của yếu tố này và hoạt động học tập của SV có tính xuyên suốt cụ thể như: Có sự định hướng và

trợ giúp của gia đình thì SV mới có thể lựa chọn được nghề theo học; có sự chu cấp về kinh phí của gia đình SV mới có thể nhập học và duy trì việc học; có sự động viên của gia đình SV mới có thể yên tâm để học… Vì vậy, khi phân tích những yếu tố tác động tới hoạt động học tập của SV không thể bỏ qua yếu tố kinh tế gia đình.

Biểu 2.15 thể hiện vấn đề chi trả học phí đối với SV, việc chi trả học phí

cũng là một trong những yếu tố cơ bản tác động tới hoạt động học tập của SV; thang đánh giá được phân thành các mức độ như sau: Dư dả, hoàn toàn không khó khăn; hơi khó khăn; rất khó khăn.

(Nguồn: khảo sát SV Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội)

Trong tổng số 150 SV tham gia khảo sát, tỷ lệ SV cho biết bản thân “Hơi khó khăn” trong việc chi trả học phí chiếm tỷ lệ cao nhất với 57% SV tham gia trả lời, điều này cũng không quá khó lý giải bởi học phí hiện nay có xu hướng tăng, điều kiện sống tại khu vực các em đang theo học cũng tăng khiến cho việc chi trả học phí và các khoản SV của SV bị ảnh hưởng; phần lớn SV của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội lại xuất thân từ

Dư dả, hoàn toàn không khó khăn 30.5% Hơi khó khăn 57% Rất khó khăn 12.5%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao mức độ cam kết học tập của sinh viên trường cao đẳng nghề công nghiệp hà nội 01 (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)