.Mức độ tham gia hoạt động học tập trên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao mức độ cam kết học tập của sinh viên trường cao đẳng nghề công nghiệp hà nội 01 (Trang 57)

(Đơn vị: %; N=150)

Rất đầy đủ

Một tháng nghỉ 1-2 buổi

Trong tổng số 150 SV tham gia khảo sát về mức độ tham gia hoạt động học tập trên lớp, tỷ lệ SV tham gia tất cả các buổi học một cách đầy đủ chiếm tỷ lệ cao nhất với 72%, số SV này tập trung ở yếu ở nhóm SV có nhận thức tốt về ngành nghề mà mình theo học, các em luôn có mục tiêu và kế hoạch học tập một cách rõ ràng, kết quả học tập của những SV này cũng cao hơn so với những nhóm SV còn lại. Bên cạnh đó, vẫn có gần 30% SV có số buổi nghỉ học ít nhất là 1 buổi, cụ thể: có 21,5% SV tham gia trả lời cho biết bản thân “Một tháng nghỉ 1-2 buổi” do có những việc đột xuất không thể sắp xếp lên lớp được. Ngoài ra, có 6,5% SV tham gia khảo sát cho biết bản thân “Gần như tuần nào cũng có buổi nghỉ học” với những lý do như: chán học, bận việc làm thêm, cá nhân có việc đột xuất, bỏ học đi chơi cùng bạn bè…

Như vậy, từ kết quả khảo sát có thể thấy mức độ tham gia hoạt động học tập trên lớp của sinh viên là tương đối cao với 72% sinh viên tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số trường hợp SV đến lớp không đầy đủ, SV bỏ học giữa giờ, SV nghỉ học thường xuyên hàng tuần, hàng tháng… con số này lên tới gần 30%, chính vì vậy nhà trường cũng như các khoa đào tạo cần có biên pháp chấn chỉnh và quản lý SV của trường, nhằm quản lý tốt hoạt động đào tạo của trường đồng thời cần có những giải pháp dưới góc độ công tác xã hội để tác động tới nhận thức của sinh viên, giúp sinh viên có được nhận thức đúng đắn đối với việc học để có mức độ cam kết hành vi đối với việc học cao hơn.

Biểu 2.5. thể hiện những việc hiện tại SV cần làm để có một công việc tốt sau này (những định hướng cụ thể). Gồm những định hướng như: Đi học

thường xuyên, đầy đủ; chú ý nghe giảng và tương tác với bạn bè, thầy cô; tham gia nhiệt tình vào các hoạt động thảo luận trên lớp; thường xuyên tham gia các buổi thực hành tay nghề; thường xuyên tham gia các hội thảo nghề nghiệp; mở rộng mối quan hệ xã hội bên ngoài.

(Nguồn: khảo sát SV Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội)

Trong tổng số 150 SV tham gia khảo sát, khi được hỏi về định hướng hoạt động học tập hiện tại của bản thân để có một công việc tốt sau này, thì có 78,5% số SV tham gia khảo sát cho biết cần “Thường xuyên tham gia các buổi thực hành tay nghề” chiếm tỷ lệ cao nhất, đây là một định hướng mang tính thực tiễn của SV bởi những buổi thực hành trong các trường nghề hiện nay rất thiết thực, nó là hoạt động của giảng viên và SV dưới phân xưởng hoặc đơn vị doanh nghiệp để SV làm quen dần với thực tiễn, các buổi học thực thành tay nghề kết hợp với các buổi học lý thuyết trên cơ sở sự hướng dẫn của giảng viên các em sẽ có biện pháp giải quyết và xử lý các công việc cần làm, ngoài ra những buổi thực hành tay nghề này còn giúp SV trau dồi các kỹ năng nghề nghiệp tốt hơn.

Em nghĩ ngành học của bọn em là những ngành hoạt động lĩnh vực tay chân, nên cần phải thực hành nhiều để có thể nhớ và nắm bắt những kỹ năng thực hành, vì như vậy sau này ra trường mới có thể làm việc một cách hiệu quả và không bị các công ty đào thải. (PVS sinh viên năm 3 ngành công nghệ ô tô)

61.5 74 78.5 63.5 67 72.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Mở rộng mối quan hệ xã hội bên ngoài Thường xuyên tham gia các hội thảo nghề

nghiệp

Thường xuyên tham gia các buổi thực hành tay nghề

Tham gia nhiệt tình vào các hoạt động thảo luận trên lớp

Chú ý nghe giảng và tương tác với bạn bè, thầy cô

Đi học thường xuyên, đầy đủ

Biểu 2.5. Định hướng hoạt động học tập hiện tại của SV để có một công việc tốt

Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 74% là số SV tham gia khảo sát cho biết định hướng hoạt động học tập hiện tại của bản thân để có một công việc tốt sau này là “Thường xuyên tham gia các hội thảo nghề nghiệp”, đây là một định hướng mang tính thực tiễn và khá thiết thực đối với SV, bởi việc thường xuyên tham gia các hội thảo nghề nghiệp sẽ giúp SV có những định hướng nghề nghiệp tốt cho bản thân, tăng cơ hội có được một việc làm tốt sau khi tốt nghiệp. Những buổi hội thảo nghề nghiệp này thường có các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, các chủ doanh nghiệp được mời tham gia chia sẻ và đối thoại với SV giúp SV hiểu hơn về nghề mà mình đang theo học.

Bên cạnh đó, có 72,5% số SV tham gia khảo sát cho biết định hướng hoạt động học tập hiện tại của bản thân để có một công việc tốt sau này thì cần phải “Đi học thường xuyên, đầy đủ”, đây là một định hướng gắn với nghĩa vụ và trách nhiệm học tập của SV, đa phần SV đã nhận thức được vai trò của việc tham gia các hoạt động học tập đầy đủ tại trường nó có ý nghĩa ra sao đối với công việc sau này, việc đi học đầy đủ và thường xuyên giúp SV nắm bài tốt, có cơ hội tương tác thường xuyên hơn với thầy cô và bạn bè. Tỷ lệ 72,5% SV tham gia trả lời cho thấy phần lớn SV có nhận thức tương đối tốt về vấn đề này, đây là một điểm nhà trường cần lưu ý để nâng cao tinh thần học tập và nâng cao năng lực học tập cho SV khi tham gia học tập tại trường.

Chiếm một tỷ lệ tương đối là số SV cho biết định hướng hoạt động học tập hiện tại của bản thân để có một công việc tốt sau này là: Chú ý nghe giảng và tương tác với bạn bè, thầy cô (67%); tham gia nhiệt tình vào các hoạt động thảo luận trên lớp (63,5%); Mở rộng mối quan hệ xã hội bên ngoài (61,5%), nhìn chung những SV có những định hướng này cũng có nhận thức khá tốt về vấn đề học tập, các em phần nào cũng đã có được những mục tiêu cho hoạt động học tập và nghề nghiệp của bản thân, những định hướng này sẽ là những vốn xã hội tốt để các em lập nghiệp sau này.

Như vậy, từ kết quả khảo sát có thể thấy SV Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội có một định hướng khá tốt về bổn phận và trách nhiệm của việc học tập để có một việc làm, một tương lai tốt sau này. Nhà trường cần có những biện pháp và hành động cụ thể trong việc định hướng cho SV để các em có một hướng đi đúng đắn, nhằm tạo niềm tin và động lực để SV yên tâm tham gia theo học tại trường.

Từ kết quả trên cho thấy, sinh viên đã có những định hướng hành vi học tập rất tốt trong quá trình học nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng trong các ngành học mình tham gia, đồng thời sinh viên cũng định hướng việc học của mình chủ yếu cần tuân thủ và tham gia các buổi thực hành nghề nghiệp, tham gia các hội thảo nghề nghiệp, nhóm sinh viên hướng đến mở rộng các mối quan hệ bên ngoài ít hơn vì sinh viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của các mối quan hệ bên ngoài trong việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Do đóm nhà trường cần có những hoạt động định hướng học tập và cơ hội việc làm sau này để sinh viên có được những nhận thức đúng đắn về ngành học cũng như cần chú trọng học hỏi kỹ năng mềm để có thể dễ dàng tìm được công việc mong muốn trong tương lai.

Biểu 2.6 thể hiện đánh giá của SV về mức độ thường xuyên tham gia các hoạt động tại trường, với các mức độ như: Thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm

khi, ở các hoạt động học tập như: Tập trung nghe giảng; đi học và ghi chép bài đầy đủ; chủ động đến xưởng, cơ sở thực hành; trao đổi vấn đề học tập với bạn bè; nghiêm túc, trung thực trong thi cử; đọc giáo trình và tài liệu; phát biểu xây dựng bài; lên thư viện mượn sách; chủ động kết bạn cùng chí hướng trong công việc.

(Nguồn: khảo sát SV Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội)

Đối với việc “Tập trung nghe giảng” có 61,5% SV “Thường xuyên” nghe giảng tập trung ở nhóm SV tham gia các buổi học đầy đủ, có tinh thần và ý thức trong hoạt động học tập, kết quả học tập của các SV này cũng cao hơn hẳn so với nhóm SV còn lại. Bên cạnh đó, có 20% SV chỉ “Thi thoảng” mới tập trung nghe giảng và 8,5% SV “Hiếm khi” tập trung nghe giảng đây là nhóm SV có ý thức và tinh thần học tập kém, thường xuyên nghỉ học, bỏ tiết, thụ động trong chính việc học của bản thân, học tập một cách đối phó, không có mục đích và kế hoạch học tập cụ thể, bất hợp tác với tập thể lớp và giáo viên, kết quả học tập yếu kém.

Đối với hoạt động “Đi học và ghi chép bài đầy đủ” chiếm cao nhất với 69% SV đánh giá ở mức “Thường xuyên”, tập trung ở nhóm SV thường xuyên đi học, có ý thức và kế hoạch học tập tốt, việc đi học và ghi chép bài đầy đủ nó còn là bổn phận và trách nhiệm của SV nó có tác động khá lớn tới kết quả học tập của SV. Bên cạnh đó, có tới 19,5% SV đánh giá ở mức

31 3 2.5 7 9.5 3.5 7 11.5 8.5 24.5 60.5 64.5 52.5 13 54.5 27.5 19.5 20 44.5 36.5 33 40.5 77.5 42 65.5 69 61.5 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Chủ động kết bạn cùng chí hướng trong công việc Lên thư viện mượn sách Phát biểu xây dựng bài Đọc giáo trình và tài liệu Nghiêm túc, trung thực trong thi cử Trao đổi vấn đề học tập với bạn bè Chủ động đến xưởng, cơ sở thực hành Đi học và ghi chép bài đầy đủ Tập trung nghe giảng

Biểu 2.6. Đánh giá về mức độ thường xuyên tham gia các hoạt động tại trường của SV

(Đơn vị: %; N=150)

“Thỉnh thoảng” và 11,5% SV đánh giá ở mức “Hiếm khi”, cộng dồn hai mức đánh giá này có thể thấy có đến hơn 30% SV không quan tâm và không hoàn thành nghĩa vụ của bản thân, đi học không đầy đủ, không hoặc ít ghi chép bài vở, những SV này thường có kết quả học tập thấp, không có động cơ học tập, học tập đối phó, ở nhóm SV này nguy cơ bỏ học khá cao, nhà trường cần có một biện pháp cụ thể để cùng với các khoa bộ môn can thiệp khắc phục.

Trong việc “Chủ động đến xưởng, cơ sở thực hành” chiếm tỷ lệ cao nhất với 65,5% SV có đánh giá việc chủ động đến xưởng và cơ sở thực hành ở mức “Thường xuyên” tập trung ở nhóm SV có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, các em luôn chủ động tham gia các buổi thực hành tại xưởng và cơ sở thực hành được phân công, khi tham gia hoạt động này SV sẽ có cơ hội va chạm với các vấn đề công việc thực tế, có cơ hội ứng dụng kiến thức thực tế vào công việc. Bên cạnh đó có 27,5% SV tham gia khảo sát có đánh giá ở mức “Thỉnh thoảng” và 7% SV đánh giá ở mức “Hiếm khi” từ thực tế này có thể thây có hơn 30% SV tham gia khảo sát chưa thực sự nghiêm túc với chính việc học của bản thân, việc học tập thực hành không thường xuyên hoặc không tham gia sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới năng lực của SV, SV sẽ thiếu đi năng thực thực tế để có thể làm việc tốt sau này.

Đối với hoạt động “Trao đổi vấn đề học tập với bạn bè” chỉ có 42% SV cho biết bản thân “Thường xuyên” trao đổi vấn đề học tập với bạn bè. Trong khí đó có tới 54,5% SV tham gia khảo sát cho biết “Thỉnh thoảng” mới trao đổi vấn đề học tập với bạn bè và 3,5% SV cho biết bản thân “Hiếm khi” trao đổi vấn đề học tập với bạn bè, có thể nói việc trao đổi vấn đề học tập với bạn sẽ có tác động khá lớn tới sự gắn kết trong hoạt động học tập của SV, SV hiện nay thường tổ chức sinh hoạt nhóm, học nhóm tốt giúp tăng cường tương tác nhóm, giúp nhau hoàn thành các mục tiêu và yêu cầu học tập đề ra, ngược lại những SV hạn chế tương tác với bạn bè trong quá trình học tập sẽ yếu kém về kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm hơn so với nhóm SV khác.

Trong việc “Nghiêm túc, trung thực trong thi cử” có 77,5% tham gia trả lời có đánh giá “Thường xuyên” thực hiện vấn đề này trong mỗi đợt thi cử, tuy nhiên vẫn có 13% SV “Thi thoảng” mới chấp hành nội quy thi cử và 9,5% SV “Hiếm khi” chấp hành các nội quy thi cử, thi thoảng vẫn vi phạm quy chế học tập, thi cử, không học hành một cách nghiêm túc dẫn đến bị hổng kiến thức không tự tin tham gia thi nên hay phạm các quy chế thi cử như mang phao thi, nhìn bài của bạn, không làm được bài…

Đối với việc “Đọc giáo trình và tài liệu” là một việc không thể thiếu đối với SV nhằm tìm hiểu bài trước khi lên lớp, nhưng chỉ có 40,5% SV cho biết bản thân “Thường xuyên” đọc giáo trình và tài liệu trước khi lên lớp đây là nhóm SV có mục tiêu và kế hoạch học tập khá tốt nên có kết quả học tập cao hơn các nhóm SV khác. Đáng chú ý là, có 52,5% SV “Thỉnh thoảng” mới đọc giáo trình - tài liệu và 7% SV cho biết bản thân “Hiếm khi” đọc giáo trình – tài liệu, đây là một vấn đề cần quan tâm và có biện pháp cải thiện nhằm giúp SV chủ động tìm tòi đọc giáo trình và tài liệu, SV đang có xu hướng xa rời với việc học tập từ giáo trình và tài liệu để phục vụ cho hoạt động học tập.

Đối với việc “Phát biểu xây dựng bài” chỉ có 33% SV cho biết bản thân “Thường xuyên” tham gia hoạt động này. Bên cạnh đó có tới 64,5% SV cho biết bản thân “Thỉnh thoảng” mới phát biểu xây dựng bài số SV đưa ra đánh giá này chiếm tỷ lệ cao nhất, ngoài ra có 2,5% SV cho biết bản thân “Hiếm khi” phát biểu xây dựng bài. Như vậy có tới hơn 70% SV tham gia khả sát cho biết bản thân “thỉnh thoảng” và “hiếm khi” tham gia phát biểu xây dựng bài trên lớp, việc SV có tham gia sôi nổi xây dựng bài hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: nội dung bài học, các hoạt động trong bài học, phương pháp giảng dạy của giáo viên… cũng là một trong những yếu tố tác động tới sự tham gia xây dựng bài của SV, vấn đề này giáo viên giảng dạy cần đặc biệt quan tâm để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình lớp học.

Việc “Lên thư viện mượn sách” chỉ có 36,5% SV cho biết bản thân “Thường xuyên” thực hiện việc này, trong khi có tới 60,5% SV cho biết bản thân “Thỉnh thoảng” mới lên thư viện mượn sách và 3% SV “Hiếm khi” lên thư việc mượn sách. Việc mượn sách hay không gắn với nhu cầu đọc và tìm hiểu của SV, có nhiều SV tìm tài liệu phục vụ học tập bằng cách lên thư viện, có nhiều SV thì lại tìm trên mạng internet, các trang web của các cơ quan, số liệu và thông tin chính thống từ các cơ quan nhà nước… Ngoài ra, đối với việc “Chủ động kết bạn cùng chí hướng trong công việc” chiếm tỷ cao nhất với 44,5% là nhóm SV “Thường xuyên” chủ động kết nối bạn bè; 24,5% SV “Thi thoảng” mới chủ động kết bạn cùng chí hướng trong công việc và 31% SV cho biết “Hiếm khi” chủ động kết bạn cùng chí hướng trong công việc”.

Như vậy, có thể thấy việc SV “thường xuyên”, “thỉnh thoảng” hay “hiếm khi” tham gia các hoạt động học tập tại trường có sự khác nhau rõ nét ở từng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao mức độ cam kết học tập của sinh viên trường cao đẳng nghề công nghiệp hà nội 01 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)