2.1.3 .Những chính sách phát triển đúng đắn của chính quyền Thâm Quyến
3.3. Những thành tựu đạt được
Đường lối chiến lược đúng đắn đã thúc đẩy kinh tế Thâm Quyến không ngừng đi lên và đạt được những thành tựu quan trọng. Trong đó đáng kể đến là những thành tựu như sức hút vốn nước ngoài mạnh mẽ, dân số không ngừng tăng lên, GDP tăng vọt và có ảnh hưởng lan toả rộng khắp không những trong phạm vi Trung Quốc mà con vươn ra thế giới, trở thành đầu tầu kinh tế đáng được học tập.
Trong những năm gần đây, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Thâm Quyến cũng không ngừng tăng cao. Năm 2002, tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 87,231 tỷ USD, 5 năm sau tức năm 2007 đã đạt 287,53 tỷ USD, và cho tới năm ngoái tổng giá trị xuất nhập khẩu của Thâm Quyến đạt 270,155 tỷ USD (xem bảng 3.1 dưới đây).
Bảng 3.1: Tình hình kinh tế Thâm Quyến từ năm 2002 – 2009
Hạng mục 2002 2007 2008 2009 GDP ( tỷ NDT) 223,941 676,54 780,65 820,123 GDP/người (USD) 5561 10628 13153 13581 GDP/km2 (triệu NDT) 346 400 Tổng giá trị XNK (tỷ USD) 87,231 287,53 299,97 270,155 Thu nhập ngân sách (Tỷ 30,434 65,8 80,04 88,082
NDT) Tỉ trọng vốn R&D trong GDP (%) 3,34 3,3 3.62 Tỉ lệ giảm khí thải SO2 (%) 6,9 9,3 Tỉ trọng nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ trong GDP (%) 0,8:55,2:44 0,1:50,9: 49,0 0,1:48,9:51 0,1:46,7:53,2
Giá trị sản xuất công
nghiệp (tỷ NDT) 107,227 327,005 352,78 359,761
Giá trị sản xuất sản phẩm
kĩ thuật cao (tỷ NDT) 170,992 759,88 871,1 850,781
Nguồn: Báo cáo công tác thực hiện nhiệm vụ của Chính quyền nhân dân Thâm Quyến 2008, 2009 và Tổng cục thống kê Thâm Quyến; TLTK [77], [78]
Từ những số liệu trên có thể thấy kinh tế Thâm Quyến đang ngày càng phát triển đi lên. Mặc dù dân số của thành phố không ngừng tăng lên, nhưng tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế khiến mức GDP bình quân trên đầu người cũng không ngừng tăng lên, từ mức 5561 USD năm 2002 lên 13581 USD năm 2009, tăng 2,44 lần trong vòng 8 năm. Tổng GDP của toàn thành phố năm 1979 là 196,380 triệu NDT đã tăng lên 223,941 tỷ NDT vào năm 2002 và đạt mức 820, 123 tỷ NDT năm 2009 (xem bảng 3.1 trên đây). Những con số trên chứng minh cho một bài toán phát triển kinh tế với GDP tăng hơn cả thần kỳ.
ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ kĩ thuật cao. Tỉ trọng của các ngành thay đổi theo xu hướng giảm dần tỉ trọng của nông nghiệp, công nghiệp và tăng dần tỉ trọng của dịch vụ, chủ yếu là hoạt động dịch vụ cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin. Năm 1979, ngành nông nghiệp chiếm 37% trong tổng GDP, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 20,5% (công nghiệp 11,8%, xây dựng 8,7%), ngành dịch vụ chiếm 42,5% trong tổng GDP cho đến năm 2002 thì cơ cấu ngành chuyển thành nông nghiệp chiếm 0,8%, công nghiệp chiếm 55,2%, ngành dịch vụ chiếm 44%. Cho đến năm 2007 chuyển đổi cơ cấu ngành nghề càng rõ nét, nông nghiệp chỉ còn chiếm 0,1%, công nghiệp chiếm 50,9% và nhường 49% cho ngành dịch vụ. Sang năm 2009 cơ cấu ngành nghề đã nghiêng hẳn về phía ngành dịch vụ với 53,2%, công nghiệp giảm xuống còn 46,7%, nông nghiệp vẫn duy trì ở mức 0,1%.
Với tầm nhìn toàn cầu hóa đặc biệt coi trọng khoa học kĩ thuật cùng chiến lược đầu tư phát triển khoa học thích đáng, sức mạnh khoa học kĩ thuật của Thâm Quyến được tăng lên đáng kể. Số lượng nhân viên chuyên ngành kĩ thuật không ngừng tăng lên, từ 186400 người năm 2002 lên 985800 người năm 2009. Số lượng các xí nghiệp công nghệ cao năm 2002 là 442 xí nghiệp, đến năm 2009 đạt 3086 xí nghiệp. Năm 2002, toàn thành phố đã thụ lí giải quyết 7917 đơn xin đăng kí bản quyền sở hữu trí tuệ. Đến năm 2009, con số này là 42279 đơn, trong đó số lượng đơn đăng kí bản quyền phát minh đạt 20520. Đặc biệt số đơn đăng kí bản quyền sở hữu trí tuệ quốc tế PCT cũng không ngừng tăng, năm 2007 là 2170 đơn, chiếm 39.8% tổng số đơn cả nước. Đếm năm 2008 là 2709 đơn, chiếm 44.5% tổng số đơn cả nước . Khoa học kĩ thuật được đưa vào sản xuất, giá trị sản xuất các sản phẩm kĩ thuật cao không ngừng tăng lên (từ năm 2002 đến năm 2009 tăng lên gần 5 lần)
Trong công tác môi trường, Thâm Quyến đang dần trở thành thành phố
thành phố có 442 công viên với tổng diện tích 13240,4 hec-ta. Từ năm 2006, tiến độ xây dựng các hạng mục sinh thái xanh được tăng tốc, với mức đầu tư trong hai năm đạt gần 500 triệu NDT, tu bổ tái xây dựng 12000 héc-ta phong cảnh [67].
Trong giai đoạn 2001-2005, tổng mức đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường của Thâm Quyến là 37,8 tỉ NDT và đã đạt được những hiệu quả tích cực. Hệ thống xử lí nước xây mới tăng năng lực xử lí ước tính tăng thêm 134 vạn tấn/ngày. Tỉ lệ xử lí nước ô nhiễm tập trung đạt 71.5%, mức độ xử lí rác thải sinh hoạt vô hại đạt 90%, xử lí chất thải độc hại đạt 100%. Công tác xử lí ô nhiễm “năm sông một hồ” đạt được những bước tiến quan trọng. Từ 2006 - 2010 Thâm Quyến tiếp tục đầu tư 25 tỉ NDT nhằm triển khai toàn diện 294 hạng mục bảo vệ môi trường bao gồm các lĩnh vực xử lí nguồn nước, không khí, tiếng ồn, các chất phế thải [67]….
Những thành tựu của nền kinh tế Thâm Quyến cũng được thể hiện rõ nét ở hai gương mặt tiêu biểu – hai khu thử nghiệm mô hình phát triển mới cho thành phố: khu công nghệ cao và khu Quang Minh. Năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp của Khu công nghệ cao đạt 160.174 tỷ NDT, tăng 17.09% so với năm trước. Giá trị sản xuất các sản phẩm kĩ thuật cao 155,165 tỉ NDT, tăng trưởng 17.17%. Giá trị xuất khẩu đạt 7,45 tỷ USD, thực hiện nộp thuế 0.3 tỉ NDT. Năm 2006, diện tích khu kĩ thuật cao chiếm 0.6% diện tích cả thành phố, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân trên 1km2 là 13,928 tỷ NDT. Năm 2008, con số này là 224,878 tỷ NDT, chiếm 14.9% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn Thâm Quyến [72]. Khu mới Quang Minh có mức GDP năm 2009 đạt 21,19 tỷ NDT, tăng 20.7% so với năm ngoái. Mức GDP bình quân đầu người đạt 50.945 NDT, tổng giá trị XNK đạt 4,814 tỷ USD [74].
Thâm Quyến được xây dựng theo mô hình của khu kinh tế tổng hợp đa ngành nghề bao gồm công nghiệp, thương nghiệp, khoa học kĩ thuật, liên kết
nhiều chiều, vừa hướng ngoại vừa hợp tác với các vùng sâu trong nội địa. Đến nay, Thâm Quyến không chỉ trở thành một đặc khu kinh tế phát triển điển hình bậc nhất mà còn là khu vực có vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ các vùng kinh tế nội địa kém phát triển, làm cầu nối cho các mối quan hệ liên doanh liên kết giữa các xí nghiệp trong nước với các xí nghiệp nước ngoài. Nhiều tập đoàn kinh tế liên kết theo chiều ngang giữa nội địa, đặc khu và nước ngoài đã hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ, hiệu quả tại Thâm Quyến. Bên cạnh đó Thâm Quyến cũng là nơi hình thành sớm nhất thị trường chứng khoán, góp phần quan trọng đưa Trung Quốc hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế toàn cầu và là nhân tố quan trọng đưa Trung Quốc gia nhập WTO.
3.4. Những tồn tại và thách thức trên con đường phát triển của Thâm Quyến hiện nay
Bên cạnh những thành tựu rực rỡ đưa Thâm Quyến lên thành một trong những thành phố lục địa phát triển nhất của Trung Quốc, sự phát triển trong tương lai của Thâm Quyến còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức.
Thứ nhất, việc chuyển đổi phương thức phát triển mới theo mô thức
phát triển bền vững, sử dụng lượng tài nguyên ít nhất và đạt hiệu quả cao nhất đang đặt ra áp lực rất lớn cho kinh tế thành phố. Bởi đi kèm với nó là một yêu cầu cao về công nghệ khoa học nền tảng.
Thứ hai, sự mất cân bằng giữa đặc khu và những vùng kém phát triển
hơn. Nếu không phát huy được sự khúc xạ và tạo hiệu ứng tốt, thì sự phát triển của Thâm Quyến không những không có vai trò thúc đẩy, thậm chí còn tác động tiêu cực đến các khu vực kém phát triển xung quanh thông qua việc hút vốn, nhân lực, tài nguyên giá rẻ về đặc khu, khiến các vùng lân cận mất
dần cơ hội phát triển.
Thứ ba, tính chất quốc tế hóa, tầm ảnh hưởng và lực hấp dẫn của Thâm
Quyến trên trường quốc tế chưa thật sự được nâng cao, lực hút đầu tư nước ngoài còn thấp. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến mục tiêu lớn mà Thâm Quyến đề ra là trở thành một trung tâm tài chính, chứng khoán, trung chuyển mang tầm quốc tế. Tính quốc tế hóa của Thâm Quyến cần được phát triển nhở những ưu thế riêng có của Thâm Quyến, tránh đi dưới cái bóng của Hồng Kông.
Thứ tư, dân số tăng quá nhanh, đặc biệt là lượng dân lưu động khiến
cho thành phố phần nào bị động trong quy hoạch phát triển và quy hoạch, đồng thời làm tăng sức ép lên cơ sở hạ tầng và các dịch vụ của thành phố, dẫn đến khó khăn trong nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.
Thứ năm, đầu tư cho các lĩnh vực trọng điểm còn thiếu và yếu, trình độ
khoa học chưa thật sự cân bằng với trình độ tiên tiến của thế giới.
Thứ sáu, cùng với tốc độ gia tăng kinh tế thần kỳ, Thâm Quyến cũng
đang phải đối mặt với nạn tham nhũng ngày càng gây hoang mang trong dân chúng. Trong những năm gần đây, ngay tại Thâm Quyến đã có hơn hai chục quan chức cao cấp bị kết tội tham nhũng, nổi bật nhất là ông Vu Ấu Quân, thị trưởng Thâm Quyến khóa 2000 – 2003. Tiếp theo là ông Hứa Tông Hoành (là thị trưởng của Thâm Quyến bắt đầu từ năm 2005 - 2009), ông này bị bắt năm 2009 vì “ những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”. Ông bị coi là người bảo vệ quyền lợi cho giới đầu cơ địa ốc lợi dụng đà phát triển của thành phố để thủ lợi hơn là quyền lợi cộng đồng, ông từ chối ấn định mức giá trần cho thị trường bất động sản, để giá cả vượt xa khả năng mua nhà đất của cư dân thành phố, ông ta đã nhận hối lộ của nhiều quan chức và doanh nhân liên quan tới việc mua sắm hàng chục triệu nhân dân tệ thiếu minh bạch…[19]. Một khi kinh tế càng phát triển, nó sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ khác mà ta không
lường trước được, vấn nạn tham nhũng cần phải được chính quyền Thâm Quyến chú tâm và dè chừng nếu như muốn có được sự phát triển bền vững dài lâu.
CHƯƠNG 4 - TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM QUYẾN VÀ ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VIỆT NAM
4.1. Triển vọng phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến.
kinh tế Thâm Quyến vào ngày 6 tháng 9 năm 2010 vừa qua, để tổng kết những thành tựu và kinh nghiệm trong suốt 30 năm qua của đặc khu kinh tế Thâm Quyến đồng thời đánh giá tương lai phát triển của Thâm Quyến chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nói Trung ương sẽ trước sau như một ủng hộ đặc khu kinh tế mạnh dạn nghiên cứu tìm tòi và phát huy vai trò gương mẫu đi đầu . "Qua 30 năm cố gắng bền bỉ, Thâm Quyến đã nhanh chóng từ một thị trấn biên thùy nhỏ phát triển thành một thành phố hiện đại, thực lực kinh tế tổng hợp xếp hàng đầu các thành phố lớn và vừa của Trung Quốc, lập nên kỳ tích trong lịch sử phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa trên thế giới. Với tinh thần tiến thủ và thực tiễn sáng tạo đổi mới sôi nổi, đông đảo cán bộ và quần chúng của Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến đã đóng góp quan trọng cho công cuộc cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa Trung Quốc "[46].
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói, cải cách mở cửa là sự lựa chọn mấu chốt quyết định vận mệnh của Trung Quốc đương đại, phù hợp với lòng đảng và lòng dân, thuận theo trào lưu thời đại. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, đặc khu kinh tế không những cần phải tiếp tục phát triển, mà còn phải phát triển tốt hơn.
"Mạnh dạn biến đổi, mạnh dạn sáng tạo, không gò bó rập khuôn, không dẫm chân ngừng trệ, không chùn bước trước bất cứ gian khó rủi ro, không chịu sự cản trở của bất cứ quấy rối nào. Tiếp tục phấn đấu cho sự nghiệp vĩ đại thúc đẩy công cuộc cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, cần phải tiếp tục xây dựng đặc khu kinh tế, mà còn phải xây dựng tốt. Trung ương sẽ trước sau như một ủng hộ tinh thần mạnh dạn nghiên cứu tìm tòi, đi trước dẫn đầu và phát huy vai trò của đặc khu kinh tế" [46].
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào yêu cầu đặc khu kinh tế hãy thích hợp với biến đổi mới của tình hình Trung Quốc và nước ngoài, làm theo yêu cầu mới về phát
triển đất nước, thuận theo mong muốn mới của nhân dân, đi theo con đường hiện đại hóa, hướng tới thế giới, hướng về tương lai, tiếp tục giải phóng tư tưởng, kiên trì cải cách mở cửa, phấn đấu trở thành con chim đầu đàn trong thúc đẩy phát triển khoa học và xúc tiến xã hội hài hòa cũng như tiếp tục thúc đẩy xây dựng Đảng.
Căn cứ vào các tài liệu quan trọng do chính quyền thành phố Thâm
Quyến ban bố như “Qui hoạch tổng thể sự phát triển xã hội và kinh tế quốc
dân Thâm Quyến 5 năm lần thứ XI”, “Một vài ý kiến về kiên trì cải cách mở
cửa, thúc đẩy phát triển khoa học, nỗ lực xây dựng thành phố chủ nghĩa xã
hội mang đặc sắc Trung Quốc điển hình”, “ Một số ý kiến về đẩy nhanh xây
dựng thành phố sáng tạo quốc gia”, “ Quy hoạch tổng thể (2008-2015) thành
phố sáng tạo quốc gia Thâm Quyến” [30, tr. 59], chúng ta có thể thấy được sơ
đồ thiết kế và con đường phát triển đặc khu kinh tế Thâm Quyến trong những năm sắp tới như sau:
4.1.1. Năm 2015 đi đầu toàn quốc trong xây dựng thành phố sáng tạo kiểu mới mới
Với yêu cầu tổng quát là kiên trì lấy sáng tạo để dẫn dắt phát triển, lấy khoa học kỹ thuật và sáng tạo trong sản xuất làm trọng điểm, thúc đẩy mạnh mẽ sáng tạo mô hình phát triển, sáng tạo cơ chế thể chế và sáng tạo về mọi mặt của các phương diện như kinh tế, xã hội, văn hóa, quản lý hành chính và xây dựng Đảng. Chính thức coi sáng tạo là linh hồn và dây cứu sinh của sự nghiệp xây dựng phát triển đặc khu kinh tế Thâm Quyến, quán xuyến đến từng mặt của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Đến năm 2015, đi đầu toàn quốc trong việc xây dựng thành phố sáng tạo kiểu mới. Đến năm 2020, trở thành trung tâm sáng tạo khu vực có tầm ảnh hưởng quốc tế.
Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2015, cơ bản hoàn thiện hệ thống sáng tạo thành phố, tăng cường rõ rệt năng lực tự chủ sáng tạo, đạt trình độ dẫn đầu toàn quốc về các phương diện đầu tư cho sáng tạo, ứng dụng sáng tạo, hiệu quả sáng tạo, môi trường sáng tạo, đầu tư sáng tạo phải đạt 5.5% tổng GDP toàn thành phố, tỷ lệ cống hiến tiến bộ khoa học kỹ thuật đạt 60% trở lên, mỗi 10,000 nhân khẩu phải có được 32 bằng sáng chế một năm, giá trị gia tăng công nghiệp khoa học kỹ thuật mới đạt 40% GDP toàn thành phố trở lên, trở thành trung tâm sáng tạo khu vực và vùng lãnh thổ quan trọng về công nghiệp hóa và nghiên cứu phát triển công nghệ mới, đi đầu xây dựng thành phố sáng tạo kiểu mới trên toàn quốc [30, tr. 61].
Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2020, đầu tư sáng tạo chiếm 7% GDP toàn