2.1.3 .Những chính sách phát triển đúng đắn của chính quyền Thâm Quyến
2.2.1. Giai đoạn thúc đẩy cải cách mở cửa cục bộ và xây dựng nền móng cho tiến
tiến trình cất cánh (1978-1992)
Từ năm 1978 đến năm 1985 có thể coi là thời kỳ xây dựng nền móng cơ sở cho toàn bộ quá trình phát triển kinh tế của đặc khu. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương và tỉnh Quảng Đông, việc trước tiên là tập trung lực lượng để xây dựng tốt đặc khu kinh tế Thâm Quyến. Do vậy trong 4 đặc khu kinh tế thì đặc khu kinh tế Thâm Quyến được khởi đầu sớm nhất, bắt đầu từ việc xây dựng khu công nghiệp Xà Khẩu (năm 1979). Giai đoạn này Thâm Quyến tập trung lực lượng để tiến hành xây dựng cơ bản với quy mô lớn, sáng tạo nên một môi trường đầu tư tương đối tốt bao gồm cả phần cứng và phần mềm. Từ năm 1980, thành phố bắt đầu thực thi xây dựng cơ sở hạ tầng với quy mô lớn, tiến hành khai phá các khu đô thị mới như La Hồ, Thượng Bộ, Xà Khẩu, thành phố Hoa Kiều. Năm 1983 xây dựng các công trình văn hóa như đại học Thâm Quyến, thư viện, viện khoa học… Chính quyền thành phố đã lập ra các quy hoạch tổng thể về xây dựng thành phố và phát triển kinh tế xã hội, từng bước cải thiện thể chế quản lý đặc khu kinh tế, xây dựng luật pháp đồng bộ có liên quan.
Đi đôi với xây dựng phần cứng, Thâm Quyến mạnh tay tiến hành một loạt các cải cách quan trọng dưới định hướng thị trường, lấy cải cách thể chế giá cả và thể chế quản lý cơ bản làm điểm đột phá để dẫn đầu cải cách các mặt như chế độ tiền lương (1979), thể chế xây dựng cơ bản (1980), chế độ giá cả (1982), chế độ doanh nghiệp (1983), chế độ bảo hiểm lao động (1983), chế độ cán bộ nhân sự (1982) và cơ cấu chính phủ (1981). Những cải cách này có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy quá trình vận hành của nền kinh tế được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi [30, tr. 26].
Để chuẩn bị cho nền kinh tế mở, ngay từ thời kì này Thâm Quyến bắt tay xây dựng các kênh, các đường liên lạc với nền kinh tế bên ngoài. Thành phố đầu tư xây dựng hàng loạt các cầu cảng Xà Khẩu, Xích Loan, Đông Giác Đầu, Ma Vịnh và sân bay trực thăng phía Nam và nhanh chóng đưa vào sử dụng (Xà Khẩu năm 1981, Mai Sa năm 1984, Sa Đầu Giác năm 1984, vịnh Đại Á năm 1985, Đông Giác Đầu năm 1987). Trên phương diện sản xuất và tạo nguồn sản phẩm xuất khẩu, Thâm Quyến đã hoàn thành công trình xây dựng mở rộng tăng dung lượng trạm điện Thủy Bối, Xa Hà, bến xe La Hồ, các khu công nghiệp như Hưng Kiến, Thượng Bộ, Thủy Bối, Xà Khẩu.
Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ tài chính hiện đại đã được Thâm Quyến ươm mầm ngay từ giai đoạn này với chính sách mở cửa ngành tài chính, cho phép hàng loạt ngân hàng nước ngoài vào đầu tư. Sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài mang lại nguồn vốn quan trọng cho các xí nghiệp đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, nguồn vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố đồng thời đặt nền móng cho hoạt động tài chính tiền tệ sôi động sau này.
Quá trình xây dựng mang tính chất “đặt nền móng” được thúc đẩy bởi hàng loạt các phương châm như “thời gian là tiền bạc, hiệu quả là sinh mạng”, với “tốc độ Thâm Quyến” “3 ngày 1 tầng lầu”. Phong trào này có sức lan tỏa
rộng rãi, có tác dụng khích lệ thúc đẩy phong trào xây dựng hiện đại hóa và cải cách mở cửa trên toàn quốc. Từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 1 năm 1984, khi đến thị sát Thâm Quyến, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã phát biểu:
“ Kinh nghiệm và sự phát triển của Thâm Quyến là minh chứng chính xác
cho chính sách phát triển đặc khu kinh tế của chúng ta”, “chúng ta xây dựng
đặc khu kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa với tư tưởng chỉ đạo đó là
không phải thắt mà là thả” [30, tr. 27]. Đây có thể coi là một đánh giá có tính
chất tổng kết bước đầu về quá trình xây dựng Thâm Quyến.
Với những cải cách cục bộ, đột phá trong từng lĩnh vực, lấy mở cửa để thúc đẩy cải cách, thành phố đã phá vỡ sự trói buộc của thể chế kinh tế kế hoạch truyền thống và quét sạch rào cản đối với sự xây dựng phát triển và mở cửa đối ngoại của đặc khu kinh tế, đồng thời là hình mẫu cho sự nghiệp cải cách thể chế kinh tế thành thị toàn quốc. Thành công trong giai đoạn này có thể được cụ thể hóa bằng con số qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Thâm Quyến (1979 – 1985)
Năm GNP (triệu NDT) GDP bình quân đầu người (NDT) Tổng giá trị công nghiệp (triệu NDT) Tổng giá trị ngoại thương (triệu USD) Tổng thu nhập tài chính (triệu NDT) 1979 196 606 71 17 17 1980 270 835 106 18 30 1981 496 1.417 267 28 88 1982 826 2.023 388 25 92 1983 1.312 2.512 760 786 156 1984 2.342 3.504 1.721 1.073 294 1985 3.902 4809 2.467 1.306 629
Tăng trưởng bình quân năm (%) 64,63 41,23 80,64 106,18 82,54 Nguồn: Trích 钟坚 - 《深圳经济特区发展的历史回顾与前景展望,中国 经济出版社,2008年 ; TLTK [30, tr.27]
Qua bảng số liệu trên có thể thấy Thâm Quyến đã rất thành công khi đưa nền kinh tế của mình gắn kết, giao lưu, hội nhập với nền kinh tế thế giới, với giá trị ngoại thương từ 17 triệu USD năm 1979 tăng lên tới 1,306 tỉ USD năm 1985 chỉ trong vòng 6 năm. GDP bình quân đầu người tăng lên 8 lần. Những thành công bước đầu này là cơ sở vững chắc cho Thâm Quyến bước tiếp con đường của một đặc khu thành công và đạt những kết quả rực rỡ hơn trong những giai đoạn tiếp theo.
Bước sang những năm tiếp theo từ 1986 đến 1992, thời kỳ này đường lối và phương thức phát triển kinh tế của Thâm Quyến gặp rất nhiều khó khăn.
Từ cuối năm 1984 cả nước xuất hiện làn sóng kinh tế vĩ mô và những chính sách thắt chặt toàn diện ra đời. Đặc khu kinh tế Thâm Quyến phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế như hạn chế xây dựng cơ bản, thu hẹp nguồn tiền và những tranh luận về phương hướng phát triển của đặc khu.
Trước những khó khăn ấy, Trung ương cũng như chính quyền thành phố đều giữ vững con đường và phương hướng đã lựa chọn. Tháng 8 năm
1985, Đặng Tiểu Bình chỉ ra rằng: “Kinh tế của đặc khu chúng ta đi từ trong
hướng ra ngoài, hiện tại vẫn là bước khởi đầu vì vậy những sản phẩm tốt có thể xuất khẩu vẫn không nhiều, nếu Thâm Quyến chưa làm được bước này thì nó vẫn chưa đi qua được cửa ải, vẫn chưa chứng minh được sự phát triển
mạnh mẽ của mình. Nhưng nghe nói ở phương diện này đã có một chút tiến
bộ rồi…” [30, tr. 27]. Phát biểu của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã chỉ ra
những bước đi tiếp theo của Thâm Quyến trong giai đoạn này. Vào cuối năm 1985 sang đầu năm 1986, Quốc vụ viện đã mở hội nghị công tác đặc khu tại Thâm Quyến, yêu cầu đặc khu kinh tế Thâm Quyến lấy trọng điểm công tác chuyển từ dàn trải và xây dựng cơ sở trong quá khứ sang nắm bắt chú trọng sản xuất, nâng cao trình độ và hiệu quả. Kiên trì “lấy công nghiệp làm chủ, kết hợp công nghiệp, thương nghiệp và kỹ thuật, phát triển tổng hợp”, nỗ lực phát triển thành một đặc khu kinh tế có mô hình hướng ngoại lấy công nghiệp có tập trung tri thức, tập trung kỹ thuật làm chủ. Dựa vào các yêu cầu của Trung ương Đảng và Quốc Vụ viện, đặc khu kinh tế Thâm Quyến đặt ra mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới này là: thêm một bước hoàn thiện môi trường đầu tư, vừa tập trung vừa làm tốt “dẫn ngoại liên nội”(tức hấp dẫn đầu từ bên ngoài và liên kết trong đặc khu), xây dựng đặc khu kinh tế mô hình hướng ngoại lấy ngành công nghiệp xuất khẩu gia công làm chủ, phát triển tổng hợp ngành nông sản, ngoại thương, tiền tệ, du lịch [30, tr. 28]. Mục tiêu này về thực chất là sự kiên trì thực hiện những phương thức phát triển kinh tế đã được đề ra trong giai đoạn đầu.
Đầu tư của nước ngoài vẫn là nguồn lực quan trọng và thu hút đầu tư vẫn là nhiệm vụ hàng đầu của nền kinh tế đặc khu. Xây dựng cơ sở hạ tầng tốt, môi trường đầu tư thuận lợi, các khu công nghiệp bảo thuế là những phương thức mà Thâm Quyến đã thực hiện và đạt được hiệu quả cao.
Công cuộc đầu tư cho cơ sở hạ tầng tiếp tục được chính quyền đặc khu chú trọng. Thành phố xây dựng hàng loạt các khu công nghiệp mới, kho bãi, chung cư, mở rộng diện tích thành phố, lợi dụng vốn và kỹ thuật nước ngoài để xây dựng cảng Tích Loan, Xà Khẩu, Đông Giác Đầu, Ma Đầu, kho dầu Xà Khẩu, nhà máy điện Sa Giác B, thành phố Hoa kiều (1986), khu thành phố
mới Phúc Điền (1988), sân bay Thâm Quyến (năm 1988 bắt đầu xây dựng, 1991 thì khai thông). Bên cạnh đó, thành phố thúc đẩy cải cách toàn diện thể chế kinh tế theo hướng thị trường. Những cải cách này không ngoài mục đích thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế đặc khu. Chính quyền thành phố đã chuyển từ cải cách cục bộ sang cải cách toàn diện, từ cải cách riêng lẻ chuyển thành cải cách có hệ thống, từ cải cách bước đầu chuyển sang đi sâu vào cải cách, phải từng bước phát triển theo phương hướng toàn diện, tổng hợp và đồng bộ.
Những nội dung cải cách chủ yếu là: Một là cải cách chế độ cổ phần
hóa doanh nghiệp quốc hữu, sáng tạo thể chế quản lý tư sản quốc hữu (1987).
Hai là cải cách thể chế tiền tệ, thiết lập thị trường tiền tệ đa tầng cấp, kiểu mở
cửa bao gồm thu hút hàng loạt ngân hàng cổ phần có tính khu vực như ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài (1982), ngân hàng kêu gọi đầu tư vốn nước ngoài (1987), ngân hàng phát triển Thâm Quyến (1987)… thành lập trung tâm điều tiết ngoại hối đầu tiên trong cả nước (1988), thành lập thị trường mua bán kim loại màu theo kỳ hạn (1991), công khai phát hành cổ phiếu (1987),
thành lập các sở giao dịch chứng khoán (1990). Ba là thúc đẩy cải cách thể
chế quản lý sử dụng bồi thường đất công, bước đầu công khai bán đấu giá đất
(1987). Bốn là cải cách chế độ nhà ở, từng bước thực hiện thương mại hóa
nhà cửa. Năm là điều chỉnh cơ cấu hành chính chính phủ và cải cách thí điểm
chế độ nhân viên công vụ (1988). Sáu là cải cách sâu sắc chế độ tiền lương và
lao động, thực hiện chế độ hợp đồng lao động, xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội (1986). Những cải cách này tạo môi trường mềm linh hoạt, nhanh nhạy cho một nền kinh tế năng động đang phát triển với tốc độ cao.
Nền kinh tế hướng ngoại là nền kinh tế với hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh. Hoạt động gia công xuất khẩu Thâm Quyến đã đi từ lấy nguyên liệu đầu vào để gia công làm chủ từng bước chuyển đổi thành mô
thức kinh tế hướng ngoại: nguyên liệu vào – gia công – giá trị gia tăng – xuất khẩu, từ việc thu mua những sản phẩm đặc sản địa phương để xuất khẩu là chủ yếu từng bước chuyển sang tiến hành sản xuất sản phẩm xuất khẩu, thực hiện kết hợp giữa công nghiệp – nông nghiệp – khoa học kĩ thuật – thương mại. Công nghiệp hướng ngoại trở thành “đầu rồng” trong sự phát triển kinh tế Thâm Quyến. Bởi vậy kinh tế Thâm Quyến đã bắt đầu phát triển cất cánh, GNP bình quân hàng năm tăng 40.28%, năm 1987 đột phá ở mức 5 tỷ NDT, năm 1989 đột phá 10 tỷ NDT [30, tr. 29].
Đầu tư phát triển sức mạnh kinh tế, phát triển các doanh nghiệp các ngành nghề của Thâm Quyến cũng mang những đặc sắc riêng. Thâm Quyến lợi dụng vốn và khoa học kỹ thuật thu hút được từ bên ngoài tích cực phát triển các doanh nghiệp “tam lai nhất bổ” (đó là các doanh nghiệp chuyên gia công: nguyên liệu đến gia công, linh kiện đến lắp đặt, mẫu đến sản xuất theo mẫu, bù đắp mậu dịch), các doanh nghiệp “3 vốn” tức góp vốn 3 bên [1]. Đến năm 1989, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt được 18,9 tỷ tệ chiếm 69.1% tổng giá trị công nghiệp toàn thành phố. Đối với các doanh nghiệp nội địa, thành phố tích cực triển khai liên kết dọc xuyên khu vực, xuyên ngành nghề, đa tầng cấp, đa hình thức. Xây dựng hàng loạt các doanh nghiệp nội liên bổ sung tiền vốn, kỹ thuật, nhân tài bị thiếu hụt để trở thành một trong những lực lượng chủ chốt của phát triển kinh tế đặc khu.
Lựa chọn phát triển ngành khoa học kĩ thuật cao là một hướng đi hợp lí để Thâm Quyến nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới hiện đại. Hơn nữa, nếu đầu tư thích đáng và đúng hướng, Thâm Quyến có thể đi tắt đón đầu, phát triển khoa học kĩ thuật ở những lĩnh vực mới (công nghệ mới, năng lượng mới, nguyên liệu mới). Từ năm 1985, thành phố đã hợp tác với viện khoa học Trung Quốc xây dựng nên khu công nghiệp khoa học kỹ thuật, bắt
đầu phát triển ngành khoa học kỹ thuật cao. Đồng thời vẫn khích lệ và ủng hộ các doanh nghiệp khoa học kỹ thuật truyền thống.
Bên cạnh ngành khoa học kĩ thuật cao, phát triển các dịch vụ hiện đại như tài chính ngân hàng là hướng chuyển dịch có lựa chọn của nền kinh tế Thâm Quyến. Thành phố tổ chức xây dựng những doanh nghiệp ngoại thương chủ chốt, tích cực phát triển thương mại trung chuyển và thương mại viễn dương. Một loạt những cải cách trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đã tạo một môi trường lưu thông tiền tệ nhanh chóng và sôi động. Về du lịch, Thâm Quyến mở hơn 20 tuyến du lịch Hồng Kông, Ma Cao, hình thành mạng lưới du lịch với các điểm du lịch chủ yếu như Tây Lệ Hồ, Thạch Nham Hồ, Hương Mật Hồ, Vịnh Thâm Quyến, Tiểu Mai Sa…
Đặc điểm chủ yếu của giai đoạn này là cải cách đồng bộ, thúc đẩy toàn diện. Thông qua các cải cách này đã cơ bản phá vỡ được cái khung của thể chế cũ, bước đầu hình thành cơ chế vận hành và thể chế kinh tế lấy điều tiết
thị trường làm chủ, điều tiết kế hoạch làm phụ. Năm 1988, Chính phủ Trung
Quốc đã phê chuẩn cho Thâm Quyến được phép có thẩm quyền về kinh tế tương đương cấp tỉnh của Trung Quốc. Mùa xuân năm 1992, Đặng Tiểu Bình đi thị sát phía nam quan sát vùng đất Thâm Quyến đã phát biểu một câu rất
quan trọng “thành tựu xây dựng của Thâm Quyến là câu trả lời xác đáng cho
những ai còn nghi ngờ lo lắng thế này thế kia, đặc khu là họ “Xã” chứ không
phải họ “Tư””[30, tr. 29]. Ông một lần nữa khẳng định cải cách mở cửa ở
Thâm Quyến và xây dựng các đặc khu đã thu được những thành tựu vô cùng vĩ đại. Năm 1987, thương mại xuất khẩu của Thâm Quyến đã lớn bằng thương mại nhập khẩu, điều này đã làm xoay chuyển cục diện nhập siêu. Năm 1988, tổng kim ngạch xuất khẩu của Thâm Quyến đã đứng ở vị trí đầu của tỉnh Quảng Đông, đứng thứ 2 so với các thành phố lớn của toàn quốc. Từ năm 1992, tổng kim ngạch xuất khẩu của Thâm Quyến liên tục được xếp vị trí số 1
trong tất cả các thành phố lớn của toàn quốc. Năm 1987, Đặng Tiểu Bình phát
biểu: “Gần đây những sản phẩm kỹ thuật tương đối cao của Thâm Quyến đã
có thể xâm nhập vào thị trường quốc tế, thành công của cải cách mở cửa đã
có nhìn thấy ở điểm này, đây chính là thành công thực sự”[15, tr. 263]
Bảng 2.2: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Thâm Quyến năm 1986 – 1992 Năm GNP (tỷ NDT) GDP bình quân đầu người (NDT) Tổng giá trị công nghiệp (tỷ NDT) Tổng giá trị ngoại thương (triệu USD) Tổng thu nhập tài chính (triệu NDT) 1986 4,165 4.584 3,402 185 742 1987 5,590 5.349 5,583 256 875 1988 8,698 6.477 10,127 3.44 1.465 1989 11,566 6.710 14,775 375 2.287
1990 17,167 8.724 22,022 1.570 2.170 1991 23,666 10.746 31,540 1.948 2.733 1992 31,732 12.707 43,470 2.358 4.296