Bối cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc khu kinh tế Thâm Quyến - Hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách mở cửa đến nay (Trang 67 - 69)

2.1.3 .Những chính sách phát triển đúng đắn của chính quyền Thâm Quyến

3.1. Bối cảnh lịch sử

3.1.1. Bối cảnh thế giới

Giai đoạn nâng cấp phát triển, cân bằng kinh tế và môi trường của Thâm Quyến được khởi động theo hai xu hướng phát triển kinh tế chính của

thế giới từ thập niên 90 của thế kỉ 20. Thứ nhất, cuộc cách mạng thông tin

được khởi phát khi máy tính và mạng internet được phổ cập và ứng dụng rộng rãi, đưa xã hội loài người chuyển từ nền văn minh công nghiệp bước vào nền văn minh thông tin, cải biến một cách sâu sắc phương thức sản xuất, sinh họat

lẫn thế giới quan và giá trị quan của con người. Thứ hai là xu hướng phát triển

bền vững của nền kinh tế thế giới nói chung, kinh tế Trung Quốc nói riêng. Khái niệm phát triển bền vững được đưa ra từ những năm 80 và được các nước phổ biến đón nhận vào những năm 90. Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển, sinh tồn của thế hệ này không ảnh hưởng, đe dọa đến sự phát triển sinh tồn của các thế hệ sau đó. Nó nhấn mạnh vị trí trung tâm của con người trong tiến trình phát triển đi lên của xã hội loài người, phát triển không chỉ đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế mà còn là sự tiến bộ xã hội, đòi hỏi mối quan hệ hài hòa giữa quá trình phát triển và vấn đề bảo vệ môi trường.

Vấn đề phát triển bền vững được đặt ra gay gắt hơn bao giờ hết ở các nước đang phát triển, nơi mà căn bệnh “phát triển trước, xử lí sau” đã trở nên rất phổ biến. Trong hành trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, môi trường bị các nước đang phát triển đem ra đánh đổi lấy sự tăng trưởng của GDP. Kết quả, kinh tế tuy có những bước tiến bộ rõ rệt nhưng tài nguyên bị khai thác cạn

kiệt, môi trường bị ô nhiễm, các nước này biến thành thị trường cung cấp nguyên liệu và lao động rẻ mạt cho các nước phát triển. Đã đến lúc môi trường không thể tiếp tục đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế phát triển theo quy mô và phương thức cũ. Và đã đến lúc các nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển phải suy nghĩ đến một phương thức phát triển kinh tế mới, tận dụng ít nhất nguồn tài nguyên để tạo ra hiệu quả cao nhất, đồng thời với ý thức trách nhiệm cao đối với sự phát triển của thế hệ sau. Từ năm 1987, báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” do ủy ban Môi trường và phát triển thế giới của Liên hợp quốc công bố đã chỉ rõ phát triển bền vững vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thế hệ đương đại, vừa không đe dọa đến sự phát triển của các thế hệ sau. Tháng 6 năm 1992, Liên hợp quốc đưa ra “Tuyên ngôn về môi trường và phát triển”, “Nghị trình thế kỉ 21” và thông qua “Công ước khung về biến đổi khí hậu toàn cầu”.

3.1.2. Bối cảnh Trung Quốc

Bước vào thế kỷ XXI, với tư cách là một quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới, Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững, bởi nó đề cập đến những vấn đề nóng bỏng mà quốc gia này đang phải đối mặt. Với dân số 1,3 tỷ người Trung Quốc phải chịu một sức ép vô cùng lớn.

Sức ép này thể hiện trên hai phương diện: thứ nhất, nền kinh tế phải có tốc độ

tăng trưởng cao mới có thể giải quyết việc làm cho lực lượng lao động khổng

lồ; thứ hai, điều kiện giáo dục, nhu cầu sinh hoạt, chất lượng cuộc sống, môi

trường sống cũng cần được nâng cao để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng. Đồng thời với nó là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa nền kinh tế tăng trưởng tốc độ cao và vấn đề thiếu hụt tài nguyên. Về lượng tài nguyên, Trung Quốc là một nước lớn về tài nguyên, nhưng bình quân tài nguyên trên đầu

người thấp hơn rất nhiều mức bình quân của thế giới. Do hiện tượng xói mòn và hoang mạc hóa, cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến diện tích đất canh tác giảm mạnh, nguồn đất canh tác thiếu hụt trầm trọng. Nguồn tài nguyên nước cũng thiếu hụt nghiêm trọng, lượng nước ngọt bình quân đầu

người là 2300m3, chỉ bằng 1/4 mức bình quân thế giới. Diện tích rừng giảm

mạnh, diện tích bình quân đầu người chỉ bằng 1/4 thế giới [25, tr. 16].

Đứng trước tình hình đó, vào đầu những năm 2000, Trung Quốc đã chuyển từ chiến lược phát triển nghiêng lệch sang chiến lược phát triển cân bằng bền vững, theo đuổi sự phát triển ổn định lâu dài, đưa hệ thống môi trường vào hệ thống kinh tế xã hội, thực hiện sự thống nhất hữu cơ giữa ba hệ thống kinh tế, xã hội và tự nhiên. Bước ngoặt này thể hiện qua bốn bước chuyển lớn: từ chỗ theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế một cách phiến diện chuyển sang phát triển tổng hợp hài hòa kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái; từ chỗ lấy vật chất làm nền tảng cơ bản chuyển sang lấy con người làm gốc; từ chỗ coi trọng lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ chuyển sang chú trọng lợi ích lâu dài và lợi ích chỉnh thể; từ mô hình dùng tài nguyên vật chất thúc đẩy kinh tế phát triển sang mô hình tiết kiệm tài nguyên để thúc đẩy kinh tế phát triển. Có thể nói phát triển bền vững được coi là cuộc cách mạng trong chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc khu kinh tế Thâm Quyến - Hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách mở cửa đến nay (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)