Điều kiện phát triển của báo chí Lạng Sơn và công chúng Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19H Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn (Trang 29 - 31)

7. Kết cấu chi tiết luận văn

1.2. Điều kiện phát triển của báo chí Lạng Sơn và công chúng Lạng Sơn

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam. Diện tích

8.310 km2 , gồm 10 huyện và 01 thành phố, 226 xã, phường, thị trấn. Dân số toàn

tỉnh là trên 788 nghìn người, trong đó dân số nông thôn chiếm trên 80%. Giống như các tỉnh miền núi phía Bắc, Lạng Sơn là tỉnh có các dân tộc ít người chiếm số đông (84,74 % tổng số dân của tỉnh). Là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó người Nùng chiếm 43,9%, người Tày 35,3%, người Kinh chiếm 15,3%, người Dao chiếm 3,5 %, người Hoa, Sán Chay, Mông và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,4 %.

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn có bước phát triển ổn định, duy trì được đà tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người năm 2017, đạt 35 triệu đồng. Bên cạnh đó, mạng lưới thông tin liên lạc là một trong những lĩnh vực sớm được đầu tư, đổi mới với tốc độ phát triển nhanh, đồng bộ và hiện đại. Mạng viễn thông kỹ thuật số hiện đại được kết nối bằng cáp quang, truyền viba tới 11/11 huyện, thành phố, 100% xã, các cửa khẩu. Mạng bưu cục của tỉnh được tổ chức chặt chẽ, nên công văn, thư tín, điện tín hàng ngày vẫn đến tận các bản làng vùng cao. Hệ thống phát thanh, truyền hình, đường truyền mạng Internet được đầu tư xây dựng.

1.2.2. Điều kiện tiếp nhận báo chí của công chúng tỉnh Lạng Sơn

Hiện, trên địa bàn tỉnh có 3 cơ quan báo chí của tỉnh, gồm: Báo Lạng Sơn; Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn, Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng thuộc Hội Văn học nghệ thuật tỉnh. Đồng thời có 3 cơ quan báo chí trung ương thường trú gồm: Báo Nhân dân, Báo Tiền phong và Thông tấn xã Việt Nam. Cùng với đó, nhiều sở, ban, ngành có bản tin nội bộ, tập san, trang thông tin điện tử của ngành… góp phần làm phong phú kênh thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn, đến năm 2017, Lạng Sơn có 3 doanh nghiệp kinh doanh cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát trên địa bàn với tổng số điểm phục vụ bưu chính là 229 điểm, sản lượng phát hành báo chí duy trì ổn định từ 7 đến 8 triệu tờ, cuốn/năm; 214/226 xã, phường, thị trấn đã có báo đến trong ngày. Mạng lưới viễn thông tiếp tục phát triển nhanh chóng, rộng khắp cả về

lượng và chất, đưa dịch vụ về tới vùng sâu, vùng xa; mật độ điện thoại đạt 85,2 thuê bao/100 dân, số thuê bao di động trên địa bàn toàn tỉnh năm 2017 là 784.000 thuê bao, trên 822.000 thuê bao Internet; phát sóng kênh truyền hình Lạng Sơn trên vệ tinh đảm bảo phủ sóng truyền hình 100% địa bàn tỉnh; quan tâm đầu tư, củng cố, nâng cấp 11 đài truyền thanh – truyền hình cấp huyện, 226 đài truyền thanh xã, phường, thị trấn.

Với việc dịch vụ Internet ngày càng phát triển, đến cả những bản làng vùng sâu, vùng xa, giúp cho công chúng Lạng Sơn có điều kiện tiếp xúc với các loại báo chí đa phương tiện và báo điện tử. Tuy nhiên, việc cập nhật thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh vẫn được đại đa số công chúng tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận qua các chương trình phát sóng của Đài Truyền hình quốc gia và Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, đặc biệt là chương trình thời sự 19h

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19H Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn (Trang 29 - 31)