Nâng cao chất lƣợng Chƣơng trình thời sự, củng cố uy tín, lòng tin đố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19H Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn (Trang 102 - 104)

7. Kết cấu chi tiết luận văn

3.2. Nhóm giải pháp thu hút công chúng Lạng Sơn đối với chƣơng trình thời sự

3.2.2. Nâng cao chất lƣợng Chƣơng trình thời sự, củng cố uy tín, lòng tin đố

đối với công chúng

Để thu hút công chúng, một yếu tố hàng đầu là báo chí phải tạo được niềm tin trong công chúng. Đặc biệt đối với một chương trình mang đậm tính chính luận như chương trình thời sự 19h kênh VTV1 và chương trình thời sự tổng hợp kênh LSTV, việc củng cố uy tín, lòng tin đối với công chúng phải được coi là vấn đề

sống còn. Lòng tin của công chúng dành cho chương trình chỉ có thể có được khi

chương trình thật sự nói lên tiếng nói của công chúng, đưa họ đến những thông tin bổ ích, thiết thực về mọi mặt của đời sống. Do đó chỉ có đảm bảo uy tín của chương trình, đảm bảo độ tin cậy của chất lượng tin bài; đảm bảo về cách làm việc khách quan, chính xác, kịp thời, đúng chuẩn mực thì chương trình thời sự 19h kênh VTV1 và chương trình thời sự tổng hợp kênh LSTV mới có thể đem lại sự tin tưởng, hưởng ứng tích cực của công chúng nói chung và công chúng Lạng Sơn nói riêng. Vì vậy, Hội đồng Biên tập, Ban Biên tập, các biên tập viên chương trình cần kiểm soát chặt chẽ nguồn thông tin đầu vào, các tin bài phát sóng phải có vai trò định hướng tốt cho dư luận xã hội. Điều này đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng nội dung sản phẩm chương trình thời sự là giải pháp cấp thiết nhằm thu hút công chúng.

Trước hết, với chương trình thời sự, nội dung thông tin phải nhanh, gọn, chính xác, khách quan, tin tức thời sự - chính trị đảm bảo tính hấp dẫn. Một điều cần chú ý nữa đó là thông tin với công chúng như một tỉnh miền núi biên giới Lạng Sơn gồm nhiều dân tộc thiểu số thì ngôn ngữ trong chương trình thời sự còn phải dễ hiểu, dễ nhớ, gần gũi với lới nói hàng ngày của công chúng.

Nói như tác giả Nguyễn Văn Dững: Trên sóng phát thanh, truyền hình, bài viết không nên trình bày vấn đề một cách phức tạp, không dùng nhiều những con số lẻ, số liệt kê làm cho công chúng khó nhớ và có thể làm cho bản tin thêm rối rắm … Chỉ nên dùng các khái niệm thuật ngữ phổ biến và dễ hiểu [8, tr.177]

Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch và tổ chức sản xuất chương trình bảo đảm được tin, bài vừa có tính thời sự, vừa phục vụ cho những đợt tuyên truyền dài hạn, bảo đảm tính toàn diện và sự cân đối trong các lĩnh vực,

các vùng miền, địa phương… đồng thời khắc phục những hạn chế như mất cân đối về nội dung, để lọt những tin, bài không đủ chất lượng trên sóng…

Đặc biệt, kênh LSTV cần sớm thực hiện trực tiếp chương trình thời sự, giải pháp này góp phần đem đến thông tin nóng hổi, hấp dẫn, thậm chí có thể giúp khán giả chứng kiến trực tiếp sự kiện đang diễn ra, tạo cảm giác như họ đang được tham gia vào sự kiện. Nếu như kênh VTV1 thực hiện rất hiệu quả công việc này thì kênh LSTV vẫn sản xuất chương trình gián tiếp, khiến chương trình bỏ lỡ đi nhiều cơ hội đưa tin nóng hổi về sự kiện.

Chương trình thời sự 19h kênh VTV1 và chương trình thời sự tổng hợp kênh LSTV cũng cần mạnh tay giảm bớt thời lượng tin lễ tân, tránh thể hiện dài dòng, khô cứng mà cần chọn lọc, biên tập và có cách thể hiện sinh động, phù hợp với công chúng là đồng bào vùng dân tộc thiểu số. Theo tác giả Vũ Quang Hào, một trong những nguyên nhân khiến các chương trình thời sự truyền hình địa phương hạn chế trong việc gia tăng sức ảnh hưởng đối với công chúng chính địa phương đó vì: “Vỏ bản tin thường bố cục không nhiều những câu chuyện dân sinh, quá ít tin tức gợi lại cho công chúng (sức khỏe, tài chính gia đình, học hành, tiêu dùng) nên đã giảm đáng kể tính nóng của bản tin, đồng thời hạn chế cách trình diễn thông tin mới cho phù hợp với công chúng truyền hình ở đầu thế kỷ 21” [66, tr. 298].

Đối với yếu tố con người, kênh VTV1 và kênh LSTV cần tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho phóng viên, biên tập viên bằng hình thức mở lớp bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, cập nhật tri thức, kiến thức, kĩ năng cho nhà báo, trong đó cần chú ý trang bị các kiến thức cơ bản về vấn đề dân tộc và dân tộc thiểu số miền núi, các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, với những người làm thời sự kênh LSTV cần phát huy lợi thế sống trong vùng đồng bào dân tộc, không ngừng trau dồi vốn văn hóa, vốn kiến thức về dân tộc thiểu số, nông thôn, mền núi cần có nhiều tin, bài về đời sống đồng bào dân tộc, tăng cường bám cơ sở, đến các bản làng vùng sâu vùng xa để phản ánh chân thực, sống động đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tạo được bản sắc, thương hiệu của Kênh nói chung và của chương trình thời sự nói riêng. Ngoài ra, đội ngũ

phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên thời sự của hai kênh cũng cần tích cực cập nhật những phương thức làm truyền hình mới, sử dụng thành thạo phương tiện làm truyền hình hiện đại, thích ứng nhanh khi tác nghiệp trong mọi môi trường, mọi điều kiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19H Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn (Trang 102 - 104)