Kết cấu chƣơng trình thời sự 19h Đài THVN và chƣơng trình thời sự tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19H Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn (Trang 33)

7. Kết cấu chi tiết luận văn

1.4. Kết cấu chƣơng trình thời sự 19h Đài THVN và chƣơng trình thời sự tổng

sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn

1.4.1. Kết cấu chƣơng trình thời sự 19h Đài truyền hình Việt Nam

Về kết cấu một chương trình thời sự truyền hình chính là sự sắp xếp các chất liệu: Tin, phóng sự, phỏng vấn thành một chương trình hoàn chỉnh, ở đó thể hiện mục đích thông tin; quy mô, tầm quan trọng và sự đa dạng của thông tin.

Hiện nay, thông thường kết cấu chương trình thời sự 19h của Đài truyền hình Việt Nam sẽ là: Mở đầu bằng hình hiệu, tiếp đến là phần giới thiệu các tin chính, tiếp sau là tin, bài được sắp xếp theo trật tự của các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tin thế giới. Đây là kết cấu được duy trì tương đối ổn định, phản ánh cách thức thông tin hợp lý, vì nó thể hiện tính trang trọng của sự kiện. Mặt khác, việc duy trì kết cấu chương trình ổn định sẽ giúp người làm công tác biên tập, tổ chức sản xuất thực hiện một cách thuận lợi, đồng thời tạo điều kiện cho khán giả dễ dàng tiếp nhận, theo dõi được nội dung muốn quan tâm.

Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, khi xảy ra những thảm họa lớn, đột xuất (như những trận động đất, sóng thần, bão lũ, tai nạn nghiêm trọng…), thì những tin này được xếp lên đầu chương trình để tạo sự chú ý ngay lập tức cho người xem, thể hiện độ nóng của tin tức và sự quan tâm của xã hội, cũng như làm tăng độ hấp dẫn của chương trình.

Việc Chương trình được sắp xếp hợp lý sẽ giúp người xem dễ tiếp nhận thông tin. Vì phục vụ số đông khán giả cả nước nên chương trình phải có những vấn đề chung nổi bật và những vấn đề riêng mang sắc thái vùng miền có ý nghĩa với số đông khán giả. Ngoài việc đặc biệt ưu tiên các hoạt động quan trọng của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chương trình

thời sự 19 giờ luôn sắp xếp những vấn đề liên quan đến mạng sống của nhiều người như thiên tai, dịch bệnh, thảm họa,…những vấn đề trong nước và thế giới được đông đảo khán giả quan tâm lên phần đầu chương trình.

(PVS số 1, phỏng vấn nhà báo N.H, Trưởng phòng Thư ký Biên tập, Ban Thời sự, Đài THVN)

Ví dụ, chương trình thời sự 19h (thứ 6, ngày 14/9/2017). Đây là ngày diễn ra nhiều sự kiện chính trị của các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, nhưng đây cũng là ngày cơn bão số 10 ảnh hưởng đến các tỉnh miền Trung nước ta, gây ra nhiều thiệt hại, nên Ban Biên tập đã linh hoạt, dành hơn 15 phút đầu chương trình để cập nhật tình hình cơn bão, sau đó mới đến những tin tức về chính trị, kinh tế, văn hóa, tin tức quốc tế … chứ không theo kết cấu cố định là đưa tin có tính chất lễ nghi, các hoạt động bình thường của lãnh đạo Đảng, Nhà nước lên trên.

Ngoài việc sắp xếp tin, bài một cách hợp lý, hệ thống hình đồ họa giới thiệu tin chính, giới thiệu tin tiếp theo, hình cắt… được bố trí phát sóng vào những thời điểm thích hợp trong chương trình thời sự 19 giờ đã góp phần tạo nhịp điệu, tăng sự chú ý của khán giả, giúp khán giả dễ theo dõi, dễ nắm bắt vấn đề, thỏa mãn được nhu cầu về thông tin, đồng nghĩa với việc tăng tính hấp dẫn của chương trình.

1.4.2. Kết cấu chƣơng trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn. hình tỉnh Lạng Sơn.

Chương trình thời sự tổng hợp của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn trong thời gian khảo sát có thời lượng 30 phút, với kết cấu thông thường cũng khá tương đồng với chương trình thời sự 19h của Đài THVN, đó là: Mở đầu bằng hình hiệu, tiếp đến là phần giới thiệu các tin chính, tiếp sau là tin, bài được sắp xếp theo trật tự của các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tin thế giới và chào hết. Đây là kết cấu đảm bảo trật tự sắp xếp tin, bài ổn định nhưng không cứng nhắc (trong trường hợp đặc biệt có thể thay đổi trật tự), vừa bảo đảm định dạng cơ bản của chương trình, nhưng vẫn linh hoạt trong những trường hợp đặc biệt. Thời gian qua, chương trình thời sự tổng hợp của Đài PT-TH Lạng Sơn cũng đã mạnh dạn đổi mới, khi trên địa bàn tỉnh có những tin tức mới, đột xuất, được dư luận xã hội quan

tâm, đặc biệt là những tin tức về hỏa hoạn thiên tai được Ban Biên tập sắp xếp đưa ngay vào đầu chương trình, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.

Ví dụ, trong chương trình thời sự tổng hợp tối thứ 2, ngày 10/7/2017, đây là ngày xảy ra vụ cháy chợ Tân Thanh (thuộc huyện Văn Lãng). Vụ cháy đã gây thiệt hại lớn về kinh tế. Do đó, chương trình thời sự của Đài PT-TH Lạng Sơn đã đưa những thông tin xung quanh vụ cháy chợ lên đầu chương trình, sau đó mới đến phần tin tức về hoạt động của lãnh đạo tỉnh và các nội dung khác.

Thời gian qua, lãnh đạo Đài PT-TH Lạng Sơn đã tổ chức mời chuyên gia tư vấn, xây dựng lại bố cục chương trình thời sự nhằm đảm bảo thông tin đầy đủ nhanh chóng, chính xác các ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo của các đ/c lãnh đạo tỉnh; các sự kiện, vấn đề diễn ra trên địa bàn tỉnh, trong nước và quốc tế với hình ảnh rõ nét, nội dung xác thực, hình thức thể hiện sinh động, thu hút

được đông đảo các tầng lớp nhân dân theo dõi. (PVS số 3, phỏng vấn nhà

báo V.K.O – Phó Giám đốc Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn)

Trong cấu trúc chương trình thời sự tổng hợp của Đài PT-TH Lạng Sơn còn có xen kẽ thêm phần tin tức trong nước, khai thác từ nguồn Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam. Trong đó, ưu tiên những tin tức dân sinh gần gũi, liên quan đến đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đặc biệt là những tin tức về lĩnh vực y tế, dịch bệnh, giáo dục, việc làm… được Ban Biên tập thực hiện chắt lọc, biên tập lại cho ngắn gọn, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của khán giả Lạng Sơn. Qua đó Phần đã góp phần làm phong phú thêm nội dung thông tin được chuyển tải trong các chương trình thời sự của Đài PT-TH Lạng Sơn, đáp ứng tối đa nhu cầu của công chúng xem truyền hình trên địa bàn tỉnh.

Ví dụ chương trình thời sự tổng hợp của Đài PT-TH Lạng Sơn ngày 12/3/2018, Ban Biên tập đưa vào chương trình 4 tin khai thác từ nguồn Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam, gồm: Một số thay đổi trong quy chế thi THPT quốc gia; Ngày hội tư vấn tuyển sinh năm 2018; Quy định hàng hóa mua bán qua cửa khẩu phụ; Cơ hội vàng cho du lịch Việt Nam.

1.4.3. Sự giống và khác nhau giữa chƣơng trình thời sự 19h Đài THVN và chƣơng trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn

* Sự giống nhau:

Trước hết, có thể thấy, cấu trúc chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn về cơ bản là giống nhau. Chương trình đều có kết cấu chung với các tiểu mục cố định: nhạc hiệu, intro, chào đầu và giới thiệu tin chính, tin chính trị, tin kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng, tin thế giới và chào hết. Thời lượng các phần – mục được phân bổ hợp lý .

Về thể loại, chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam và Đài PT- TH Lạng Sơn, đều có các thể loại, đó là: Tin, phóng sự ngắn và ghi nhanh. Trong đó thời lượng dành cho tin là nhiều nhất.

Về tính chất thông tin của hai chương trình, đều thể hiện những tính chất cơ bản của chương trình thời sự, đó là: Tính cập nhật; ngắn gọn; chính xác; khách quan; định hướng dư luận; giáo dục, nâng cao hiểu biết và tính phổ cập đại chúng.

* Sự khác nhau:

Về khung giờ phát sóng và thời lượng phát sóng, chương trình thời sự 19h của Đài truyền hình Việt Nam phát sóng từ 19h đến 19h45 hàng ngày, với tổng thời lượng là 45 phút. Còn chương trình thời sự tổng hợp trên kênh LSTV của Đài PT- TH Lạng Sơn có tổng thời lượng là 30 phút, phát sóng từ 19h45’ đến 20h15’ hàng ngày.

Về người dẫn chương trình thời sự 19h của Đài truyền hình Việt Nam là các Biên tập viên, mỗi chương trình gồm hai người, thường là một nam và một nữ. Còn chương trình của Đài PT-TH Lạng Sơn, người dẫn chỉ có một phát thanh viên.

Đối với chương trình thời sự 19h Đài truyền hình Việt Nam là chương trình kết hợp giữa thông tin phát trực tiếp với tin tức gián tiếp (được thực hiện trước, đã hoàn thiện file phát sóng). Trong đó, yếu tố trực tiếp được thực hiện bằng nhiều hình thức linh hoạt, như: Phát sóng thẳng từ trường quay phần xuất hiện dẫn chương trình của biên tập viên; Phóng viên xuất hiện tại hiện trường, tường thuật trực tiếp với khán giả về sự kiện, hay trao đổi với người đang dẫn chương trình thời

sự; Lập cầu truyền hình, nối sóng với nơi đang diễn ra sự kiện, phát hình xen với các tin tức khác trong chương trình thời sự; Riêng những sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt, có thể làm những chương trình thời sự với thời lượng tương đối dài, truyền hình trực tiếp trọn vẹn hay phần diễn biến chính của sự kiện. Do đó, tính thời sự nóng hổi của thông tin được đảm bảo tối đa, tin tức được dễ dàng cập nhật nhiều lần trong chương trình đang phát sóng. Những phóng viên đang đi công tác ở tỉnh xa, thậm chí ở nước ngoài có thể đưa tin trực tiếp về ngay lúc đang phát hình thời sự. Các vấn đề, sự kiện quan trọng đột xuất luôn được ưu tiên đưa lên đầu bản tin. Còn đối với chương trình thời sự tổng hợp trên kênh LSTV hoàn toàn thực hiện gián tiếp, theo kiểu “đóng gói”. Tin, bài, phóng sự sau khi phóng viên viết, dựng thô sẽ được chuyển cho bộ phận kỹ thuật dựng hoàn chỉnh và sắp xếp thứ tự theo vỏ bản tin đã được duyệt. Sau đó, lãnh đạo Đài và phòng Thời sự tổ chức duyệt thành phẩm bản tin và chỉnh sửa lỗi, rồi chuyển sang bộ phận truyền dẫn phát sóng đợi đến 19h45 phút hàng ngày thì phát sóng. Vì vậy chương trình bộc lộ yếu điểm trong việc cập nhật thông tin mới.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 của luận văn đã nêu những vấn đề cơ bản về tình hình nghiên cứu báo chí học, xã hội học truyền thông đại chúng, công chúng báo chí, công chúng truyền hình với những khái niệm, quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. Đồng thời nêu ra những đặc trưng nổi bật của công chúng truyền thông đại chúng truyền thống và công chúng truyền thông hiện đại, nhận diện những thay đổi nhanh chóng trong cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng trong kỷ nguyên số. Chương 1 cũng đã làm rõ các định nghĩa về chương trình truyền hình và chương trình thời sự truyền hình, qua đó tác giả đã đưa ra quan điểm riêng của mình.

Trong chương này còn nhấn mạnh đến vai trò của nghiên cứu công chúng báo chí nói chung và công chúng truyền hình nói riêng, trong đó khẳng định: Hoạt động nghiên cứu công chúng sẽ giúp cơ quan báo chí nhận diện được đặc điểm đối tượng tiếp nhận thông tin, hoạch định chiến lược phát triển, xây dựng thương hiệu; thu hút sự quan tâm của công chúng.

Cũng trong chương 1, tác giả đã nêu khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội và điều kiện tiếp nhận báo chí của công chúng ở tỉnh miền núi biên giới Lạng Sơn – Nơi có đông đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao sinh sống. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nêu những nét cơ bản về chương trình thời sự 19h của Đài THVN và chương trình thời sự tổng hợp của Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn cùng những nét tương đồng và khác biệt của hai chương trình.

Căn cứ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả luận văn đi sâu nghiên cứu về quan hệ của công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19h của Đài THVN và chương trình thời sự tổng hợp của Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn tại chương 2.

CHƢƠNG 2

QUAN HỆ CỦA CÔNG CHÚNG LẠNG SƠN VỚI CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ 19H ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM VÀ CHƢƠNG TRÌNH

THỜI SỰ TỔNG HỢP ĐÀI PT-TH TỈNH LẠNG SƠN 2.1. Đối tƣợng, địa bàn và đặc điểm mẫu điều tra

Để phục vụ việc nghiên cứu đề tài Công chúng Lạng Sơn với chương trình

thời sự 19h Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn”, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi, thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu. Trong đó, điều tra bằng bảng hỏi với 400 người tại các phường, xã, thị trấn của 4 huyện - thành phố (Văn Lãng, Lộc Bình, Hữu Lũng, thành phố Lạng Sơn) của tỉnh Lạng Sơn. Trong đó có hai địa bàn biên giới là huyện Văn Lãng và huyện Lộc Bình; hai địa bàn nội địa là huyện Hữu Lũng và thành phố Lạng Sơn.

Trong số 4 huyện, thành phố nêu trên, chúng tôi tiến hành điều tra ở 16 khu vực khác nhau để đảm bảo tính đại diện của mẫu. Thời gian tiến hành cuộc điều tra từ ngày 20/8/2018 đến ngày 15/9/2018. Phiếu hỏi được các điều tra viên phỏng vấn trực tiếp. Các đối tượng điều tra được lựa chọn tuân theo tỷ lệ thống kê về giới tính, nghề nghiệp và lứa tuổi. Do số liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 không còn phù hợp nên chúng tôi chọn đối tượng điều tra dựa trên số liệu thống kê năm 2017 do Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn cung cấp.

Theo thống kê năm 2017, dân số Lạng Sơn là 778,4 nghìn người, trong đó dân số nam chiếm 50,12%; dân số nữ chiếm 49,88%. Như vậy kết quả trả lời về giới tính của phiếu điều tra có sự chênh lệch không đáng kể, có thể nói là khá tương đồng với tỷ lệ giới tính chung của tỉnh Lạng Sơn.

Tỉnh Lạng Sơn được đánh giá là đang trong thời kỳ có cơ cấu “dân số vàng”, tức là số người trong độ tuổi lao động chiếm số lượng lớn. Đặc điểm “trẻ hóa” này giúp cho công chúng Lạng Sơn có điều kiện thuận lợi trong tiếp nhận thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và thông tin trong chương trình

thời sự 19h Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH Lạng Sơn nói riêng.

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, tập trung đông đồng bào thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Tày và Nùng chiếm gần 80%, dân tộc Kinh chỉ chiếm gần 17%; tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ học vấn của người dân những năm gần đây được cải thiện nhưng so với nhiều địa phương trong cả nước thì trình độ học vấn cao ở Lạng Sơn chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Với đặc đểm về mặt bằng dân trí sẽ là một trong những yếu tố chi phối mức độ tiếp nhận thông tin và tâm lý tiếp nhận thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và trong các chương trình thời sự nói riêng.

Để đảm bảo tính khách quan cho mẫu, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi dành cho các đối tượng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau với địa bàn cư trú ở cả thành thị và nông thôn; khu vực nội địa và khu vực biên giới nhằm tạo sự đa dạng và đồng đều, phản ánh cơ cấu ngành nghề tại địa phương.

Bảng 2.1. Cơ cấu ngành nghề của mẫu điều tra công chúng Lạng Sơn từ 15

tuổi trở lên Nghề nghiệp Số lƣợng (Ngƣời) Tỉ lệ (%) Học sinh/Sinh viên 49 12 Nông dân 135 34 Công nhân 63 16 Cán bộ, Công chức, Viên chức 56 14 Kinh doanh dịch vụ 48 12 Nghỉ hưu, nội trợ 36 9 Khác 13 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19H Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn (Trang 33)