Nhận định của công chúng Lạng Sơn về mặt hình thức thể hiện và mức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19H Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn (Trang 91)

7. Kết cấu chi tiết luận văn

3.1.2. Nhận định của công chúng Lạng Sơn về mặt hình thức thể hiện và mức

mức độ tƣơng tác của hai chƣơng trình thời sự

Hình thức thể hiện cũng có ý nghĩa quan trọng và có vai trò lớn đến việc chuyển tải thông tin cũng như hiệu quả tiếp nhận của công chúng. Trong đó, hình thức còn là một trong những lý do để khán giả dừng chuyển kênh và chờ xem nội dung khi thấy một hình ảnh đẹp, độc đáo; một âm thanh sống động; một giọng thể hiện cuốn hút… Hình thức không chỉ là lớp áo bên ngoài mà còn góp phần gia tăng sức mạnh cho nội dung; giúp nội dung tác động hiệu quả lên công chúng.

Tìm hiểu đánh giá của công chúng Lạng Sơn về hình thức chương trình thời sự 19h trên kênh VTV1 và chương trình thời sự tổng hợp 19h45 trên kênh LSTV sẽ giúp các kênh có thêm cơ sở để lựa chọn những cách thức thể hiện phù hợp với nội dung thông tin và đáp ứng thị hiếu người xem.

Khảo sát đánh giá của công chúng Lạng Sơn về hình thức thể hiện chương trình thời sự 19h trên kênh VTV1, kết quả thu được có 16% người được hỏi đồng ý với nhận định “Hình thức thể hiện sinh động, phù hợp với nội dung”. Về đánh giá “Tin, bài đảm bảo ngắn gọn, súc tích, tập trung vào cốt lõi vấn đề”, có 19% người được hỏi “đồng ý”.

Nếu như trước đây, một phóng sự có thời lượng 4-6 phút thì hiện thời lượng chương trình thời sự đã rút ngắn hơn rất nhiều, trung bình chỉ còn 2 phút đến 2 phút 30 giây. So với các chuyên đề, chuyên mục khác thì tin tức

thời sự vẫn là thể loại ngắn gọn, cô đọng nhất. (PVS số 2, phỏng vấn phóng viên N.T, Ban Thời sự, Đài THVN)

Về nhận định chương trình có “tính tương tác cao”, tỷ lệ khán giả “đồng ý” là 8%. Bên cạnh đó, có 19% khán giả “đồng ý” là “cách dẫn chương trình cuốn hút người xem”. Phần ý kiến khác ghi nhận 2 ý kiến cho rằng hình ảnh trong một số tin hội nghị, lễ tân còn đơn điệu, nhàm chán; người dẫn chương trình đôi khi còn nói lắp, nói vấp, gây cảm giác ức chế cho người xem.

Đối với chương trình thời sự tổng hợp trên kênh LSTV, có 4% người được hỏi đồng ý với nhận định “Hình thức thể hiện sinh động, phù hợp với nội dung”. Về đánh giá “Tin, bài đảm bảo ngắn gọn, súc tích, tập trung vào cốt lõi vấn đề”, có 10% người được hỏi “đồng ý”. Về nhận định chương trình có “tính tương tác cao”, tỷ lệ khán giả “đồng ý” là 2%. Bên cạnh đó, có 4% khán giả “đồng ý” là “cách dẫn chương trình cuốn hút người xem”. Phần ý kiến khác ghi nhận 4 ý kiến cho rằng: Chất lượng hình ảnh không ổn định, nhiều hình bị mờ, thiếu sáng; Nhiều phỏng vấn bị cắt, giật hình; Rất hiếm hình ảnh phóng viên dẫn hiện trường; Chương trình không phát trực tiếp, tính cập nhật bị hạn chế, không có giọng đọc nam và không có người dẫn chương trình nam nên chương trình đơn điệu, giảm sức cuốn hút.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với báo in, phát thanh, báo điện tử, đặc biệt là các loại hình truyền thông mới, xu thế của truyền hình hiện đại là ngày càng thực tế, sinh động; phát huy tối đa hiệu quả của hình ảnh, âm thanh hiện trường; ngắn gọn, súc tích cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện; tăng cường sự tham gia, liên hệ, trao đổi giữa khán giả với chương trình. Chương trình thời sự 19h kênh

VTV1 và chương trình thời sự tổng hợp trên kênh LSTVthời gian qua cũng nỗ lực

cải tiến theo hướng này, tuy nhiên kết quả đạt được còn hạn chế, đặc biệt là chương trình thời sự tổng hợp trên kênh LSTV.

Thông tin thời sự của Đài Lạng Sơn cũng có nhiều cải tiến nhưng so với kênh VTV1 thì vẫn thấy kém hơn nhiều, nhất là chất lượng hình ảnh chưa rõ nét, âm thanh với hình ảnh nhiều lúc không khớp nhau, các phỏng vấn

nhóm, người số 6 – nhóm 3, dân tộc Tày, nữ, 45 tuổi, kinh doanh – dịch vụ, thành phố Lạng Sơn).

Phần tin chủ yếu là phản ánh các Hội nghị, cuộc họp của Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh, của các ngành, các địa phương trong tỉnh, thời lượng của tin còn dài, chưa chắt lọc được những thông tin quan trọng, cần thiết nhất phục vụ nhu cầu thông tin nhanh, đúng, chính xác của người xem truyền hình. Các phóng sự chưa thật sự đáp ứng tiêu chí của phóng sự thời sự về vấn đề lựa chọn, cách thức thể hiện. Chất lượng hình ảnh chưa cao do hiện nay Đài PTTH Lạng Sơn phát sóng chương trình truyền hình theo chuẩn SD.

(PVS số 3, phỏng vấn nhà báo V.K.O – Phó Giám đốc Đài PT-TH Lạng Sơn).

So với yêu cầu phản ánh thực tiễn ngày càng sôi động, phong phú, phức tạp và nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng ngày càng cao, đặc biệt với những nhận định của khán giả qua mẫu điều tra tiếp tục đặt ra những yêu cầu cấp bách đòi hỏi hai chương trình cần phát huy những ưu thế, những thành công đã đạt được, khắc phục những điểm còn hạn chế về nội dung và hình thức thể hiện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khán giả.

3.1.3. Mong muốn của công chúng Lạng Sơn đối với hai chƣơng trình thời sự

Do vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của công chúng đối với hoạt động báo chí, nghiên cứu công chúng là công việc cơ bản không thể thiếu được của cơ quan báo chí trong quá trình nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí. Báo chí hiện đại là cung cấp thông tin công chúng cần, chú trọng xử lý phản hồi và quan tâm mối liên hệ với công chúng. Do đó, vấn đề nghiên cứu mong đợi của công chúng đối với kênh truyền thông mà họ quan tâm, gắn bó có ý nghĩa quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng.

Về các vấn đề cần chú ý để thu hút người xem của chương trình thời sự 19h kênh VTV1 và chương trình thời sự tổng hợp trên kênh LSTV. Khán giả có thể có đề xuất nhiều ý kiến. Đây là mong đợi và cũng là đóng góp của công chúng Lạng

Sơn đối với chương trình thời sự 19h kênh VTV1 và chương trình thời sự tổng hợp trên kênh LSTV thời gian tới.

Theo đó, điều công chúng Lạng Sơn mong đợi nhất đối với chương trình thời sự 19h kênh VTV1 về nội dung là “Cập nhật thường xuyên các sự kiện, vấn đề, điểm nóng dư luận quan tâm” với 77% lượt ý kiến lựa chọn; Tiếp theo là “thêm thông tin đa dạng, mang tính phản biện cao” với 56% lượt ý kiến lựa chọn; 40% ý kiến mong muốn chương trình cần có “hình thức thể hiện sinh động, thu hút hơn”; 27% ý kiến mong muốn “thời lượng tin, bài cần ngắn gọn hơn”; 35% mong muốn “thêm tin bài về người tốt việc tốt”; 55% mong muốn “cần có nhiều tin, bài về đời sống dân sinh, gần gũi với công chúng”; Mong muốn chương trình “nâng cao chất lượng kỹ thuật truyền dẫn, phát sóng” có 33% ý kiến lựa chọn; 29% ý kiến mong muốn “Tin, bài đảm bảo ngắn gọn, súc tích, tập trung vào cốt lõi vấn đề”; 25% mong muốn “thay đổi cách dẫn chương trình để cuốn hút người xem”.

Với chương trình thời sự tổng hợp 19h45 trên kênh LSTV, 64% ý kiến mong muốn “cập nhật thường xuyên các sự kiện, vấn đề, điểm nóng dư luận quan tâm”; Tiếp theo là “thêm thông tin đa dạng, mang tính phản biện cao” với 65% lượt ý kiến lựa chọn; 53% ý kiến mong muốn chương trình cần có “hình thức thể hiện sinh động, thu hút hơn”; 43% ý kiến mong muốn “thời lượng tin, bài cần ngắn gọn hơn”; 39% mong muốn “thêm tin bài về người tốt việc tốt”; 49% mong muốn “cần có nhiều tin, bài về đời sống dân sinh, gần gũi với công chúng”; Mong muốn chương trình “nâng cao chất lượng kỹ thuật truyền dẫn, phát sóng” có 59% ý kiến lựa chọn; 47% ý kiến mong muốn “Tin, bài đảm bảo ngắn gọn, súc tích, tập trung vào cốt lõi vấn đề”; 53% mong muốn “thay đổi cách dẫn chương trình để cuốn hút người xem”. Như vậy, công chúng Lạng Sơn mong muốn chương trình thời sự tổng hợp trên kênh LSTV cần có sự thay đổi mạnh mẽ hơn cả về nội dung và hình thức so với chương trình thời sự 19h kênh VTV1, thể hiện ở việc có 7/9 lựa chọn số lượt ý kiến lựa chọn ở chương trình thời sự tổng hợp trên kênh LSTV cao hơn hẳn so với chương trình thời sự 19h kênh VTV1.

3.1.3.1. Nội dung chƣơng trình cần gần gũi, thiết thực, phản ánh những vấn đề ngƣời dân quan tâm

Tiêu chí chọn lựa thông tin của công chúng luôn ưu tiên cho các nội dung gần gũi, hữu ích với đời sống bản thân, gia đình và cộng đồng. Chương trình thời sự 19h kênh VTV1 và chương trình thời sự tổng hợp trên kênh LSTV được đánh giá là bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước để thông tin, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện các phong trào thi đua, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, công chúng Lạng Sơn còn mong muốn chương trình thời sự của hai kênh cần dành thêm thời lượng cho những tin, bài về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt, những thành tích học tập, lao động sản xuất, nghị lực vươn lên trong xã hội cần được phản ánh nhiều hơn. Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù nên còn nhiều tin lễ tân, hội nghị, hoạt động của lãnh đạo, thiếu thông tin gần gũi thiết thực với đời sống người dân; vấn đề ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tham nhũng… vẫn chưa được phản ánh, bàn luận thấu đáo. Kết cấu chương trình đôi khi mất cân đối giữa tin tức chính trị và tin tức dân sinh, chưa đảm bảo yếu tố vùng miền.

Về nhược điểm, hạn chế lớn nhất của Chương trình thời sư 19 giờ là sự mất cân đối giữa thời lượng tin chính trị với thời lượng tin, bài ở các lĩnh vực khác. Thông thường trong Chương trình thời sự 19 giờ thời lượng của phần tin chính trị là từ 15 đến 18 phút (chiếm từ 38% đến 42% thời lượng chương trình), trong những trường hợp đặc biệt, thời lượng tin chính trị có thể lên tới 25-30 phút. Vì vậy thời lượng còn lại dành cho các lĩnh vực kinh

tế, văn hóa, xã hội và thời sự quốc tế bị hạn chế. (PVS số 1, phỏng vấn nhà

báo N.H, Trưởng phòng Thư ký Biên tập, Ban Thời sự, Đài THVN)

Mặt khác, tính phản biện nhiều chiều ở một số vấn đề chưa cao. Thực tế cho thấy, tính phản biện, giám sát xã hội của báo chí phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó xuất phát từ việc sản xuất chương trình còn phải phụ thuộc vào nhiệm vụ thông tin tuyên truyền theo định hướng của các cơ quan quản lý, phụ thuộc tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí, ý chí của cán bộ lãnh đạo và các mối quan hệ xã hội khác.

Ngoài ra còn phụ thuộc trình độ tay nghề và bản lĩnh chính trị của đội ngũ phóng viên trong tiếp cận, xử lý thông tin.

Thời lượng và cơ cấu chương trình đều thuận lợi cho việc đăng phát các tin, bài mang tính phản biện, nêu mặt trái của xã hội, nhưng tỷ lệ tin, bài mang tính phản biện, nêu mặt trái của xã hội phát sóng rất ít, chiếm tỷ lệ trong chương trình còn thấp, tần xuất ít. Đây là một hạn chế làm giảm tính chiến đấu của báo chí, ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của các chương trình thời sự, làm giảm sự cuốn hút của công chúng đối với chương trình thời sự

của Đài. (PVS số 4, phỏng vấn nhà báo N.Đ.D – Phó trưởng phòng Thời sự,

Đài PT-TH Lạng Sơn)

3.1.3.2. Hình thức thể hiện chƣơng trình sinh động, thu hút hơn

Sản phẩm báo chí cũng là hàng hóa, việc nâng cao chất lượng bao gồm cả nâng cao nội dung bên trong và cải tiến hình thức bên ngoài. Nội dung có hay đến mấy mà chứa đựng trong một dáng vẻ đơn điệu, nhàm chán, rối rắm thì khán giả khó có thể kiên nhẫn theo dõi đến hết. Hình thức không sinh động sẽ khiến việc nắm bắt thông tin gặp nhiều trở ngại. Nội dung là quan trọng nhưng hình thức mới là yếu tố thu hút sự chú ý của khán giả, khiến khán giả xem hết chương trình. Qua khảo sát, có 40% ý kiến mong muốn chương trình thời sự 19h kênh VTV1 cần có “hình thức thể hiện sinh động, thu hút hơn”, còn với chương trình thời sự tổng hợp trên kênh LSTV là 53%. Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin như hiện nay, khán giả yêu cầu ngày càng cao, không chỉ đòi hỏi nội dung nhanh nhạy, sâu sắc mà hình thức phải ngắn gọn, sinh động, hấp dẫn, cách thể hiện súc tích, dễ hiểu. Hình thức sinh động bao gồm sự đa dạng nhiều loại hình ảnh, tiếng động hiện trường, đưa tin cùng lúc với sự kiện đang diễn ra (truyền hình trực tiếp); tăng cường sử dụng nhiều hình thức biểu đạt thông tin như nhiều loại hình ảnh, chữ viết, sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu... Thời gian qua, chương trình thời sự 19h kênh VTV1 và chương trình thời sự tổng hợp trên kênh LSTV đã có nhiều cố gắng đổi mới cách chuyển tải nội dung theo các chiều hướng vừa nêu, đặc biệt là ở Chương trình thời sự 19h kênh VTV1.

Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa nhiều, vẫn còn xuất hiện một số chương trình đơn điệu; chi tiết, hình ảnh, âm thanh và cách dẫn hiện trường chưa được khai tác tối ưu.

Vì mật độ công việc quá dày, phóng viên không có nhiều thời gian để tìm hiểu và khảo sát thực tế, ít có điều kiện khảo sát hiện trường trước khi xây dựng đề cương kịch bản, ngoài ra còn nhiều yếu tố khách quan tác động, nên một số tác phẩm khi thực hiện chưa đạt được chất lượng như mong

muốn, chưa đáp ứng được yêu cầu của khán giả. (PVS số 2, phỏng vấn

phóng viên N.T, quay phim, Ban Thời sự Đài THVN)

Thời gian qua việc phóng viên dẫn hiện trường trong thực hiện tác phẩm kể cả tin và phóng sự ở Đài PT-TH Lạng Sơn rất ít khi được sử dụng vì lãnh đạo Đài, lãnh đạo phòng không khuyến khích, có cũng được, không có cũng được. Bên cạnh đó, phóng viên tác nghiệp đa số là đi một mình vừa với vai biên tập vừa với vai quay phim nên việc dẫn cũng khó khăn, kỹ năng dẫn

còn hạn chế, do đó đã làm giảm đi sức hấp dẫn, độ nóng của thông tin. (PVS

5, phỏng vấn phóng viên H.T, Phòng Thời sự Đài PT-TH Lạng Sơn).

Người dẫn chương trình là yếu tố hình thức có vai trò rất quan trọng trong việc giữ mắt người xem, giúp họ giữ hoặc chuyển kênh. Bên cạnh ngoại hình đẹp và giọng nói dễ nghe, người dẫn chương trình truyền hình còn phải có kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực. Sự hiểu biết thực sự về mọi mặt của đời sống và chuyên sâu về lĩnh vực mình phụ trách giúp người dẫn chương trình nắm bắt và chuyển tải thông tin hài hòa, hợp lý. Tuy nhiên hiện nay, trong chương trình thời sự 19h kênh VTV1 và chương trình thời sự tổng hợp trên kênh LSTV trình độ người dẫn chương trình thời sự vẫn chưa đồng đều, kiến thức nền và kỹ năng về biên tập của một số người dẫn chưa tốt dẫn đến hạn chế trong việc viết lời dẫn, thể hiện lời dẫn, cũng như hạn chế trong việc kết nối các chất liệu trong chương trình thời sự thành một

tổng thể hợp lý.Trong một số chương trình người dẫn bị vấp nhiều do chuẩn bị văn

bản không kỹ, hoặc vì những lý do khách quan.

Khán giả ngày nay có ít thời gian và luôn bị lôi cuốn bởi nhiều chương trình hấp dẫn. Để thu hút và thuyết phục người xem, Chương trình thời sự 19h kênh

VTV1 và Chương trình thời sự tổng hợp trên kênh LSTV cần thiết kế thông điệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19H Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn (Trang 91)