Nâng cao cách thức, điều kiện tiếp cận chƣơng trình thời sự của công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19H Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn (Trang 100 - 102)

7. Kết cấu chi tiết luận văn

3.2. Nhóm giải pháp thu hút công chúng Lạng Sơn đối với chƣơng trình thời sự

3.2.1. Nâng cao cách thức, điều kiện tiếp cận chƣơng trình thời sự của công

công chúng Lạng Sơn

Cùng với sự phát triển của đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông – thông tin, trong những năm gần đây, công chúng Lạng Sơn đã có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin thông qua các loại hình báo chí khác nhau. Tuy nhiên với đặc thù của một tỉnh miền núi biên giới, giao thông đi lại khó khăn, địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư sống không tập trung, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 80%, do đó công chúng Lạng Sơn vẫn còn sự chênh lệnh khá lớn so với các tỉnh, thành địa phương khác về điều kiện tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và các chương trình truyền hình nói riêng, đặc biệt là nhóm công chúng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đối với lĩnh vực truyền hình, mặc dù Đài truyền hình Việt Nam, trong đó đi đầu là kênh VTV1 đã và đang đẩy mạnh lộ trình số hóa, Đài PT-TH Lạng Sơn từ năm 2013 cũng đã thực hiện truyền qua vệ tinh Vinasat-1, nên việc phủ sóng các chương trình truyền hình đã thuận lợi hơn nhưng tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh vẫn còn 36 thôn chưa có điện, nhiều thôn xa trung tâm, nguồn điện rất yếu nên việc xem truyền hình bị hạn chế. Bên cạnh đó, tỷ lệ mù chữ trên địa bàn vẫn còn chiếm gần 7%, tập trung chủ yếu ở lứa tuổi trung niên và cao tuổi, trong đó phần đông là phụ nữ. Một điểm đáng chú ý nữa đó là, công chúng Lạng Sơn vẫn còn nhiều người không biết nói, không biết nghe tiếng phổ thông, tập trung ở đối tượng phụ nữ trung niên, người cao tuổi. Đây là những vấn đề đòi hỏi những người làm chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thời sự Đài PT-TH Lạng Sơn phải lưu tâm, từ đó có những giải pháp dài hạn trong việc xóa các vùng “lõm sóng”, kết hợp nhiều phương thức truyền dẫn, phát sóng (vệ tinh, mặt đất, cáp), tận dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông đã có tại địa phương để nâng cao chất lượng và mở rộng diện phủ sóng, có cách truyền tải thông tin phù hợp theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, tăng cường sử dụng đồ họa, đồ hình, giúp người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận thông tin.

“Một trong các nguyên tắc làm báo dành cho dồng bào dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn là: viết, biên tập ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, dễ làm theo, phù

hợp trình độ dân trí, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của từng dân tộc thiểu số, từng vùng dân tộc thiểu số khác nhau. Thay vì những con số, có thể thay bằng đơn vị ước tính quy đổi mà bà con có thể bắt chước làm theo” [ 27, tr.253].

Đối với Đài PT-TH Lạng Sơn, để chương trình thời sự tổng hợp hàng ngày có thể thu hút công chúng trên địa bàn tỉnh và các địa phương khác, thì những người làm chương trình cần quan tâm phát huy lợi thế gần gũi, am hiểu phong tục tập quán, nhu cầu thông tin của người dân, vì chỉ có phản ánh được những gì gần nhất về thời gian, không gian và mối quan tâm của công chúng mới có thể thuyết phục, thu hút sự chú ý và nhận được sự tin tưởng của công chúng, đặc biệt là công chúng dân tộc thiểu số.

Theo kết quả khảo sát nhóm công chúng vùng Tây Bắc, các tác giả đã có những nhận định và số liệu tổng hợp rất đáng chú ý: Tâm lí tiếp nhận thông tin của đồng bào dân tộc khá thực tế. Tuyệt đại bộ phận công chúng quan tâm đến thông tin pháp luật và những chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số (86,3%). Những thông tin liên quan trực tiếp đến đời sống sức khỏe và thông tin ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống, xóa đói giảm nghèo đạt tỷ lệ trên 70%. Gần 92% công chúng thích xem/nghe những thông tin liên quan đến đời sống văn háo truyền thống của dân tộc mình [27. tr.290]. Đây sẽ là số liệu giúp những người làm CTTS kênh VTV1 tham khảo, đặc biệt là những người làm CTTS kênh LSTV, bởi khi các chương trình thời sự - chính trị đảm bảo sự sắc sảo, toàn diện, nói được cái người dân quan tâm thì cũng vẫn cần có nét riêng, độc đáo, thể hiện yếu tố vùng miền trong mỗi chương trình.

Bên cạnh đó, để công chúng nói chung và công chúng Lạng Sơn nói riêng có thể xem chương trình thời sự của hai kênh ở mọi lúc, mọi nơi, thì lãnh đạo kênh VTV1 và kênh LSTV cũng như cơ quan chủ quản cần đẩy mạnh đầu tư cho các nền tảng công nghệ mới, phát triển theo hướng tích hợp các phương tiện truyền thông, đặc biệt là kênh LSTV cần đẩy nhanh lộ trình số hóa, giúp công chúng có thể xem chương trình thời sự trên điện thoại di động, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của công chúng trong kỷ nguyên số.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19H Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn (Trang 100 - 102)