Đầu tƣ nghiên cứu công chúng, đáp ứng nhu cầu và cải tiến hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19H Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn (Trang 104 - 157)

7. Kết cấu chi tiết luận văn

3.2. Nhóm giải pháp thu hút công chúng Lạng Sơn đối với chƣơng trình thời sự

3.2.3. Đầu tƣ nghiên cứu công chúng, đáp ứng nhu cầu và cải tiến hình thức

thức tƣơng tác phù hợp

Công chúng là nhóm đối tượng được chương trình thời sự truyền hình hướng tới đồng thời đó cũng là nhóm đối tượng sẽ góp phần quyết định đến chất lượng của chương trình. Công chúng là nhóm đối tượng tiếp nhận và tác động của chương trình. Bên cạnh đó, công chúng cũng là nguồn đề tài vô tận của các phóng viên trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Công chúng chính là người thẩm định cuối cùng về chương trình đồng thời góp ý kiến phản hồi xây dựng chương trình.

Trong bối cảnh mạng xã hội đang cạnh tranh gay gắt với các loại hình báo chí như hiện nay, việc thường xuyên cập nhật thông tin và tương tác với công chúng qua website hay trang fanpage, email của chương trình cũng là cách quảng bá hữu hiệu. Nâng cao chất lượng thông điệp, làm mới hình thức truyền thông, nâng cấp các công cụ ghi nhận tương tác là một trong nhiều cách mà hương trình thời sự 19h kênh VTV1 và chương trình thời sự tổng hợp kênh LSTV có thể tham khảo để gia tăng sự tương tác với công chúng. Một cách tương tác giữa công chúng với hương trình thời sự dễ dàng, thuận tiện nữa là thông qua đội ngũ phóng viên, biên tập trực tiếp đi tác nghiệp. Đây là kênh tiếp nhận phản hồi bao quát được địa bàn. Khán giả có thể cho ý kiến nhận xét về nội dung các chương trình đã phát sóng với phóng viên, đặc biệt là chương trình do phóng viên đó phụ trách. Qua kênh phóng viên, công chúng cung cấp thêm thông tin về các sự kiện, vấn đề đã đưa tin. Những cuộc trao đổi như thế có thể cung cấp chất liệu mới, góc tiếp cận lạ để phóng viên khai thác vấn đề cho chương trình tiếp theo. Nếu phóng viên nắm rõ nội dung gì và trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, có thể trực tiếp trao đổi với khán giả. Nếu không phóng viên sẽ về báo cáo lãnh đạo để có câu trả lời và giải pháp thỏa đáng, đáp ứng đúng mong mỏi của công chúng.

Việc nghiên cứu nhu cầu của công chúng là một điều quan trọng mà bất cứ một chương trình nào cũng nên thực hiện đặc biệt là chương trình thời sự. Bởi đây là chương trình mà tính đại chúng của báo chí thể hiện rất rõ, phục vụ cho nhiều đối tượng, thành phần công chúng. Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu nhu cầu thông tin của công chúng phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên vấn đề này không hề đơn giản, đòi hỏi sự đầu tư công sức, trí tuệ và thời gian

Những người làm chương trình thời sự cần hiểu rằng công chúng chính là nhân vật trung tâm của hoạt động truyền thông. Muốn thông tin có hiệu quả thì nhà báo phải nắm bắt được nhu cầu cũng như tâm lý của người tiếp nhận. Từ đó lựa chọn cách thức thông tin phù hợp. Do đó, chương trình thời sự 19h kênh VTV1 và chương trình thời sự tổng hợp kênh LSTV cần quan tâm xây dựng đội ngũ tiếp nhận phản hồi chuyên nghiệp, bởi yếu tố chuyên nghiệp không thể thiếu ở bất cứ khâu nào, bộ phận nào đối với báo chí hiện đại nói chung và đối với sản xuất chương trình thời sự truyền hình nói riêng.

Mặt khác, chương trình thời sự 19h kênh VTV1 và chương trình thời sự tổng hợp kênh LSTV cần coi trọng và đẩy mạnh công tác cộng tác viên, có cơ chế cộng tác thường xuyên, lâu dài, chế độ nhuận bút thỏa đáng. Đối với Ban Thời sự kênh VTV1 cần xây dựng mạng lưới cộng tác viên (là các phóng viên của các Đài địa phương) theo hướng chuyên nghiệp hơn, thực chất hơn. Hiện số lượng các Đài địa phương thường xuyên hợp tác và gửi tin, phóng sự cho Ban Thời sự còn ít. Cần đẩy mạnh hợp tác với các Đài có đặc thù về địa bàn và có khả năng chuyên môn tốt. Đài Truyền hình Việt Nam cũng cần đầu tư cho công tác đào tạo để nâng cao trình độ đối với đội ngũ cộng tác viên ở các Đài địa phương. Nếu xây dựng được một đội ngũ cộng tác viên vững về nghề ở các địa phương, Ban Thời sự sẽ có thêm nhiều tin, bài mang sắc thái vùng miền. Còn đối với Phòng Thời sự kênh LSTV cần chú trọng đầu tư cho nguồn cung cấp thông tin. Hiện nay, đề tài chủ yếu đều do phóng viên thu thập và nghiên cứu thực tế từ cuộc sống. Tuy nhiên, để tạo bản sắc riêng, rất cần những nguồn thông tin riêng. Muốn như vậy, phải đầu tư kinh phí để xây dựng đội ngũ cộng tác viên chuyên cung cấp thông tin ở tất cả các lĩnh vực. Có như

vậy, các đề tài trong chương trình thời sự mới phong phú và có tính phát hiện cao, góp phần thu hút sự quan tâm của công chúng đối với chương trình thời sự, góp phần thúc đẩy sự tương tác theo cả chiều rộng và chiều sâu, đảm bảo tính bền vững của chương trình.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3, luận văn đã khái quát những nhận định của công chúng Lạng Sơn về nội dung và hình thức thể hiện chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thời sự Đà PT-TH tỉnh Lạng Sơn. Phần lớn khán giả đánh giá thông tin trong hai chương trình là nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, tin cậy. Tuy nhiên, công chúng mong muốn thông tin trong mỗi chương trình cần gần gũi, thiết thực hơn với cuộc sống, mang tính đa chiều và tính phản biện cao; phản ánh kịp thời những vấn đề người dân quan tâm; hình thức thể hiện sinh động, thu hút; thêm tin bài về gương người tốt, việc tốt …

Căn cứ từ thực tiễn nghề nghiệp, xu hướng tiếp nhận của công chúng Lạng Sơn, các ý kiến thu thập được từ quá trình nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số giải pháp cơ bản để thu hút công chúng nói chung và công chúng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi nói riêng của chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thời sự Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn. Các giải pháp bao gồm: Cải tiến cách thức, điều kiện tiếp cận chương trình thời sự của công chúng Lạng Sơn; Nâng cao chất lượng chương trình thời sự, củng cố uy tín, lòng tin đối với công chúng; Đầu tư nghiên cứu công chúng, đáp ứng nhu cầu và cải tiến hình thức tương tác phù hợp.

Đài THVN và Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn cần có những giải pháp đồng bộ đối với hai chương trình, trong đó việc xây dựng đội ngũ cần phải đặc biệt chú ý.Đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người dẫn chương trình thời sự tâm huyết với nghề, luôn giữ gìn đạo đức trong sáng, không ngừng đổi mới, sáng tạo, bắt kịp xu thế phát triển của truyền hình hiện đại để vừa làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vừa đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu công chúng TTĐC trong mối quan hệ của công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thời sự Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn, cũng như xuất phát từ các nhiệm vụ nghiên cứu và việc hê ̣ thống hóa nhữ ng vấn đề lý luận l iên quan đến công chúng TTĐC, công chúng truyền hình, luận văn đã tiến hành khảo sát, mô tả, phân tích công chúng ở 4 huyện, thành phố của tỉnh Lạng Sơn để làm căn cứ nghiên cứu, phân tích hoạt động giao tiếp đại chúng giữa công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thời sự Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn.Từ đó chúng tôi đưa ra những kết luận tổng quát như sau:

Thứ nhất, Luận văn đã nêu những vấn đề cơ bản về tình hình nghiên cứu báo chí học, xã hội học truyền thông đại chúng, công chúng báo chí, công chúng truyền hình với những khái niệm, quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. Lý luận báo chí chỉ ra rằng, báo chí ra đời và phát triển dưới sự tác động chi phối của nhiều yếu tố thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. Đứng trước một thế giới hiện thực chứa đầy lượng thông tin, báo chí có những cách riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu không giống nhau. Chính điều đó đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được. Hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng luôn chịu sự tác động từ hai phía, phía thứ nhất là các thiết chế xã hội, phía thứ hai là công chúng báo chí. Và trong nghiên cứu truyền thông đại chúng, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào bốn lĩnh vực chính, gồm: công chúng, nhà truyền thông, nội dung truyền thông và những tác động xã hội của truyền thông đại chúng.

Thứ hai, nghiên cứu công chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động truyền thông đại chúng. Muốn hoạt động báo chí có hiệu quả, đòi hỏi người làm báo phải biết đến công chúng của mình, coi họ như khách hàng, là đối tượng phục vụ đặc biệt. Để biết được đối tượng phục vụ, nhất thiết người làm báo phải đi

sâu vào bản chất, nghiên cứu kỹ đối tượng, tạo lập được sự hiểu biết chung nhằm gây được ảnh hưởng và làm thay đổi cách suy nghĩ và hành vi của công chúng thông qua hoạt động truyền thông. Hoạt động nghiên cứu công chúng sẽ giúp cơ quan báo chí nhận diện được đặc điểm đối tượng tiếp nhận thông tin, hoạch định chiến lược phát triển, xây dựng thương hiệu; thu hút sự quan tâm của công chúng hiện thực cũng như công chúng tiềm năng. Trên cơ sở xác định vị trí xã hội, nhận thức, học vấn, nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính, địa bàn cư trú …nghiên cứu công chúng trong mối quan hệ với truyền thông đại chúng sẽ đánh giá được mối quan tâm và thái độ của công chúng đối với thông tin.

Thứ ba, Với sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội, công chúng Lạng Sơn đã có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với các loại hình truyền thông đại chúng từ truyền thống đến hiện đại. Tuy nhiên với đặc điểm sinh sống ở vùng miền núi biên giới, dân tộc thiểu số chiếm số đông với những nét văn hóa, sinh hoạt, phong tục tập quán riêng biệt nên tâm lý tiếp nhận thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng của công chúng Lạng Sơn cũng có sự khác biệt. Trong đó truyền hình là kênh thông tin đại chúng được công chúng Lạng Sơn quan tâm nhiều nhất, bởi với lợi thế từ hình ảnh cùng sự cộng hưởng của màu sắc, âm thanh được thể hiện rõ nét trên màn hình cùng thói quen thích tiếp nhận thông tin trực quan sinh động, ít cần tư duy, rất phù hợp với trình độ, thói quen, văn hóa của công chúng là người dân tộc thiểu số.

Thứ tƣ, tần suất xem chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thời sự Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn đều chiếm tỷ lệ rất cao, cho thấy công chúng Lạng Sơn rất quan tâm đến những vấn đề thời sự, chính trị, xã hội của địa phương và của đất nước. Trong đó hầu hết công chúng được hỏi cho biết họ xem chương trình thời sự bằng phương tiện ti vi và thường xem ở nhà mình, với mục đích xem chương trình thời sự để tìm hiểu, theo dõi thông tin chiếm ưu thế. Ngoài ra, những thông tin trong chương trình cũng phục vụ mục đích nghiên cứu, học tập, đời sống, từ đó công chúng luôn xem với một sự tập trung và ghi nhớ cao.

Thứ năm, nội dung chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thời sự Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn đều rất đa dạng và phong phú, phục vụ nhiều đối tượng khán giả thuộc các lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn khác nhau, phù hợp với nhu cầu thông tin của công chúng cả về mặt thông tin, mở mang kiến thức và nâng cao nhận thức. Tuy nhiên, mức độ quan tâm của công chúng Lạng Sơn đối với từng lĩnh vực thông tin trong chương trình thời sự có sự khác biệt khá rõ nét.

Thứ sáu, có thể thấy chương trình thời sự 19h Đài THVN là chương trình phản ánh toàn diện những vấn đề chung của đất nước, đã tạo được thương hiệu trong lòng công chúng với lịch sử gần 50 năm. Hơn nữa, đây là chương trình thời sự của đài truyền hình quốc gia phát sóng trong “giờ vàng”, được đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, là đơn vị có nguồn nhân lực lớn nhất trong các cơ quan báo chí, thu hút rất đông khán giả không chỉ ở Lạng Sơn mà còn cả nước. Do đó công chúng Lạng Sơn cảm thấy “hài lòng” với chương trình thời sự 19h Đài THVN hơn chương trình thời sự Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, với vị thế là chương trình chính, quan trọng nhất của Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn, chương trình thời sự tổng hợp hàng ngày của Đài cũng được công chúng ghi nhận vì phản ánh những vấn đề gần gũi, thiết thực ở địa phương. Do đó, nội dung hai chương trình có sự bổ sung thông tin, đáp ứng nhu cầu của công chúng tỉnh Lạng Sơn. Đây là cơ sở để lãnh đạo Đài và đội ngũ thực hiện chương trình thời sự tổng hợp của Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn tiếp tục nỗ lực, nâng cao chất lượng chương trình, phục vụ nhu cầu thông tin của công chúng tỉnh nhà.

Thứ bảy, công chúng Lạng Sơn thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin tiếp nhận được từ chương trình thời sự 19h Đài THVN hơn chương trình thời sự Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn. Điều này phản ánh khả năng nhận thức của đông đảo công chúng Lạng Sơn, họ không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều, thông tin theo lối mòn và nhất là những thông tin sáo rỗng vô bổ. Đồng thời cũng khẳng định việc tạo ra tầng lớp công chúng truyền hình thứ cấp luôn tồn tại và chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Đối tượng được công chúng Lạng Sơn trao đổi, chia sẻ thông tin chiếm tỷ lệ cao nhất là những người trong gia đình do sự gần gũi, cởi mở và có nhiều điểm

chung về lối sống, quan điểm trên nhiều vấn đề. Trong đó, những nội dung được trao đổi, chia sẻ cũng là những thông tin được công chúng quan tâm. Những thông tin trong chương trình thời sự 19h Đài THVN hơn chương trình thời sự Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn cũng thường xuyên sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau (sử dụng vào mục đích đời sống chiếm tỷ lệ cao nhất), vì nội dung thông tin của hai chương trình luôn có độ chính xác cao, được kiểm chứng cẩn thận nên nhận được sự tin tưởng từ công chúng.

Thứ tám, tỷ lệ công chúng Lạng Sơn có phản hồi đối với chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thời sự Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn chiếm tỷ lệ rất thấp, nguyên nhân một phần do đặc điểm công chúng Lạng Sơn chủ yếu là người dân tộc thiểu số, sinh sống ở tỉnh miền núi nên ít quan tâm đến việc phản hồi thông tin tiếp nhận được qua các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và qua các chương trình truyền hình nói riêng, bên cạnh đó việc phản hồi đối với một chương trình truyền hình có tính chính luận cao như chương trình thời sự của hai kênh cũng sẽ hạn chế, mặc dù các chương trình đều có thông báo về số điện thoại, địa chỉ email nhận phản hồi nhưng tỷ lệ khán giả quan tâm đến vấn đề này chưa nhiều.

Thứ chín, phần lớn khán giả đánh giá thông tin trong hai chương trình là nhanh chóng, kịp thời; tin tức chính xác, khách quan, tin cậy; phản ánh các vấn đề người dân quan tâm; thông tin đa dạng, phong phú, có tính phản biện; hình thức thể hiện sinh động, phù hợp với nội dung. Trong đó, công chúng Lạng Sơn đánh giá nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19H Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn (Trang 104 - 157)