Về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách năng lượng nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang nga (Trang 69 - 73)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGÀNH NĂNG LƯỢNG CỦA NGA

3.1. Vai trò của năng lượng và cải cách năng lượng trong chính sách đối ngoạ

3.1.1. Về kinh tế

Sự thành công trong việc cải cách ngành năng lượng sau khi V. Putin lên làm Tổng thống thay Boris Yeltsin đã đưa quốc gia này từ vị thế của một “con nợ đứng bên bờ vực thẳm” trở thành nhà cung cấp năng lượng toàn cầu và giúp cho nền kinh tế Nga tăng trưởng trở lại sau những năm dài đen tối do sự sụp đổ của Liên Xô gây

89 Nguyễn Quang Thuấn, Các giải pháp phát triển quan hệ Nga - ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới, NXB Từ điển Bách khoa, 2009, tr. 43

ra. Những năm tháng sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga nằm dưới quyền kiểm soát của Tổng thống Boris Yeltsin, nền kinh tế của Nga luôn trong tình trạng tăng trưởng ở mức âm từ -5 % đến – 18 %, chỉ số lạm phát cao với đỉnh điểm là năm 1992 lên đến 2510 %. Đến cuối năm 1998, tổng số nợ nước ngoài của Nga lên đến 220,8 tỷ USD. Tuy nhiên, với việc cải cách ngành năng lượng sau khi lên nắm quyền Tổng thống, Putin đã dùng năng lượng để vực dậy nền kinh tế đang lao dốc của xứ sở Bạch Dương này. Nửa đầu năm 2000, tăng trưởng GDP so với cùng kỳ năm 1999 tăng 8 %. Năm 2005, GDP tăng 6,4 % với 765,8 tỷ USD đã đưa Nga vào danh sách 10 nền kinh tế lớn trên thế giới. Đến năm 2006, GDP tăng 6,9 %, dự trữ ngoại tệ lên đến 303,7 tỷ USD, đứng thứ ba thế giới. Nhờ đó, vào ngày 21/8/2006, Nga đã khiến giới tài chính toàn cầu và chủ nợ của nước này trong Câu lạc bộ Paris bất ngờ ngay khi một lúc rút tới 23,5 tỷ USD để thanh toán số nợ tồn đọng từ thời Liên Xô cũ. Sau khi trả xong đa số nợ với Câu lạc bộ Paris, nợ nước ngoài của Nga còn lại khoảng 50 tỷ USD, tức là 9 % GDP so với số nợ chiếm tới 96 % GDP vào năm 1999. Đến ngày 26/10/2006, Nga không còn nợ bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Sự tăng trưởng nhanh nhờ vào năng lượng của Nga cũng giúp nước này “tham gia vào Sáng kiến xóa nợ và đã xóa nợ hơn 550 triệu USD cho 6 nước châu Phi là Bénin, Zambia, Madagaxka, Mozambique, Tandania và Etiopia”90.

Tổng kết năm 2013, Bộ Năng lượng Nga cho biết lĩnh vực năng lượng đã đóng góp

30 % GDP cho Nga, chiếm 50 % ngân sách Liên bang, 70 % tỷ trọng xuất khẩu91 và biến

Nga trở thành một “siêu cường năng lượng”. Với vai trò “siêu cường năng lượng”, cùng với đó là sự khôi phục kinh tế nhanh chóng và nền kinh tế tăng trưởng mạnh và bền vững phần lớn dựa vào năng lượng đã giúp Nga lấy lại khẩu khí của một nước lớn trong quan hệ quốc tế. Nga có thể tự do điều chỉnh giá dầu khí trong nước cũng như xuất khẩu. Nga có thể hạ thấp giá nhiên liệu trong nước so với mức giá của thế giới để hỗ trợ người dân và các ngành sản xuất nội địa. Và Nga cũng sẵn sàng sử dụng con bài chiến lược này để áp đặt điều kiện trong một vài mối quan hệ

90 Nguyễn Thanh Hiền (2007), Sự vươn lên của nước Nga thời Tổng thống Putin, TCNCCA, số 11 (86), tr. 57

91 Trung Linh, Từ Ukraina sang Biển Đông: Góc nhìn trên khía cạnh dầu khí (Phần 1),

kinh tế song phương và đa phương, hoặc mức giá ưu đãi đối với các nước thân thiện, hoặc mức giá cắt cổ để trừng phạt các nước chống lại Nga theo chính sách “thêm bạn, phạt thù”. Với vũ khí năng lượng trong tay, Nga có thể kết giao hay dằn mặt bất kỳ một nước nào phụ thuộc vào Nga về năng lượng.

Đối với các nước thuộc khối Liên Xô cũ, năng lượng được ví như “củ cà rốt” dành cho các nước đồng minh và “cây gậy” để trừng phạt kẻ thù. Trường hợp của Armenia và Belarus là những ví dụ điển hình. Với Armenia, vốn là đồng minh thân cận và trung thành của Nga, nên mức giá khí đốt mà quốc gia này phải trả khi mua khí đốt của Nga chỉ ở mức 54 USD/ 1000 m3 khí đốt vào năm 2005. Năm 2008, mức giá này tăng lên 110 USD nhưng vẫn rẻ hơn rất nhiều so với giá thị trường. Với Belarus, sau khi quốc gia này có xu hướng xa rời Nga và thân phương Tây vào năm 2006 thì Gazprom đã gây sức ép mạnh mẽ nhằm buộc Belarus bán lại quyền kiểm soát đối với công ty khí đốt quốc gia Beltransgaz – công ty nắm quyền kiểm soát đối với các đường ống và cơ sở hạ tầng trên lãnh thổ Belarus – và các công ty năng lượng quan trọng khác của Belarus cho Nga. Nếu không, Belarus sẽ phải đối mặt với việc phải trả giá gấp bốn lần mức giá hiện tại để mua khí đốt từ Nga. Đồng thời, Gazprom cũng đe dọa sẽ cắt nguồn cung khí đốt vào ngày 1/1/2007 nếu Belarus không đồng ý trả giá cao hơn. Cuối cùng, sau những cuộc đàm phán, thì hai bên cũng đã đạt được một thỏa thuận giúp ngăn chặn việc cắt nguồn khí đốt từ Nga. Theo đó, Belarus đồng ý trả giá gấp đôi và giá này sẽ tăng đều đặn đến khi đạt mức giá thị trường vào năm 2011 và cũng đồng ý bán đa số cổ phần của Beltransgaz cho Nga theo lộ trình đến năm 2010. Bên cạnh đó, bằng cách tuyên bố sẽ áp đặt thuế đối với nguồn dầu xuất khẩu sang Belarus, Nga đã khiến Belarus phải tăng thuế xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu tinh chế sang thị trường Tây Âu và 70 % số tiền mà Belarus thu được từ việc tăng thuế này sẽ được chuyển sang cho Nga.

Không những thế, Nga còn sử dụng sự phụ thuộc năng lượng nhằm tăng cường ảnh hưởng và ràng buộc kinh tế ở các nước Trung Á thông qua việc kiểm soát xuất khẩu năng lượng của các nước này. Nga không chỉ xuất khẩu năng lượng của quốc gia mà với mạng lưới đường ống dẫn rộng lớn, Nga đóng vai trò như một

“người gác cổng” quan trọng, tăng cường vị thế năng lượng của mình ở khu vực Âu - Á. Nga mua dầu mỏ và khí đốt từ các nước Trung Á và bán lại với mức giá cao hơn. Do Nga không phê chuẩn Hiệp ước Hiến chương Năng lượng (ECT)92 đã ký dưới thời Tổng thống Yeltsin nên các nước Trung Á không thể tự do tiếp cận hệ thống đường ống dẫn của Nga ngay cả khi các nước này có đủ khả năng, và buộc lòng họ phải phụ thuộc hoàn toàn vào Nga.

Đối với với các quốc gia châu Âu khác, Nga có thể đàm phán hợp đồng cung cấp ở thế chủ động, nắm chắc phần thắng, buộc họ phải mua dầu khí của Nga với khối lượng lớn và mức giá cao khác thường, bởi các khách hàng này không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua năng lượng của Nga. Mặc dù chiến lược này bị đánh giá là mang tính hung hăng, nhưng nó đã giúp mang lại một nước Nga mạnh mẽ và ổn định hơn. Nguồn thu từ xuất khẩu năng lượng của Nga đã tăng mạnh do giá dầu và khí đốt tăng cao trên toàn cầu, giúp Chính phủ Nga có thặng dư vốn để bơm vào các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế và quân sự. Bên cạnh đó, “Nga lấy ưu thế năng lượng của mình để cân bằng với sự tập trung các công nghệ tiên tiến trong tay các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia, mà đây chính là điều Mỹ muốn phá vỡ để nhảy vào đầu tư, nắm nguồn dầu khí của Nga nhằm chiếm thế áp đảo chi phối thị trường thế giới và cả chính trường quốc tế, nhưng không được”93.

Bên cạnh đó, thông qua việc thực hiện chính sách hướng Đông, coi Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ là các thị trường xuất khẩu dầu khí có nhiều triển vọng, từ đó củng cố quan hệ đối tác chiến lược, Nga đã thực sự tìm thấy giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao sự hiện diện cũng như ảnh hưởng của mình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. ES-2030 đã dự báo Nga sẽ tăng xuất khẩu dầu cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ 8 % năm 2008 lên 22 - 25 % vào năm 2030. Xuất khẩu khí đốt tự nhiên được dự báo sẽ tăng từ 0 % lên đến khoảng 20 % trong

92 Viết tắt của từ Tiếng Anh: Energy Charter Treaty, là hiệp định quốc tế theo đó thiết lập khung pháp lý đa phương về hợp tác qua biên giới trong ngành năng lượng. Hiệp ước bao gồm tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh năng lượng kể cả thương mại, truyền tải, đầu tư và sử dụng năng lượng một cách hiệu quả. Hiệp ước mang tính ràng buộc pháp lý, bao gồm cả thủ tục giải quyết tranh chấp. Hiệp ước này được thông qua năm 1991 và đã có 49 nước cùng với EU ký phê chuẩn. Nga cũng đã ký văn bản này vào năm 1991 nhưng chưa phê chuẩn.

cùng thời kỳ. Đến năm 2035, các con số này sẽ tăng lên mức 32 % sản lượng dầu thô, 31 % sản lượng khí đốt theo ES-2035 đề ra mới đây94. “Mục tiêu chiến lược của Nga trong chính sách hướng Đông một mặt nhằm tăng xuất khẩu năng lượng sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm tạo ra một "con bài châu Á" đối với các quốc gia Liên minh châu Âu, mặt khác, nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước để hiện đại hóa nền kinh tế lạc hậu của Đông Siberia và Viễn Đông - nơi mà Moscow coi là một điểm yếu của Nga so với đối thủ địa chính trị - Trung Quốc”95.

Như vậy, nhờ có sức mạnh kinh tế đang lên này mà Nga không chỉ thiết lập được các mối quan hệ buôn bán, hợp tác chặt chẽ với nhiều quốc gia trên thế giới mà còn ký được hiệp định song phương với Mỹ về việc gia nhập WTO một cách bình đẳng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách năng lượng nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang nga (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)