Đối với Cộng đồng các Quốc gia Độc lập SNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách năng lượng nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang nga (Trang 79 - 84)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGÀNH NĂNG LƯỢNG CỦA NGA

3.1. Vai trò của năng lượng và cải cách năng lượng trong chính sách đối ngoạ

3.1.3.1. Đối với Cộng đồng các Quốc gia Độc lập SNG

SNG là không gian địa chính trị cũng như địa kinh tế quan trọng hàng đầu đối với Nga. Nga hiểu rằng, muốn trở lại sân khấu thế giới với tư cách là cường quốc lớn trước hết cần phải nắm được Cộng đồng Các quốc gia Độc lập – khu vực được mệnh danh là “Người lạ gần gũi” và “khu sân sau lịch sử” của nước này. Khu vực này không chỉ đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế cho Nga mà nó còn giúp Nga khôi phục vị thế cường quốc của mình trên trường quốc tế. Với nguồn dự trữ khổng lồ và đầy tiềm năng đã được thăm dò ở Kazakhstan, Turkmenistan, Uzbekistan,..., SNG được đánh giá là một trong những khu vực hàng đầu thế giới về trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên. Hơn nữa, Nga còn phụ thuộc vào các nước láng giềng này về vấn đề quá cảnh. Do đó, SNG được coi là đối tác chiến lược ưu tiên số 1 trong

101 Viết tắt của từ Tiếng Anh: Nuclear Non-Proliferation Treaty. Hiệp ước được đề xuất bởi Ireland, bắt đầu được ký kết năm 1968, và Phần Lan là quốc gia đầu tiên ký kết. Năm 1992, cả 5 quốc gia có vũ khí hạt nhân đều tham gia ký hiệp ước. Hiệp ước được chỉnh lý năm 1995, bổ sung với Hiệp ước Cấm Thử nghiệm Toàn diện năm 1996. Đa số các quốc gia có chủ quyền (187 nước) đều tham gia Hiệp ước. Hiệp ước này được thiết lập nhằm mục đích hạn chế việc sở hữu các loại vũ khí hạt nhân và có 3 nguyên tắc trụ cột: Không phổ biến, Giải trừ quân bị và Quyền sử dụng kỹ thuật hạt nhân cho mục đích hoà bình

chính sách ngoại giao năng lượng của Nga. Chính phủ Nga đã đặt ra nhiệm vụ hàng đầu tại SNG là tăng cường hợp tác để củng cố an ninh năng lượng và tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn năng lượng, đồng thời tiếp tục kiểm soát mạng lưới đường ống khu vực hậu Xô Viết. Vladimir Putin cũng nhiều lần tuyên bố rằng "Nga sẽ không bao giờ từ bỏ quyền kiểm soát hệ thống đường ống của các quốc gia hậu Xô Viết". Với mục tiêu ràng buộc các quốc gia trong "vùng đệm" SNG cả về kinh tế lẫn chính trị, Moscow đã sử dụng năng lượng như phương tiện để điều chỉnh quan hệ với các nước này với các mức độ và phạm vi khác nhau, từ việc kiểm soát hoạt động trong khu vực, cho tới việc trợ cấp nguồn cung cấp năng lượng giá rẻ cho các nước, kiểm soát hệ thống hạ tầng phục vụ vận chuyển năng lượng, hay cắt giảm nguồn cung để răn đe những kẻ muốn đối đầu.

Sau sự kiện 11/9, sự hiện diện của Mỹ ở vùng Trung Á với lý do chống khủng bố mà thực chất, theo các nhà phân tích là kiểm soát nguồn dầu lửa của khu vực, vốn đang chịu ảnh hưởng của Nga, đã thúc đẩy Nga có những điều chỉnh quan hệ hợp tác với khu vực này. Chính phủ Nga đã xây dựng một “Chiến lược Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng của SNG giai đoạn đến năm 2020”. Trong đó, mục tiêu của Nga là thiết lập một không gian năng lượng chung, một hệ thống năng lượng – nhiên liệu thống nhất giữa các quốc gia SNG. Điều này không chỉ khẳng định vai trò đầu tàu của Nga trong hệ thống nhiên liệu và năng lượng, mà còn đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực SNG. Ngoài ra, Chính phủ Nga còn đưa ra chính sách “mở rộng hợp tác cùng có lợi trong tìm kiếm khai thác các mỏ dầu khí trên lãnh thổ các nước thành viên SNG và xây dựng cơ sở hạ tầng chế bến và vận chuyển dầu khí; phối hợp hành động của các nhà xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh nguồn năng lượng; phát triển và thực hiện các dự án quốc tế, đa dạng hóa các nguồn nguyên liệu dầu khí”102. Việc thực hiện chính sách này sẽ cho phép Nga không chỉ tiết kiệm các mỏ khí đốt ở phía Bắc cho tương lai và tránh nhu cầu đối với các nguồn vốn đầu tư ngay lập tức để khai thác chúng, mà còn giúp giảm bớt những căng thẳng về các nguồn tài nguyên thể hiện các lợi ích mang tính chiến lược của Nga. Bên cạnh đó,

102 Nguyễn An Hà, Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Cảnh Toàn (2011), Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB KHXH, tr. 165

Điện Kremlin còn sử dụng năng lượng hạt nhân làm phương tiện để duy trì ảnh hưởng của khu vực này thông qua việc khuyến khích và hỗ trợ các quốc gia SNG như Ucraina và Belarus phát triển điện hạt nhân.

Trong những năm đầu tồn tại của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập, Chính phủ Liên bang Nga đã có những trợ cấp khí đốt cho các nước SNG thuộc Liên Xô cũ. “Chỉ tính những chi phí trực tiếp của Nga từ việc cung cấp cho các đối tác SNG năng lượng theo giá ưu đãi là không ít hơn 70 - 80 tỷ USD”103. Tuy nhiên, những biến động về cơ cấu địa – chính trị, địa – kinh tế xảy ra đã tác động to lớn tới khu vực này và đương nhiên ảnh hưởng mạnh tới chính sách năng lượng của Nga đối với SNG. Sự tác động của EU vào SNG theo chính sách “ngọn cờ châu Âu” đã làm tăng xu thế li tâm, tách dần khỏi Liên bang Nga và gia nhập NATO104. Mỹ cũng tăng cường ảnh hưởng tới không gian hậu Xô Viết với chiến lược “Đại Trung Á” bằng việc đưa quân vào Afghanistan và một số địa điểm khác tại các nước Trung Á. Những điều đó khiến nguy cơ không gian ảnh hưởng của Nga bị thu hẹp. Do vậy, Nga đã có những điều chỉnh mạnh mẽ chính sách năng lượng ở khu vực này thông qua việc thay đổi chính sách giá năng lượng cũng như việc quá cảnh đối với các quốc gia thuộc SNG. Việc xây dựng các thiết bị đầu cuối cho luồng dầu Ust- Luga trên Biển Baltic cho phép Nga bỏ qua phần lớn hệ thống đường ống của Belarus và vận chuyển dầu thô và các sản phẩm từ dầu thô trực tiếp tới người tiêu dùng. Tương tự như vậy, hai tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc và Dòng chảy phương Nam cũng cho phép dòng khí đốt của Nga không cần đi qua các hệ thống quá cảnh của Ucraina và Belarus. Điện Kremlin cũng bắt đầu cắt giảm nguồn cung dầu khí cho một số thị trường nhất định - đổ lỗi cho quốc gia quá cảnh phiền hà như Ucraina - nhằm định hình các cuộc đàm phán chính trị khác. Tiếp theo đó, Chính phủ Nga bắt đầu thực hiện chính sách hợp tác có phân biệt đối xử với các nước thành viên “thân phương Tây”, sử dụng dầu khí để gia tăng ảnh hưởng của mình và

103 Nguyễn Quang Thuấn, Quan hệ Nga - Asean trong bối cảnh Quốc tế mới, NXB Chính trị Quốc gia, 2007, tr. 118

104 Viết tắt của từ tiếng Anh: The North Atlantic Treaty Organization (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương)

“trừng phạt” những nước trong khu vực có ý muốn ngả về phía phương Tây mà trong đó, Ucraina là một ví dụ điển hình.

Với Ucraina: Sau khi cuộc cách mạng cam mở ra một chính phủ mới thiên về phương Tây lên cầm quyền ở Kiev vào Tháng 01/2006, chính phủ Nga đã đe dọa đóng van khí đốt và sau đó tìm cách đẩy giá khí đốt mà Nga bán cho Ucraina lên cao. Gazprom đã yêu cầu Ucraina phải chấp nhận giá khí đốt mới là 230 USD/1000 m3 thay vì 50 USD/1000 m3 như trước đây. Tuy nhiên, sau khi vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phương Tây, “Nga đã nhượng bộ để Ucraina được phép mua khí rẻ hơn từ Kazakhstan và Turmenistan, trộn với khí của Nga, giúp giảm giá khí đốt xuống còn khoảng 95 USD/1000 m3”105. Nhưng đến ngày đầu năm 2009, Gazprom lại cắt nguồn vận chuyển khí đốt cho thị trường Ucraina với lập luận rằng “Naftogaz, công ty khí đốt do nhà nước quản lý của Ucraina, không trả đầy đủ các hóa đơn khí đốt”106 và cáo buộc Ucraina có hành động hút khí đốt từ nguồn khí mà Nga chuyển cho châu Âu. Nga lấy đó làm điều kiện để tiến hành các cuộc thương lượng về hợp đồng chuyển giao khí đốt trong năm 2009. Đó cũng là lý do mà điện Kremlin sử dụng để thực hiện kế hoạch xây dựng đường ống vận chuyển khí đốt mới thẳng sang châu Âu không qua Ucraina.

Tuy nhiên, với vị trí địa lý chiến lược tại khu vực Đông Âu và Tây Âu giao nhau, Ucraina từ lâu đã trở thành mục tiêu mà cả Nga và EU đều muốn giữ dưới vòng kiểm soát. Bởi vì một Ucraina xích lại gần EU sẽ đe dọa tầm ảnh hưởng của Kremlin với Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và rộng hơn là đối với toàn thế giới. Do đó, Nga hiện đang thúc đẩy mở rộng “Liên minh thuế quan Nga - Belarus – Kazakhstan” và hình thành “Khu vực Không gian Á - Âu” vào năm 2015 bằng cách thúc đẩy đàm phán với các nước SNG, trong đó có Ucraina. Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom và công ty năng lượng quốc doanh Naftogaz của Ucraina cũng đã ký thỏa thuận bổ sung tương ứng cho hợp đồng khí đốt ký từ ngày 19 tháng 1 năm 2009. Bên cạnh đó, cố vấn kinh tế điện Kremlin - Ông Serguei Glaziev - đã thông báo với Ucraina rằng “nếu Ucraina quay lưng với EU thì Kiev sẽ nhận được hàng loạt hợp đồng với trị giá hàng chục tỷ đô-la Mỹ. Đồng thời, Nga cũng sẽ có động

105 TS. Nguyễn Cảnh Toàn, Dầu khí và chiến lược năng lượng của Nga, TCNCCA số 9, 2008, tr. 36

106TTXVN, Đằng sau cuộc xung đột khí đốt Nga – Ucraina, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 22/1/2009, tr. 7

thái giãn các khoản nợ khí đốt, cũng như hứa hẹn sẽ giảm giá năng lượng cho Ucraina”107. Giữ đúng lời hứa, tại cuộc họp của Ủy ban hợp tác liên chính phủ Nga - Ucraina ngày 20/12/2013 tại thủ đô Moscow, Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố giá khí đốt bán cho Ucraina sẽ giảm xuống 268,5 USD/ 1000 m3 (so với mức giá trước đây là hơn 400 USD) và đầu tư tiền từ quỹ phúc lợi quốc gia 15 tỷ USD để mua trái phiếu bằng Euro mà Ucraina sẽ phát hành. Theo lời ông Putin thì “sự hỗ trợ lớn mà Moscow dành cho Ucraina được đưa ra chủ yếu là do đất nước anh em đang trong tình hình tài chính và chính trị khó khăn”108 và việc Nga đồng ý giảm giá khí đốt cho Kiev không phải vì lợi ích của các nhà lãnh đạo Ucraina, mà vì lợi ích của nhân dân Ucraina. Bên cạnh đó, ông Putin còn cho rằng Nga và Ucraina cần phải tìm một giải pháp lâu dài để duy trì mức giảm giá đối với vấn đề khí đốt.

Những tưởng những thỏa thuận này sẽ giúp cho mối quan hệ năng lượng giữa Nga và quốc gia láng giềng trở lên tốt đẹp hơn, nhưng một cuộc khủng hoảng sâu sắc và tồi tệ hơn bao giờ hết giữa hai phe đối lập thân phương Tây và thân Nga tại Ucraina lại diễn ra, với đỉnh điểm là việc Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ và sự kiện Nước cộng hòa tự trị Crimea tách ra khỏi Ucraina và sáp nhập vào Nga, khiến cho chính sách năng lượng của Nga đối với Ucraina một lần nữa lại thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Một lần nữa, năng lượng lại được chính quyền Moscow sử dụng như một thứ vũ khí chiến lược để trừng phạt “kẻ nổi loạn” Ucraina. Trong một cuộc họp báo diễn ra vào ngày 05/3/2014, Tổng thống Putin đã phát biểu với báo giới rằng: “Gazprom sẽ không quay lại giá cũ nữa, tập đoàn này không muốn tiếp tục chính sách giảm giá hiện thời, vốn đã thỏa thuận là sẽ thực hiện theo từng quý một. Gazprom giảm giá, chính phủ Nga cho chịu đợt đầu nhưng chính thức thì đó không phải là cho vay mà là bảo đảm mua hàng. Phía Ucraina phải trả hết nợ, bắt đầu từ nửa cuối năm ngoái, cũng như trả các khoản hiện nay. Nợ cũ chưa được trả, các khoản hiện nay cũng chưa trả hết. Dĩ nhiên trong hoàn cảnh này thì Gazprom phải nói là nếu đằng nào các quý vị cũng không trả nợ thì hãy quay lại giá bình thường. Đây hoàn toàn là việc làm ăn của Gazprom”109. Do vậy, ngày 03/4/2014,

107 Sức hút năng lượng Nga, http://www.viet-times.com.au/tin-tuc/35-tin-the-gioi/908975-suc-hut-nang- luong-nga, 27/11/13

108Putin giải thích lý do Nga hỗ trợ Ucraina là vì tình hình khó khăn ở nước này,

http://vietnamese.ruvr.ru/2013_12_19/126154103/, cập nhật ngày 19/12/13

109Putin nói gì về Ukraine?, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/03/140305_putin_presser.shtml,

Gazprom đã thực hiện tăng 80 % giá bán khí đốt cho Ucraina, tức là tăng từ 268 USD lên 485 USD cho 1000 m3 khí. Tiếp theo đó, Gazprom cũng đe dọa ngừng bán khí đốt cho Ucraina do Kiev không có khả năng thanh toán các khoản nợ chồng chất cho Nga. Ông Alexey Miller, người đứng đầu Gazprom cũng nhấn mạnh rằng “Gazprom luôn đáp ứng và thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng nhưng chúng tôi không thể cung cấp khí đốt miễn phí. Hoặc là Ukraine thanh toán nợ hoặc là trả khoản tiền hàng hiện tại nếu không họ sẽ phải đối mặt với những gì từng xảy ra đầu năm 2009”110.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách năng lượng nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang nga (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)