Đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách năng lượng nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang nga (Trang 89 - 98)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGÀNH NĂNG LƯỢNG CỦA NGA

3.1. Vai trò của năng lượng và cải cách năng lượng trong chính sách đối ngoạ

3.1.3.3. Đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Nga mà trước hết là đối với vùng Siberia và Viễn Đông. Nơi đây tập trung đến 65 % nguồn nguyên liệu toàn cầu và có nhiều tuyến đường giao thông biển quan trọng bậc nhất thế giới. Đây cũng là khu vực phát triển năng động nhất thế giới với những nền kinh tế mới nổi, có tốc độ tăng trưởng cao khiến cho nhu cầu năng lượng ngày càng lớn. Là một phần không thể tách rời của khu vực này, lại là quốc gia giàu tài nguyên năng lượng, Nga có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chính sách năng lượng của mình tại đây. Do đó, vấn đề hợp tác với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang trở thành trọng tâm mới trong chính sách năng lượng của Điện Kremlin. Chiến lược mà Nga nhằm tăng cường sự hiện diện của mình với vai trò là một cường quốc năng lượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương gắn liền với dự án đường ống dẫn Đông Siberia - Thái Bình Dương (ESPO) và sự phát triển của khu sản xuất dầu Đông Siberia và Viễn Đông của Nga.

Tổng thống Putin bắt đầu quan tâm hơn tới việc chuyển hướng chính sách năng lượng sang hướng Đông kể từ khi Ủy ban châu Âu mở cuộc điều tra chính thức nhằm vào cơ chế ấn định độc quyền giá khí đốt xuất khẩu qua đường ống của các chi nhánh và đối tác của Gazprom ở Trung và Đông Âu trong các hợp đồng khí đốt dài hạn (trong đó có tính tới nhân tố giá dầu thô). Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và suy thoái trong khu vực đồng Euro đã khiến nhu cầu dầu mỏ ở châu Âu giảm mạnh đã trở thành yếu tố quyết định cho sự chuyển hướng này. So với thị trường châu Âu đang bị bão hòa, bị hạn chế và tăng trưởng kinh tế bị

đình trệ thì thị trường châu Á – Thái Bình Dương luôn tăng trưởng ổn định, tạo cơ hội tốt đẹp cho Liên Bang Nga. Dự kiến đến năm 2035 Nga sẽ tăng lượng dầu khí xuất khẩu sang thị trường này lên 31 - 32 % so với mức 8 - 9 % hiện nay.

Tuyến đường ống dẫn dầu ESPO là một công cụ vô cùng quan trọng giúp Nga thực hiện hóa kế hoạch hướng Đông. Bên cạnh đó là việc khai khẩn khu công nghiệp nguyên liệu khoáng chất Đông Siberia, Viễn Đông và đảo Sakhalin, nhằm biến nơi này trở thành “một khu vực kinh doanh chính với vai trò là một cơ sở xuất khẩu năng lượng chiến lược mới”120 phục vụ cho việc hợp tác năng lượng với các nước châu Á - Thái Bình Dương của Nga. Trong hai thập kỷ qua, Nga đã phát triển đáng kể các nguồn tài nguyên dầu khí trên đảo Sakhalin để đáp ứng các nhu cầu đang tăng lên của các nước láng giềng APAC. Hiện nay Nga mới chỉ có một nhà máy khí hóa lỏng đặt ở cảng Korsakov trên đảo Sakhalin, nên để chiếm lĩnh thị trường này, Nga cần phải xây dựng thêm các nhà máy sản xuất khí đốt hóa lỏng. “Nước Nga cũng vừa đưa vào sử dụng đại cảng dầu đặc biệt Kozminơ, vùng Primorie, điểm cuối cùng của tuyến đường ống dẫn dầu Đông Siberi - Thái Bình Dương, dài hơn 5000 km với tổng chi phí lên đến 800 tỷ Rúp (khoảng 28 tỷ USD). Đây là cảng dầu lớn thứ ba của Liên bang Nga sau cảng dầu trên Biển Đen và biển Bantich, có thể bơm dầu cho 150 tầu chở dầu/năm với sức chở 80 - 150 nghìn tấn và cùng một lúc có thể bơm dầu cho 2 tầu. Khi hoàn thành ở giai đoạn I, cảng có khả năng xuất khẩu 15 triệu tấn dầu/năm, sau đó tăng lên 30 triệu”121. Dự án này cũng góp phần giúp Nga thâm nhập vào các thị trường mới ở châu Á - Thái Bình Dương.

Để hiểu rõ hơn về chính sách ngoại giao năng lượng của Nga đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Luận văn đưa ra phân tích 3 trường hợp: Mỹ, Đông Bắc Á và ASEAN là 3 khu vực đối tác quan trọng của Nga ở khu vực này.

a) Đối với Mỹ

Nga và Mỹ là hai quốc gia giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của thế giới. Nga là nhà cung cấp các nguồn năng lượng lớn, duy trì hệ

120 Alexander Fedorovskiy, Russia’s Policy Toward North Korea, Rusian Analytical Digest, No. 132, 11 July 2013, pg. 5

121 PGS. TS. Vũ Dương Huân - Học viện Ngoại giao, Tiềm năng kinh tế Viễn Đông, LBN và khả năng hợp tác với VN, TCNCCA, số 3, 2013, tr. 66

thống cung cấp năng lượng tại châu Âu và phạm vi ảnh hưởng của mình. Mỹ là một siêu cường về kinh tế và chính trị của thế giới và cũng là nhà nhập khẩu năng lượng lớn (nhập khẩu 20 % năng lượng tiêu thụ trong nước). Không những thế, hai quốc gia này có tiềm lực về vũ khí hạt nhân mạnh nhất, nắm giữ phần lớn vũ khí hạt nhân của thế giới và là 2 trong số 5 quốc gia có vũ khí hạt nhân được công nhận trong NPT. Sự hợp tác năng lượng giữa Nga và Mỹ là hết sức cần thiết, nó giúp duy trì vấn đề an ninh năng lượng toàn cầu. Nếu thiếu sự hợp tác này, các vấn đề sẽ được giải quyết không theo nguyên tắc, thế giới sẽ lại bị sốt vì giá dầu tăng cao và có thể tiếp tục lâm vào cảnh khủng hoảng tài chính. Do đó, chính sách năng lượng của Nga đối với Mỹ được thực hiện theo 2 hướng: Một mặt, Nga thúc đẩy quan hệ hợp tác với Mỹ, tăng cường xuất khẩu năng lượng sang Mỹ và thu hút nguồn vốn của Mỹ cho các dự án năng lượng của Nga; mặt khác, Nga tìm cách chiếm lĩnh thị trường của Mỹ và kiềm chế ảnh hưởng của Mỹ ở các thị trường trọng yếu của Nga.

Mỹ là quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới. “Chỉ chiếm 5 % dân số thế giới, nhưng nền kinh tế Mỹ tiêu dùng 25 % sản lượng dầu mỏ toàn cầu, tương đương 21 triệu thùng/ngày. Nếu năm 2002, một người dân Mỹ tiêu thụ 22,8 thùng dầu một năm thì đến năm 2030 con số trên là 23,8 thùng, tăng 4 %, trong khi đó sản xuất trong nước chỉ đáp ứng 38 % nhu cầu”122. Do đó, đây là một thị trường có tiềm năng vô cùng to lớn đối với ngành năng lượng Nga. Tuy nhiên, xuất khẩu năng lượng của Nga sang Mỹ vẫn còn chiếm tỷ lệ vô cùng thấp. Để thực hiện tham vọng trở thành nhà xuất khẩu dầu hàng đầu cho Mỹ đòi hỏi Nga phải có những đầu tư lớn, trong đó có việc “khai thác bể chứa Timano - Petropski, xây dựng hạ tầng đường ống và cảng nước sâu ở biển Barensev, dự án xây dựng hệ thống ống dẫn đến cảng, giải quyết các vấn đề của Tổ hợp đường ống Kaspi, cũng như khả năng bơm loại dầu Nga nhãn hiệu Ural vào nguồn dự trữ dầu chiến lược của Mỹ”123. Nhờ đó, quan hệ năng lượng Nga - Mỹ đã có những thay đổi căn bản. “Mỹ đã điều chỉnh quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi với các vấn đề quốc tế lớn như an ninh năng lượng, thay đổi khí hậu. Còn Nga mở cửa với đối tác và mời các công ty Mỹ tham

122 Ngô Duy Ngọ, Chính trị hóa vấn đề năng lượng trong quan hệ quốc tế, TCNCCA sô 2, 2008, tr. 21 123 Nguyễn Quang Thuấn, Quan hệ Nga - Asean trong bối cảnh Quốc tế mới, NXB CHính trị Quốc gia, 2007, tr. 275

gia nghiên cứu, khai thác các nguồn năng lượng của Nga”124. Bên cạnh đó, để tăng cường hợp tác về năng lượng, vào ngày 16/9/2013, hai cường quốc hàng đầu thế giới này đã ký kết một thỏa thuận chung nhằm tăng cường đáng kể hợp tác trong các dự án năng lượng, nghiên cứu và an ninh hạt nhân khi tham dự một hội thảo về năng lượng hạt nhân quốc tế tại Viên (Áo). “Thỏa thuận này tập trung vào triển vọng hợp tác lâu dài giữa hai nước trong những lĩnh vực quan trọng bao gồm: năng lượng hạt nhân dân sự; thiết kế các nhà máy năng lượng hạt nhân và nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân mới; khoa học hạt nhân; sử dụng công nghệ hạt nhân và phóng xạ trong y học và công nghiệp; và quản lý chất thải phóng xạ”125.

Mặt khác, “với chiến lược “thêm bạn”, Nga kiên trì biến đối thủ thành đối tác, biến “sân sau” của Mỹ thành “mảnh vườn canh tác” của mình: Nga - Arập Xêut chẳng hạn. Phải mất 70 năm Nga mới biến đối thủ thủa ấy trở thành đối tác ngày nay”126. Ba công ty năng lượng hàng đầu của Nga là Gazprom, Lukoil và TNK-BP còn vươn sang sân sau của Mỹ ở Caribe bằng cách kí kết thỏa thuận trong việc hợp tác với Công ty dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA trong triển vọng thăm dò khai thác vùng sông Orinoco. Như vậy, “các công ty năng lượng Nga đã thay thế các công ty hàng đầu của Mỹ như Exxon Mobile và Conoco Philips. Thỏa thuận hợp tác năng lượng Nga – Venezuela còn có ý nghĩa chính trị là kiểm soát lượng dầu nhập khẩu vào Mỹ vì lượng dầu nhập khẩu từ Venezuela đóng vai trò quan trọng trong cân bằng năng lượng của Hoa Kỳ (cứ 10 triệu thùng dầu nhập khẩu mỗi ngày vào Mỹ có 1,2 triệu thùng đến từ Venezuela)”127. Ngoài ra, Nga tìm cách giảm vai trò của Mỹ ở các thị trường trọng yếu của Nga, đặc biệt là các quốc gia thuộc “không gian hậu Xô Viết” bằng cách cắt giảm nguồn cung dầu khí cho các quốc gia có ý định gia nhập NATO vào thời điểm giá rét nhất. Như vậy, mặc dù Nga không thể ra những ngón đòn năng lượng trực tiếp với Mỹ, nhưng thông qua sự chi phối Tây Âu

124 TS. Lê Kim Sa, Hợp tác năng lượng Nga - Mỹ và vấn đề an ninh năng lượng toàn cầu,

http://nangluongvietnam.vn/news/vn/nhan-dinh-phan-bien-kien-nghi/hop-tac-nang-luong-nga-my-va-van-de- an-ninh-nang-luong-toan-cau.html, cập nhật ngày 22/8/2013.

125 Đức Hùng, Mỹ - Nga thỏa thuận hợp tác về năng lượng hạt nhân,http://www.anninhthudo.vn/Quoc- te/My-Nga-ky-thoa-thuan-hop-tac-nang-luong-hat-nhan/516267.antd, cập nhật ngày 26/9/2013 126 TS. Nguyễn Cảnh Toàn, Dầu khí và chiến lược năng lượng của Nga, TCNCCA số 9, 2008, tr. 37

127 TS. Nguyễn An Hà, Những động thái mới trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga, TCNCCA số 8, 2008, tr. 13

– đồng minh thân cận của Mỹ, cũng như việc trừng phạt các nước Đông Âu đã và đang gia nhập NATO, Nga đã chứng tỏ cho Mỹ thấy tiếng nói và uy thế mới của mình. Hơn nữa, với tiềm lực to lớn cả về dầu khí lẫn năng lượng nguyên tử, Nga cũng khiến Mỹ phải dè chừng.

b)Đối với Đông Bắc Á

Khu vực Đông Bắc Á đang được kỳ vọng là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, là trung tâm quyền lực mới của thế giới trong tương lai. Nhưng các nền kinh tế nơi đây lại có một “nhược điểm cố hữu” là luôn thiếu năng lượng, cụ thể là dầu mỏ và khí đốt. “Năm 2012, nhu cầu tiêu thụ dầu khí của các nước Đông Á vào

khoảng 810 triệu tấn dầu và 320 tỷ m3 khí. Trong khi đó khả năng tự cung cấp dầu mỏ chỉ

đạt 210 triệu tấn và 110 tỷ m3 khí đốt”128. Và Nga – nhà cung cấp năng lượng của thế

giới, với ưu thế địa lý gần khu vực Đông Bắc Á hơn hẳn Mỹ và EU, đang cố gắng gia tăng ảnh hưởng của mình tại đây thông qua tiềm năng dầu khí dồi dào của mình.

Biểu đồ 3.1: Đông Bắc Á trong nhu cầu năng lượng thế giới (tỷ tấn)

Nguồn: Elena Shadrina, Russia’s foreign energy policy: norms, ideas and driving dynamics, Electronic Publications of Pan-European Institute 18/2010, pg. 123

Với Trung Quốc

Do kinh tế của Nga suy yếu và bị mất ảnh hưởng tại một số khu vực sau khi Liên Xô sụp đổ, Moscow chủ trương liên kết với Trung Quốc để đối trọng lại Mỹ và đồng minh thông qua việc bán vũ khí và năng lượng. Nhu cầu năng lượng phục

128Trung Linh, Từ Ukraina sang Biển Đông: Góc nhìn trên khía cạnh dầu khí (Phần 1),

vụ cho nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh của Trung Quốc ngày càng lớn. Bắt đầu từ năm 1993, Trung Quốc đã từ nước xuất khẩu trở thành nước nhập khẩu năng lượng với mức tăng nhanh nhất thế giới. “Trong thời gian 26 năm, từ năm 1980 cho đến năm 2006 mức tiêu thụ dầu mỏ tăng gấp 3,7 lần. Với tốc độ tăng như trên thì ngay từ năm 2015 Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, trở thành nước tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới”129. Do vậy, trọng tâm của ngoại giao năng lượng Nga ở khu vực Đông Bắc Á vẫn là quan hệ với Trung Quốc. Và Trung Quốc cũng là một điểm nhấn chính trong chính sách năng lượng hướng Đông của Putin.

Nga xây dựng đường ống ESPO nhằm đẩy mạnh xuất khẩu dầu sang khu vực châu Á trong đó có nhánh dẫn tới Đại Khánh - Trung Quốc. Cụ thể, nhánh đường ống xuất phát từ nhà máy lọc dầu Skovorodino ở vùng viễn Đông của Nga tới thị trấn biên giới Mạt Hạt (Mohe) thuộc tỉnh Hắc Long Giang, qua Nội Mông và kết thúc ở thành phố Đại Khánh (Đông Bắc Trung Quốc). Nhánh đường ống này được khánh thành từ 2010 có khả năng vận chuyển 15 triệu tấn dầu mỗi năm. Ngoài ra, Rosneft của Nga còn lên kế hoạch xuất khẩu thêm nhiều dầu thô hơn nữa sang “gã khổng lồ háu ăn” Trung Quốc. Mới đây, Rosneft đã ký với CNPC một “siêu hợp đồng” dầu khí lớn nhất trong lịch sử trị giá 270 tỷ USD nhằm cung cấp cho Trung Quốc 365 triệu tấn dầu trong 25 năm thông qua hệ thống đường ống Đông Siberia - Thái Bình Dương. Đường ống ESPO sẽ là phương tiện đắc lực giúp Nga mở rộng ảnh hưởng ra châu Á và tránh lệ thuộc vào thị trường châu Âu. Đặc biệt, hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỷ USD mà Nga mới ký với Trung Quốc hôm 21/5/2014 là một động thái chính trị, kinh tế quan trọng đối với quan hệ giữa hai quốc gia, đồng thời cũng mang nhiều ý nghĩa quốc tế. Về kinh tế, theo lời phát biểu trên Đài Tiếng nói nước Nga, ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev thì “hợp đồng có ý nghĩa kinh tế vĩ mô to lớn đối với Nga. Nó có thể đẩy tốc độ tăng trưởng GDP của Nga thêm 0,3-0,4 %/năm”130. Về chính trị, hợp đồng này giúp Nga không bị yếu thế trước sức ép cấm vận của Mỹ và phương Tây sau sự kiện

129 Ngô Duy Ngọ, Chính trị hóa vấn đề năng lượng trong quan hệ quốc tế, TCNCCA số 2, 2008, tr. 22 130 Lưu Việt, Con bài khí đốt Nga-Trung và khủng hoảng Ukraine, http://www.toquoc.vn/sites/vi- vn/details/6/y-kien-binh-luan/124414/con-bai-khi-dot-nga-trung-va-khung-hoang-ukraine-.aspx, cập nhật ngày 06/6/2014

Crimea và việc Mỹ cạnh tranh thâm nhập vào thị trường khí đốt của EU bởi nó giúp Nga tăng đòn bẩy trong đàm phán khí đốt với Ucraina. Như vậy, việc cung cấp dầu khí cho Trung Quốc cũng giúp cho nước này có thêm sự tự tin trong việc cạnh tranh với Mỹ và đồng minh, từ đó giảm bớt sức ép lên nước Nga.

Tuy nhiên, dù Chính phủ Nga mong muốn và luôn xem Trung Quốc là đối tác nước ngoài quan trọng nhất của Nga và ngày càng đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hợp tác năng lượng với quốc gia Đông Á này, nhưng “Kremlin dường như thường coi Bắc Kinh là nhà đầu tư trong các lựa chọn cuối cùng và “đối tác Trung Quốc” chỉ được "ưu tiên" khi tất cả các khả năng khác không còn"131. Mặc dù vậy, trong những năm tiếp theo, khi dòng vũ khí và năng lượng của Nga vẫn chảy, khi sức ép từ phía Mỹ và phương Tây vẫn còn thì Nga và Trung Quốc vẫn rất cần đến nhau, vì thế, mối quan hệ “đồng sàng dị mộng” giữa hai quốc gia này tất yếu vẫn sẽ tiếp tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách năng lượng nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang nga (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)