Tuyến đường Sakhalin – Khabarovsk – Vladivostok

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách năng lượng nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang nga (Trang 55 - 57)

Nguồn: http://www.gazprom.com/about/production/projects/pipelines/shvg/

Dự án phát triển các nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng (LNG)

Trong “kỷ nguyên vàng của khí đốt” và trước xu hướng sử dụng LNG trên toàn thế giới, Điện Kremlin đang có những bước đi cạnh tranh nhằm chiếm thế thượng phong trên thị trường LNG toàn cầu trước các đối thủ khác. Do đó, Kremlin đã lên kế hoạch xây dựng các nhà máy LNG nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng của thế giới.

- Nhà máy Sakhalin II

Nhà máy Sakhalin II được khởi công xây dựng từ năm 2003 và đi vào hoạt động từ tháng 2 năm 2009 đã trở thành nhà máy LNG ngoài khơi đầu tiên của Nga

trên đảo Sakhalin và là nhà máy tích hợp lớn nhất thế giới với công suất hàng năm là 9,6 triệu tấn mỗi năm. Việc đưa nhà máy Sakhalin II đi vào hoạt động đã đưa nước Nga đã trở thành một nhân tố mới trên thị trường LNG toàn cầu. Sakhalin II có thể dự trữ khoảng hơn 600 tỷ m3 khí đốt và 170 triệu tấn dầu và khí ngưng tụ, và chiếm 4,5 % của thị trường LNG toàn cầu. Nó đáp ứng khoảng 9,5 % nhu cầu khí đốt của Nhật bản và 6 % nhu cầu khí đốt của Hàn Quốc. Nhà máy này được quản lý và điều hành bởi Công ty Sakhalin Energy Ltd. Hiện nay, Nga đang có ý tưởng mở rộng công suất của nhà máy lên gần 15 triệu tấn khí đốt mỗi năm.

- Dự án Vladivostok LNG

Đây là dự án rất quan trọng đối với việc phát triển của hệ thống cung cấp khí đốt thống nhất của Nga ở khu vực phía Đông và thúc đẩy nguồn cung cấp khí đốt của Nga sang thị trường châu Á-Thái Bình Dương. Dự án này sẽ cho công suất hàng năm trên 15 triệu tấn và sẽ được xây dựng gần Vladivostok. Hiện nay, Gazprom đang tiến hành thiết kế nhà máy và bản thiết kế sẽ được hoàn thành trong quý III năm 2014. Dự kiến, nhà máy sẽ bắt đầu cung cấp sản phẩm vào năm 2018. Dự án này ra đời sẽ giúp Nga ngày càng tích cực hơn trong việc chinh phục thị trường châu Á và củng cố vững vàng vị thế của mình tại khu vực này.

- Dự án Baltic LNG

Dự án này được vạch ra nhằm hướng tới thị trường châu Âu và Mỹ La tinh. Theo đó, một nhà máy LNG sẽ được xây dựng tại khu vực Leningrad. Sản lượng của nhà máy sẽ được cung cấp cho khu vực Kaliningrad, và cũng sẽ được dự trữ để chuyển tới vùng Baltic. Nhà máy này sẽ có công suất khoảng 10 triệu tấn một năm.

b) Khu vực EU

Nhằm phát huy tối đa vai trò của nhà cung cấp năng lượng cho toàn thế giới và nhằm tránh bị gián đoạn nguồn cung, Nga đã cùng với một số khách hàng quan trọng của mình ở châu Âu thực hiện xây dựng một loạt các đường ống dẫn dầu khí mới như Dòng chảy Xanh (Blue Stream), Dòng chảy phương Bắc (Nord/ North Stream), Dòng chảy phương Nam (South Stream), …. Trong đó, Dòng chảy phương Bắc và Dòng chảy phương Nam là hai tuyến đường ống quan trọng, giúp Nga tạo thế "gọng kìm năng lượng" với Châu Âu từ hai phía.

- Dự án “Dòng chảy Xanh” (Blue Stream)

Vào ngày 15/12/1997, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một thỏa thuận liên chính phủ về việc xây dựng đường ống dẫn dầu khí chạy dưới lòng biển mang tên Blue Stream. Đồng thời Tập đoàn dầu khí quốc doanh Gazprom của Nga và Công ty dầu khí Botas của Thổ Nhĩ Kỳ đã ký với nhau một hợp đồng mua bán khí đốt. Theo đó, 365 tỉ m3 khí sẽ được cung cấp sang Thổ Nhĩ Kỳ thông qua đường ống Blue Stream trong vòng 25 năm. Bluea Sream là một đường ống dẫn khí dài 1213 km đi qua Biển Đen sang Thổ Nhĩ Kỳ, với mức đầu tư khoảng 3,4 tỷ USD, có khả năng chuyển tải khoảng 16 tỷ m3 khí mỗi năm. Đường ống dẫn này được công ty liên doanh giữa Gazprom của Nga và Công ty Eni của Ý mang tên Blue Stream Pipeline B.V xây dựng nhằm mục đích đa dạng hóa các tuyến đường vận chuyển khí đốt của Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ và tránh đi qua các nước thứ ba. Đường ống được hoàn thành vào năm 2002 và đến tháng 2/2003 thì dòng khí đốt đầu tiên được chuyển qua đường ống này. Và “tính đến ngày 11/3/2014 lượng khí cung cấp thông qua Blue Stream đạt 100 tỷ m3”78. Hiện Nga đang quan tâm đến việc kéo dài đường ống này tới Hungary. Nếu dự án này thành công, Nga sẽ có được một đường ống dẫn dầu từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Áo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách năng lượng nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang nga (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)