Về câu cầu khiến trong các trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát ngữ pháp hội thoại tiếng việt cho người nước ngoài qua các sách giáo trình tiếng việt hiện hành ở trình độ a,b (Trang 69 - 74)

1.1 .Vai trị của ngữ pháp trong việc dạy tiếng

2.4. Về câu cầu khiến trong các trình

2.4.1. Khái quát về câu cầu khiến

Nếu so với các hành vi khác của con người thì hành vi cầu khiến là một hành động đặc biệt bởi nĩ là hành động bằng ngơn ngữ. Để khảo sát các hiện tượng ngữ pháp giao tiếp thì việc khảo sát các hiện tượng cầu khiến là một cơng việc vơ cùng quan trọng. Từ cơng tác phân tích ngữ cảnh và các phương tiện để biểu đạt hành vi cầu khiến (trong đĩ, các phương tiện nịng cốt là động từ ngữ vi và các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời) chúng tơi muốn đưa ra một cái nhìn tổng thể về hiện tượng này trong các giáo trình dạy tiếng Việt hiện nay.

Cao Xuân Hạo cho ràng câu cầu khiến lf câu cĩ lực ngơn trung cáa khiến, tức là câu cầu khiến biểu thị hành vi cầu khiến [19; tr65]

Nếu phân chia câu theo mục điéch nĩi thành ba kiểu: câu trần thuật, câu hỏi và câu cầu khiến thì đơi khi để phân định một ranh giới rõ ràng quả thật khơng dễ. Cĩ những câu về nội dung mang ý nghĩa cầu khiến nhưng nĩ lại được thể hiện với lớp vỏ là câu trần thuật hoặc câu hỏi.

Chính vì vậy, việc xác định câu cĩ ý nghĩa cầu khiến và câu cĩ hình thức cầu khiến là những tiêu chí tối cần thiết khi nghiên cứu vấn đề này.

Câu cầu khiến thể hiện qua hai phương tiện: Phương tiện ngữ pháp và phương tiện từ vựng biểu thị ý nghĩa cầu khiến.

Về mặt ngữ pháp, dấu hiệu cầu khiến được thể hiện qua các hư từ và ngữ điệu (cĩ kết hợp với ngữ cảnh). Các hư từ mà chúng ta thường gặp như “ hãy”, “đừng”, “chớ”, “đi” , “với”, “xem”, “đã”, “thơi”, “nào”, “nhé”... Tuy nhiên cũng cĩ nhiều câu khơng cĩ sự xuất hiện của các từ này, mà ý nghĩa cầu khiến lại được diễn đạt qua ngữ điệu, dấu hiệu này thường được dùng kết hợp với ngữ cảnh giao tiếp. [30; tr90]

Ngồi ra trong tiếng Việt cũng tồn tại những câu chứa các động từ mang ý nghĩa cầu khiến như:

- Động từ tình thái cầu khiến: Cần, nên, phải

- Động từ ngơn hành cầu khiến: mời, chúc, xin, yêu cầu, ra lệnh - Các động từ cầu khiến khác như: hộ, giúp, phiền, để...

Quan niệm về câu cầu khiến phải được hiểu rộng hơn, khơng phải chỉ là những câu theo mơ hình “phụ từ tạo ý mệnh lệnh + ngữ điệu mệnh lệnh+ các

từ liên quan đến nội dung mệnh lệnh” [30; tr91]

2.4.2. Sự thể hiện của câu cầu khiến trong hội thoại

Phần lớn các câu cầu khiến được thể hiện bằng các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời, một số được thể hiện qua ngữ điệu và một số cịn lại thể hiện ý nghĩa câu khiến ngay bằng các động từ trong câu, đĩ là các động từ ngơn hành.

Qua thống kê ở 14 cuốn giáo trình, chúng tơi thu được 302 câu cầu khiến trong các hội thoại, thể hiện ở bảng sau:

Hành vi cầu khiến GT2 GT3 GT4 GT5 GT6 GT7 GT8 GT9 GT 10 GT 11 GT 12 GT 13 GT 14 Đề nghị/ yêu cầu 8 5 6 9 5 2 9 9 6 3 12 30 16 Thỉnh cầu/ nhờ vả/ cầu xin 1 8 1 1 1 4 4 1 1 12 1 Khuyên bảo 1 2 3 2 2 1 3 2 1 4 Mời mọc 2 4 4 5 1 3 4 2 1 7 6 1 Rủ rê 1 4 2 1 1 2 2 3 3 2 Hướng dẫn 1 1 1 1 1 11 1 1 2 Thúc giục 2 2 3 1 2 1 Nhắc nhở 4 3 1 1 Sai khiến 1 1 Can ngăn 4 1 2 4 1 Ra lệnh 1 Cho phép 1 Mong muốn 3 1 2 3 Tởng 1 4 34 20 18 12 6 17 33 19 17 24 65 23

Ở GT1 hồn tồn khơng cĩ sự xuất hiện của câu cầu khiến nên chúng tơi khơng đưa vào bảng dữ liệu. Cịn trong số 13 giáo trình cịn lại, GT13 là giáo trình sử dụng nhiều loại câu này nhất. Một số giáo trình cĩ số lượng câu cầu khiến khơng nhiều. GT8 cũng xuất hiện rất ít loại câu này.

Dựa trên 302 hiện tượng cầu khiến được khảo sát, chúng tơi sắp xếp các loại hành vi theo mức độ xuất hiện như sau:

Loại hành vi Tần suất xuất hiện

Đề nghị, yêu cầu : 39,5%

Mời mọc : 13%

Thỉnh cầu, nhờ vả, cầu xin : 11,3%

Khuyên bảo : 6,9% Rủ rê : 6,9% Hướng dẫn : 6,6% Can ngăn : 3,9% Thúc giục : 3,6% Nhắc nhở : 2,9% Mong muốn : 2,9% Sai khiến : 1,9% Cho phép : 0,3% Ra lệnh : 0,3% Nhận xét: - Xét về mặt định lượng:

Trong 14 cuốn giáo trình thì GT1 hồn tồn khơng cĩ sự xuất hiện của câu cầu khiến.

Hành vi “yêu cầu” là hành vi nêu ra điều gì với người nghe và muốn người nghe làm, việc đĩ nằm trong nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của

người nghe. Cịn hành vi “đề nghị” là đưa ra ý kiến về việc gì nên làm để thảo luận, để xét, thường là việc riêng với mong muốn được người nghe chấp nhận, giải quyết. Xét thấy hai nghĩa này gần với nhau nên chúng tơi xếp chúng vào một nhĩm. Đây là nhĩm hành vi duy nhất xuất hiện trong 14 giáo trình đồng thời cũng là nhĩm được sử dụng nhiều nhất trong các hội thoại, chiếm 39,5% trên tổng số các hành vi cầu khiến. Điều này cũng là hợp lí, phù hợp với thực tế vì hành động này thường diễn ra trong các ngữ cảnh như ở nhà hàng, khách sạn, nhà trường, bệnh viện, quán cà phê...

Hành vi “mời mọc” là hành vi mà người nĩi bày tỏ ý muốn người nghe làm một việc gì với thái độ lịch sự, trân trọng. Hành vi này khơng mang tính áp đặt và quyền lợi được chia đều cho cả người nĩi và người nghe. Trong các giáo trình được khảo sát, thì hành vi này cũng cĩ tần suất xuất hiện cao hơn các hành vi khác, chiếm 13%.

“Thỉnh cầu” thường dùng khi người bề dưới nĩi với người trên cĩ quyền hạn hơn người nĩi. “Cầu xin” là hành vi xin một điều gì một cách khẩn khoản, tha thiết, nhẫn nhục. “Nhờ vả” là hành vi mong muốn sự giúp đỡ từ phía người khác, làm phiền người khác. Vì 3 hành vi này gần nghĩa với nhau nên chúng tơi tạm thời cho vào cùng một nhĩm. Nhĩm này thường xuất hiện trong những tình huống như ngồi đường, ở bệnh viện... giữa vai giao tiếp là người dưới nĩi với người trên. Nhĩm này chiếm 11,3% trong tổng thể các câu được nghiên cứu.

Nhĩm “khuyên bảo”, “rủ rê”, “hướng dẫn”, “can ngăn” xuất hiện với mức độ bình thường. “Khuyên bảo” thường sử dụng với thái độ ân cần, cho biết điều hay lẽ phải. “ Rủ rê” thường dùng trong những vai giao tiếp ngang nhau. Như trong khảo sát trên thì hành vi này thường xuất hiện trong ngữ cảnh là bạn bè nĩi chuyện với nhau. “Hướng dẫn” mang tính chất trung hịa về mức độ áp đặt và tính chất lịch sự. Cịn “can ngăn” sử dụng khi mà người nĩi muốn ngăn cản người nghe làm một việc gì đĩ mà quyền lợi thuộc về người nghe (trong một số trường hợp, quyền lợi này cũng cĩ thể thuộc về cả người nĩi).

Cĩ tính áp đặt nhưng khơng cao, trong hành vi “sai khiến” thì quan hệ giao tiếp thường là quan hệ vị thế. Loại câu này cũng giống như hành vi “cho

phép”, chúng xuất hiện rất ít ỏi, chiếm 1,9%.

Hành vi “cho phép” là cũng hành vi mang tính áp đặt nhưng quyền lợi lại thuộc về người nghe. Hành vi này cũng cĩ mặt khá khiêm tốn trong hội thoại, chỉ chiếm 0,3%.

Hành vi “ra lệnh” là hành vi đưa một mệnh lệnh bắt buộc đối tượng giao tiếp phải thực hiện điều nêu lên. Hành vi này ít được thực hiện đối với những vai giao tiếp cĩ mối quan hệ thân hữu. Đây là hành vi cĩ tính áp đặt cao nhất trong số các hành vi cầu khiến. Ngữ cảnh để sử dụng nĩ khơng nhiều. Vì vậy trong các giáo trình tiếng Việt sự xuất hiện của nĩ ít nhất, chỉ chiếm 0,3% so với các hành vi khác.

- Xét về mặt định tính:

Chúng tơi quan tâm trên phương diện: ngữ cảnh và phương tiện biểu hiện. Trước hết là về ngữ cảnh. Các ngữ cảnh thường gặp trong 14 giáo trình là: ở nhà hàng, khách sạn, siêu thị, bưu điện,... Các chủ đề thường gặp là : thời tiết, bạn bè, gia đình, các ngày nghỉ – lễ... Vai giao tiếp chủ yếu là bạn bè, nhân viên và khách hàng, chồng và vợ, thầy cơ giáo và học sinh... Các hội thoại thường gặp là cuộc nĩi chuyện giữa người Việt Nam và người nước ngồi.

Thứ hai là về các phương tiện biểu hiện, bao gồm: ngữ điệu và từ vựng. Ngữ điệu là phương tiện biểu hiện quan trọng của câu cầu khiến chính danh và nĩ cĩ nhiều thang độ với những sắc thái ý nghĩa khác nhau. Trong tiếng Việt, câu cầu khiến thường được tạo nên bởi sự lên giọng ở cuối câu và kéo dài từ mang nội dung chính. Trong các giáo trình ở trình độ A, B phương tiện này được sử dụng ít. Thơng thường, trong các giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngồi việc xây dựng các câu cầu khiến chủ yếu vẫn dựa vào các phương tiện từ vựng. Các giáo trình tiếng Việt ở trình độ A, B mà chúng tơi đang nghiên cứu cũng khơng phải là ngoại lệ. Trong đĩ, các câu cầu khiến tường minh là những câu được tạo nên bởi các động từ ngơn hành khơng xuất hiện nhiều, chủ yếu vẫn sử dụng các phụ từ để tạo nên câu cầu khiến.

CHƯƠNG 3: MỘT VÀI BÀN LUẬN VÀ GĨP Ý TRONG VIỆC SOẠN THẢO CÁC BÀI HỘI THOẠI CHO CÁC GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT

Ở TRÌNH ĐỘ A, B.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát ngữ pháp hội thoại tiếng việt cho người nước ngoài qua các sách giáo trình tiếng việt hiện hành ở trình độ a,b (Trang 69 - 74)