Vài nét về người Tày xã Quang Lang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay (Trang 29 - 37)

Chƣơng 1 : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu

1.3. Khái quát về ngƣời Tày và địa bàn nghiên cứu

1.3.2. Vài nét về người Tày xã Quang Lang

Quang Lang là một xã miền núi của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, nằm dọc theo Quốc lộ 1A, trải dài 8km. Nằm cách trung tâm huyện Chi Lăng 1km, liền kề với thị trấn Đồng Mỏ nên Quang Lang có điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Quang Lang có diện tích tự nhiên 30,79 km2 và dân số là 7.541 người (năm 2015), mật độ dân số đạt 218 người/km².Xã có 13 thôn/bản và có 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là Tày, Nùng, Kinh. Người Tày ở xã Quang Lang có 542 hộ và 2.256 nhân khẩu, chiếm 31,13%, dân số, đứng thứ 2 sau người Nùng. Trong đó, thôn có số lượng người Tày sinh sống tập trung nhất là Làng Đăng, Làng Trung, Núi Đá, Khun Phang… Năm 1960, thực hiện chính sách giãn dân, khai hoang miền núi nhằm củng cố biên giới nên số lượng người Kinh ở Đan Phượng, Hà Đông, Nam Định… lên đây khá đông và tạo thành một làng riêng của những người di cư đến. Bên cạnh đó, sự thành lập nhà máy xe lửa năm 1964 và nhà máy cơ khí năm 1980-1982 tại xã Quang Lang cũng thu hút số lượng công nhân ở dưới xuôi lên đây rất nhiều và sống tập trung ở thị trấn, ven đường quốc lộ và đường dân sinh. Sau năm 1980, một bộ phận nhỏ người Tày ở đây còn di cư vào trong Tây Nguyên. Nguyên nhân của những cuộc di cư này chủ yếu do điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu đất sản xuất, sự đoàn tụ gia đình…

Người Tày là dân tộc có công “khai sơn, phá trạch” ở Quang Lang, vì vậy văn hoá Tày với những nét đặc trưng riêng đóng vai trò quan trọng trong

vùng. Trong đó, văn hóa dòng họ là một yếu tố nổi bật, với các dòng họ đã định cư lâu đời ở đây như: họ Lô, họ Vi, họ Hoàng, họ Lương.

Các nghiên cứu về dân tộc Tày đã cho thấy, thời xa xưa, có một số quan lại người Kinh được cử lên làm việc tại Lạng Sơn rồi lấy vợ sinh con ở đó, một số tù trưởng địa phương được triều đình gả con gái cho đều dẫn đến sự hợp huyết Kinh – Tày. Thêm vào đó,có một bộ phận cư dân dưới đồng bằng di cư lên miền núi làm ăn, sinh sống, dần dần bị Tày hóa (Dương Thị Lâm 2002, tr. 10). Ngoài ra, còn có một bộ phận người Tày thuộc nhóm Choang - Đồng ở Trung Quốc chuyển cư sang khu vực miền núi, giáp biên giới Việt - Trung nước ta cư trú (Nguyễn Bá Thủy 2004).

Dòng họ của người Tày ở Quang Lang cũng xuất phát chủ yếu từ Trung Quốc sang và vùng miền xuôi lên, có họ tới trước, có họ đến sau, nhưng giai đoạn nào cũng có người di cư đi và người nhập cư đến. Tất cả những dòng họ này đều có chung một gốc họ từ xưa. Dòng họ duy nhất đến nay còn giữ được gia phả từ đời cụ tổ là họ Lô. Việc lưu giữ gia phả luôn được coi trọng nhưng trước kia do chiến tranh, loạn lạc, cải cách ruộng đất nên gia phả đã bị phá hủy, thất lạc. Để tìm hiểu rõ được nguồn gốc của các dòng họ là việc rất khó khăn. Cho đến nay, những gì chúng ta biết được về nguồn gốc các dòng họ chủ yếu thông qua việc sưu tầm của một số thành viên các dòng họ mong muốn tìm lại tổ tiên hoặc qua những câu chuyện kể của một số người lớn tuổi.

Theo đó, dòng họ Vi có nguồn gốc từ Nà Lìn, Nà Bản thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn di cư đến làng Đăng, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng từ khoảng những năm 1820. Là dòng họ gốc Tày, cụ tổ của dòng họ này là ông Vi Văn Đang di cư xuống đây mưu sinh, lập nghiệp. Sau này, ông kết nghĩa anh em với ông Vi Minh Thiệu, hai người coi nhau như anh em ruột thịt và truyền lại cho con cháu đời sau này không được thông gia với nhau. Đến nay họ Vi sinh sống ở đây được trên 11 đời.

Họ Lô có cụ tổ là họ Trần, gốc là người Kinh, di cư từ miền xuôi lên, đổi thành họ Lư. Sau bảy đời mang họ Lư, họ đổi sang thành họ Lô như ngày nay. Lý giải cho quá trình đổi họ, các cụ lớn tuổi trong họ cho biết: Thứ nhất, do hoàn cảnh lịch sử của đất nước, dòng họ phải di cư từ miền xuôi lên làm ăn, sinh sống, lập nghiệp. Để thuận lợi cho cuộc sống sau này họ đã dần đồng hóa vào người Tày và đổi từ họ Trần sang họ Lư; Thứ hai, từ “Lư” viết bằng chữ Hán Nôm nhiều nét, khó viết, khó nhớ. Trong khi từ “Lô” có nghĩa tương đương từ Lư nhưng dễ viết, dễ nhớ hơn do vậy họ đã chuyển từ họ Lư sang họ Lô. Theo gia phả để lại, dòng họ Lô di cư lên đây khoảng những năm 1700. Đến nay, họ Lô lập nghiệp cũng được trên 12 đời. Tuy dòng họ Lô có nguồn gốc ban đầu là người Kinh vùng miền xuôi “Kinh già hóa Thổ” nhưng cũng là một trong những dòng họ có công khai hoang, lập làng và quá trình Tày hóa diễn ra cách đây rất lâu nên trong cộng đồng không có sự phân biệt giữa người Tày gốc với những người nhập làm người Tày. Điều này thể hiện rõ qua sự hòa hợp trong bản sắc văn hóa Tày mà cho đến nay vẫn còn được các dòng họ lưu truyền ít nhiều.

Cách đây khoảng 30 năm các dòng họ Hoàng, Lương, Trương, Lưu, Trịnh… bắt đầu mua đất về đây sinh sống, lập nghiệp. Các dòng họ này định cư trên địa bàn đến nay được trên hai đời.

Dòng họ của người Tày xã Quang Lang hình thành trong mối quan hệ đa dạng, đan xen và giao lưu giữa các tộc người. Tộc người Tày ở đây là sự tổ hợp của nhiều thành phần như người Tày bản địa, người Tày gốc Kinh, người Tày gốc Tày, Nùng từ Trung Quốc di cư sang. Tuy nhiên, do sự thất lạc gia phả của các dòng họ nên việc đưa ra những cứ liệu cụ thể về quá trình đi – đến của người Tày còn hạn chế.

Như vậy, qua bức tranh hình thành tộc người Tày trên địa bàn xã Quang Lang ta thấy được sự đa dạng về nguồn gốc tộc người. Cùng với quá trình an cư, lập nghiệp nơi đây đã tạo nên một bức tranh văn hóa Tày rất riêng biệt. Văn hóa dòng họ là một đặc điểm nổi bật của người Tày Quang Lang.

Quá trình vận động, phát triển của người Tày gắn liền với sự tồn tại, biến đổi của các dòng họ.

- Đặc điểm kinh tế:

Kinh tế chủ đạo của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trồng cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn…); cây công nghiệp (hồi, thuốc lá); cây ăn quả (na, mận…). Năm 2015, tổng diện tích gieo trồng toàn xã là 684,52ha, trong đó , cây lúa là 295,5ha; ngô: 122,28ha; sắn: 34,17ha; thuốc lá: 30ha; ớt: 25,09ha… Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 2.072 tấn, đạt 98,06% so với kế hoạch (Ủy ban nhân dân xã Quang Lang 2015). Trong những năm qua , phát triển kinh tế vườn đồi , vườn rừng, trồng cây ăn quả là hướng đi tích cực trong công tác xoá đói giảm

nghèo và vươn lên làm giàu của người dân địa phương , đă ̣c biê ̣t là cây na dai - mô ̣t đă ̣c sản , cây ăn quả chủ lực , góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân trong xã và huyện Chi Lăng . Được sự chỉ đạo của Đảng bộ , chính quyền huyê ̣n, với đi ̣nh hướng phát triển thành vùng tâ ̣p trung theo hướng sản xuất hàng hóa , các ngành chức năng và các h ộ nông dân đã chú ý đến khâu tuyển cho ̣n năng suất , chất lượng của cây na giống để ta ̣o giá tri ̣ kinh tế cao . Trong những năm gần đây , do tâ ̣n du ̣ng và phát huy những ưu thế về điều kiê ̣n thổ nhưỡng , diê ̣n tích trồng na đã tăng l ên nhanh chóng . Nhờ đó , đời sống của bà con người Tày trong xã đã khá lên, số hô ̣ đói nghèo đã giảm đáng kể, nhiều hô ̣ gia đình đã mua sắm được các phương tiê ̣n sinh hoa ̣t như tivi , xe máy, máy cày,... phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Các loại cây ăn quả khác như vải , nhãn, hồng, xoài,... tiếp tu ̣c tăng về số lượng hô ̣ trồng và quy mô diê ̣n tích . Bên cạnh trồng các loại cây lương thực, cây ăn quả, người Tày còn trồng ớt. So với các cây trồng khác thì ớt mang lại hiệu quả kinh tế khá cao do không mất nhiều nguồn vốn đầu tư, lại dễ trồng và chăm sóc, chỉ cần bỏ ra 100 nghìn đồng tiền mua giống là có thể cho thu hoạch 1 sàokhoảng 5 triệu đồng. Giá ớt tăng cao trong những năm gần đây là do thị trường trong và ngoài tỉnh tiêu thụ mạnh, đặc biệt là cung

cấp cho thị trường làm măng ớt tại thị trấn Đồng Mỏ - một trong những đặc sản nổi tiếng ở vùng đất này. Bên cạnh đó, ớt nguyên liệu xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đang rất hút hàng. Nhiều thương lái đã đặt cơ sở ở các địa phương để thu mua.

Ngoài trồng trọt, đồng bào còn chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt… Những năm qua, xã Quang Lang đã tập trung nâng cao chất lượng và số lượng đàn gia súc, gia cầm, hỗ trợ người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời tập trung phát triển giống vật nuôi hiệu quả kinh tế cao như: Bò lai Sind, bò sữa, lợn hướng nạc, gia cầm siêu thịt, siêu trứng… theo hướng bán công nghiệp (Anh Dũng 2015). Công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi cũng luôn được chú trọng. Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi của người Tày ở xã Quang Lang vẫn còn nhiều hạn chế như còn mang tính tự phát, hình thức chăn nuôi chủ yếu là thả rông và nhỏ lẻ theo hộ gia đình, chưa có sự đầu tư phát triển bền vững theo hướng hàng hóa. Việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc nhiều vào thị trường, trên địa bàn xã chưa có chợ đầu mối, cơ sở giết mổ chế biến tập trung. Cùng với đó, chất thải trong chăn nuôi là nguy cơ tiềm ẩn để dịch bệnh phát triển.

Về lâm nghiê ̣p, từ năm 1996 đến đầu năm 2004, huyê ̣n đã tâ ̣p trung chỉ đa ̣o các ngành chức năng, các xã, thị trấn phát triển trồng rừng, tích cực tuyên truyền tới các hô ̣ dân nêu cao ý thức quản lý , bảo vệ diện tích rừng hiện có và đẩy ma ̣nh công tác trồng rừng , giao đất, giao rừng cho bà con nông dân sản xuất - kinh doanh nghề rừng lâu dài và ổn đi ̣nh, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho nhân dân . Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch huyện giao, xã Quang Lang đã nhận và giao cho các thôn được 44.000 cây bạch đàn và 20.000 cây keo. Trồng bạch đàn khoảng 5 - 6 năm mới cho thu hoạch một lần, đồng bào lấy gỗ về để làm ráo, làm hoành trong xây dựng nhà cửa, làm nguyên liệu giấy, ván ép. Thời điểm năm 2011, giá gỗ bạch đàn là 100 nghìn đồng/cây. Thấy được lợi ích kinh tế như vậy nên nhiều gia đình người Tày trong xã đều dành những mảnh rừng của mình cho trồng bạch đàn để mang lại thu nhập.

Đối với nhiều dân tộc ở nước ta hiện nay, đi làm thuê đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến trong phát triển kinh tế. Việc làm thuê là hệ quả tất yếu trong điều kiện thiếu việc làm và nhu cầu nâng cao thu nhập của người dân. Từ bối cảnh trên, khi nhìn vào thực tế của người Tày ở xã Quang Lang, với bình quân ruộng nước mỗi hộ khoảng vài sào, trong khi nương rẫy không đáng kể nên hầu hết các hộ gia đình phải tìm kiếm nguồn thu nhập bằng cách làm thuê dưới nhiều hình thức như làm công nhân trong các nhà máy, khu công nghiệp, làm phu hồ, bốc vác, công nhân, xe ôm, thợ mộc… ở ngay thị trấn Đồng Mỏ và các tỉnh khác như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên... Hoạt động buôn bán, dịch vụ của người Tày đã xuất hiện nhưng còn nhỏ lẻ, manh mún và chủ yếu thuộc về phần đông hộ gia đình người Tày có nguồn vốn lớn, có kinh nghiệm trong kinh doanh. Về cơ bản, những hoạt động này đã phần nào giải quyết được tình trạng dư thừa lao động, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân trong xã. Tuy vậy, các nguồn sinh kế ấy thường không ổn định và dự báo cũng đem lại những rủi ro và thách thức phải đối diện.

- Đặc điểm xã hội

Người Tày sống định cư theo bản làng từ rất lâu đời và cư trú theo lối mật tập. Nằm trong cảnh quan cư trú vùng thung lũng nên làng bản của người Tày thường được tạo lập trong các thung lũng lòng chảo hoặc men theo các triền đồi, mỗi bản có địa vực cư trú, đất đai canh tác riêng. Gia đình của người Tày thuộc loại gia đình nhỏ, phụ hệ. Người đàn ông thường chiếm vị trí trụ cột và có vai trò quyết định các vấn đề về tổ chức sản xuất, các công việc trọng đại và thừa kế tài sản. Mối quan hệ vợ chồng trong gia đình người Tày hiện nay đã có sự bình đẳng hơn như người vợ ngày càng tham gia nhiều vào công tác xã hội hay các hoạt động tìm kiếm việc làm, tăng thêm thu nhập cho gia đình thông qua các hoạt động buôn bán, làm thuê. Bên cạnh đó, những điều cấm kỵ giữa bố chồng, anh chồng với con dâu, em dâu cũng đã được giản lược khiến cho quan hệ trong gia đình trở nên thân thiết hơn. Các hoạt

động đoàn thể, đặc biệt là của Chi hội Phụ nữ đã góp phần tích cực trong việc hòa giải và tuyên truyền nếp sống gia đình văn hóa tới mọi nhà trong thôn.

Dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang trước đây chủ yếu là họ Vi, và họ Lô. Hiện nay còn có thêm một số họ mới như Hoàng, Nông, Trương, Lưu, Lương... Từ trước tới nay, đồng bào vẫn duy trì tập quán tương trợ trong cộng đồng. Trong đó, những người trong dòng họ thường đóng vai trò thiết yếu trong sự tương trợ cả về vật chất và tinh thần trong các hoạt động cưới xin, tang ma, làm nhà và các dịp lễ tết.

- Đặc điểm văn hóa

Ngôi nhà truyền thống của người Tày ở xã Quang Lang là nhà trình tường và nhà sàn. Nhà trình tường trước đây với nguyên liệu chủ yếu bằng đất nên thường không giữ được vệ sinh, nhất là trong mùa mưa lũ. Từ những năm 1980 trở lại đây, số lượng các ngôi nhà truyền thống ngày càng vắng bóng do thiếu nguyên liệu làm nhà và không còn phù hợp với thị hiếu của người dân. Thay vào đó là những ngôi nhà xây cấp 4 lợp ngói hoặc pro-xi- măng.Những năm gần đây, ở cả hai thôn Khun Phang và Làng Đăng có khoảng 35 ngôi nhà 2-3 tầng mọc lên. Đây chủ yếu là nhà của những người ở thị trấn mới về mua đất, dựng nhà sinh sống tại xã và một số gia đình trong thôn làm kinh doanh, buôn bán hoặc công chức nhà nước.

Trang phục cổ truyền của đồng bào là áo dài vải chàm, cài cúc bên phải, thắt lưng, dùng đồ nữ trang bằng bạc. Do bất tiện trong quá trình lao động sản xuất nên đã từ lâu, họ mặc quần áo giống người Kinh. Cũng giống như nhiều vùng Tày khác, bộ trang phục truyền thống của người Tày ở đây chỉ được mặc vào những dịp lễ hội, văn nghệ và được các bà Then mặc khi đi hành nghề (Phạm Thị Thu Hà 2008). Thanh niên người Tày ở đây có xu hướng ăn mặc, làm tóc theo các mốt thời trang thịnh hành.

Với bản sắc là cư dân nông nghiệp, người Tày có tập quán ăn cơm. Lương thực gồm có gạo nếp, gạo tẻ, ngô, khoai, sắn... Thực phẩm dùng trong

bữa ăn hàng ngày chủ yếu là rau xanh tự trồng hay thu hái trên rừng và món ăn thường xào nhiều mỡ. Người phụ nữ Tày ở xã Quang Lang rất đảm đang trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay (Trang 29 - 37)