.1 Hỗ trợ trong đám cưới của gia đình ông Hoàng Văn Tnăm 2001

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay (Trang 74 - 76)

Stt Danh sách những ngƣời trợ

giúp

Quan hệ với gia chủ

Số tiền và vật phẩm đƣợc

hỗ trợ

Hình thức

1 Hoàng Thị S Em gái ruột của bố đẻ gia chủ.

1 đôi gà. Cho

2 Hoàng Thị D Em gái ruột của gia chủ

2 đôi gà Cho 3 Hoàng Thị L Em gái ruột 500 nghìn Cho vay

15kg gạo nếp Cho 4 Hoàng Thị S Chị gái ruột 1 triệu Cho vay 5 Lô Văn H Em rể gia chủ. 40 kg lợn Cho vay 6 Vi Văn T Em con cô của gia

chủ

1 triệu Cho vay

7 Vi Thị T Em gái vợ gia chủ 500 nghìn Cho vay 8 Vi Thị Th Em gái vợ gia chủ 50 lít rượu Cho vay 9 Vi Thị Th Em gái vợ gia chủ 20 lít rượu Cho vay 10 Hoàng Văn T Con ông bác gia

chủ

40kg gạo nếp Cho vay 11 Hoàng văn T Con ông bác của

gia chủ

30 kg gạo tẻ Cho vay

Qua bảng 3.1, ta thấy rằng sự hỗ trợ, chia sẻ của dòng họ vẫn rất quan trọng. Sự giúp đỡ này phần nào góp phần giảm bớt gánh nặng công việc cho gia chủ khi có lo công việc lớn, đồng thời thể hiện mối quan hệ trong dòng họ người Tày. Thời điểm 2001, đời sống kinh tế của người Tày Quang Lang chỉ đang bắt đầu thay đổi, còn gặp rất nhiều khó khăn, để tổ chức một công việc lớn như đám cưới rất cần đến sự tương trợ của các gia đình trong dòng họ và hàng xóm. Sự giúp đỡ có cả từ hai phía họ nội và ngoại, nhưng họ nội vẫn chiếm tỉ lệ lớn hơn trong sự tương trợ, giúp đỡ các gia đình. Riêng họ thông gia qua khảo sát sự giúp đỡ còn hạn hẹp, chủ yếu là họ đến dự bữa cơm thân mật và có món quà nhỏ bằng tiền mặt chúc mừng gia đình.

Ngoài sự hỗ trợ, các gia đình trong dòng họ vẫn dành ra những khoản tiền nhỏ để mừng hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Vào thời điểm 2001, số tiền trung bình họ hàng mừng gia chủ khoảng từ 50 nghìn đến 100 nghìn, hàng xóm khoảng 20 nghìn đến 30 nghìn. Số tiền mừng hạnh phúc là một nguồn vốn nhỏ để đôi vợ chồng trẻ bắt đầu với một cuộc sống mới.

Hiện nay, để tổ chức đám cưới sự hỗ trợ của dòng họ vẫn luôn được duy trì. Tuy nhiên, do cuộc sống của người Tày Quang Lang đang dần được cải thiện và nâng cao nên để tổ chức một đám cưới không khó khăn như trước. Hầu như nhiều gia đình đã đều tự chuẩn bị được về tiền, lương thực, thực phẩm cần thiết cho một đám cưới. Năm 2014 gia đình ông Vi Văn Ph, thôn Làng Đăng, là gia đình tự nhận là có mức sống trung bình, khi tổ chức đám cưới cho con gái ngoài sự chuẩn bị của gia đình, bác còn nhận được sự giúp đỡ từ các gia đình trong dòng họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay (Trang 74 - 76)