Biến đổi quan hệ dòng họ trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay (Trang 100 - 105)

Chƣơng 2 : Dòng họ của ngƣời Tày ở xã Quang Lang

4.1.2Biến đổi quan hệ dòng họ trong sản xuất nông nghiệp

4.1. Biến đổi quan hệ dòng họ trong hoạt động kinh tế

4.1.2Biến đổi quan hệ dòng họ trong sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp đến nay vẫn là ngành kinh tế chủ đạo trong đời sống của người Tày Quang Lang, với nhiều hoạt động như canh tác lúa nước vùng thung lũng, kết hợp với canh tác nương đồi, trồng rừng, chăn nuôi…Những công việc này đòi hỏi phải có sức lao động và nhiều người cùng tham gia. Chính vì vậy, người Tày từ xưa đã có truyền thống anh em họ hàng thường đi “làm hộ, làm giúp hay đổi công” cho nhau khi có công việc.Tập quán tốt đẹp này người Tày gọi là tục “giúp công” (vàn công) hay “giúp sức” (vàn rèng). Đây là những hoạt động mang tính tự nguyện, dựa trên mối quan hệ anh em họ hàng và cùng đem lại lợi ích cho nhau. Qua đó, một mặt giúp đỡ nhau cùng giải quyết công việc, mặt khác tạo nên sự đoàn kết, chia sẻ, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong anh em họ hàng.

Trong hoạt động trồng trọt:

Người Tày là cư dân lấy hoạt động trồng trọt làm hoạt động kinh tế chính, đồng bào đã khai thác vùng thung lũng, đồi núi thành những cánh

đồng, nương rẫy, vườn đồi, rừng núi với nhiều loại nông sản. Vì sinh sống trên điều kiện địa hình tự nhiên đa dạng như vậy, hoạt động sản xuất trồng trọt được diễn ra quanh năm từ trồng lúa, đến trồng hoa màu, cây ăn quả, trồng rừng...

Trước đây, hoạt động trồng trọt của người Tày chủ yếu với hai nhóm cây trồng là lúa và cây hoa màu ngắn ngày. Cũng như các cư dân nông nghiệp khác, trước thời kỳ hợp tác hoá, sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, các loại phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật còn chưa phổ biến. Vì vậy, họ canh tác chủ yếu bằng sức lao động của mình, từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm bón cho đến thu hoạch nênhoạt động các gia đình trong dòng họ thường tham gia đổi công, làm giúp cho nhau.Đặc biệt, trong thời gian mùa màng gieo trồng và thu hoạch, anh em họ hàng cùng nhau tập trung làm cho từng nhà, hết nhà này qua nhà khác. Thông thường nhà chủ sẽ làm cơm mời những người đến làm giúp và có trách nhiệm đi làm giúp lại cho những gia đình đó. Cũng có nhiều trường hợp đi làm giúp nhau mà không cần trả công lại. Tập quán này đã giúp cho nhiều hộ gia đình làm kịp mùa vụ, đồng thời tình cảm anh em sau những ngày chung sức đồng lòng càng được bồi đắp, vun vén, gắn bó hơn.“Trước đây, đến mùa gieo trồng, thu hoạch các gia đình trong

dòng họ thường tập trung làm giúp hoặc đổi công cho nhau, họ làm từ nhà này qua nhà khác, không khí mùa vụ nhộn nhịp, cày, bừa, cấy, gặt nhanh lắm”(bà Vi Thị T, 83 tuổi).

Từ khi bước vào làm ăn hợp tác xã,mọi khâu tổ chức quản lý, phân công, lao động đều do Ban chủ nhiệm điều hành các thành viên trong hợp tác xã. Tập quán giúp sức, đổi công trong thời kỳ này bị lu mờ thay vào đó là tinh thần làm ăn tập thể. Phải đến sau Đổi mới, với sự giải thể hợp tác xã, gia đình trở về là một đơn vị kinh tế độc lập thì sự giúp đỡ, hỗ trợ của anh em họ hàng trong sản xuất, trồng trọt lại được khôi phục nhưng có nhiều thay đổi.

Ngày nay, ở người Tày đã diễn ra sự đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vừa đáp ứng nhu cầu lương thực, vừa tạo ra sản phẩm hàng hóa. Trong vài thập kỷ

gần đây, với sự thay đổi tư duy, người Tày đã biết ứng dụng các giống lúa và hoa màu mới phù hợp vào từng loại đất cho năng suất cao. Bên cạnh kết hợp kỹ thuật canh tác truyền thống như xen canh, luân canh, gối vụ... những tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp như giống cây trồng, công cụ sản xuất, phân bónvà thuốc bảo vệ thực vật được chú trọng.Hệ thống mương máng, thuỷ lợi được xây dựng đã xóa bỏ nhiều diện tích lúa một vụ. Nhiều gia đình đã mua sắm máy bơm nước, máy cày, máy gặt…vừa giải phóng sức lao động, vừa có hiệu quả cao (Viện Dân tộc học, năm 1992, tr.80). Nhờ vậy, hoạt động trồng trọt không còn chiếm nhiều thời gian, công sức của người dân. Thay vì họ chỉ chuyên tâm canh tác nông nghiệp như trước đây, họ còn đa dạng hoá các hoạt động kinh tế khác để cải thiện đời sống, tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Qua khảo sát thực địa, hiện nay cùng với những thay đổi đó, tập quán giúp công, giúp sức trong nông nghiệp vẫn được duy trì, nhưng không còn được thường xuyên như trước nữa. Mỗi khi bắt đầu mùa vụ, chỉ còn một vài gia đình trong họ, có thể là bên nội và cả bên ngoại cùng đến làm giúp lẫn nhau từ khâu làm đất, gieo trồng, cho đến thu hoạch. Mùa cấy hay gặt lúa, những gia đình neo đơn, làm ăn buôn bán thường nhờ họ hàng đến làm giúp 1 hoặc 2 buổi, chủ nhà chỉ cần lo cơm nước cho người làm giúp. Còn lại đa phần các gia đình tự làm hoặc nếu có điều kiện thì đi thuê. Những hộ đi thuê nhân công thường là các gia đình có thành viên là công nhân viên chức hoặc làm kinh doanh dịch vụ ở ven đường.

Ngoài hỗ trợ công sức trong trồng trọt, anh em trong dòng họ người Tày Quang Lang còn trợ giúp nhau về cây con giống, phân bón, thuốc trừ sâu… Trước đây khi chưa có sự phát triển của khoa học công nghệ, các giống lúa hay cây hoa màuthường được bà con chọn từ những giống tốt nhất của vụ này để lại cho năm sau gieo cấy. Vậy nên các gia đình trong dòng họ có giống tốt họ thường chia sẻ cho nhau. Họ có thể cho nhau khi thì vài cân thóc giống, vài cân lạc, vài cái bắp ngô giống.

Trong 10 năm trở lại đây, việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng một số loại cây như dưa hấu, khoai tây, ớt nhằm sản xuất hàng hoá để bán ra thị trường đã cuốn người dân nơi đây vào chuỗi sản xuất thị trường. Để trồng các cây hàng hoá này, người dân thường phải mua giống ở ngoài thị trường. Trong chuỗi sản xuất này, khó khăn thách thức lớn với người dân ở đây là họ chưa có kiến thức về thị trường. Khi trồng dưa hấu, họ trồng ồ ạt mà chưa tìm hiểu nhu cầu của thị trường tiêu thụ dẫn tới tình trạng ế và phải vứt hàng loạt. Khi trồng khoai tây, họ ký hợp đồng thu mua với một số công ty nhưng không tham khảo các điều khoản chặt chẽ nên không nắm được quy chuẩn về kỹ thuật, quy cách trồng, giống khoai tây chuẩn dẫn tới việc trồng ra nhưng công ty không mua và phải bán khoai tây với mức “rẻ như cho” hoặc dùng làm thức ăn chăn nuôi. Cây ớt gần đây cũng đang phải chịu tình trạng bấp bênh về giá cả thị trường và nguy cơ sâu bệnh khiến người dân phải nghĩ đến việc có thể phải tiếp tục chuyển đổi cây trồng khác. Điều này đặt ra vấn đề là người dân nơi đây cần được tiếp cận thông tin thị trường, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, bảo quản nông sản và tiêu thụ nông sản trong bối cảnh mới. Với thách thức mới trong sản xuất này, sự trợ giúp của các thành viên trong dòng họ còn hạn chế bởi đa phần người dân đều còn bỡ ngỡ với thị trường, còn gặp khó khăn về các nguồn vốn. Trong khi đó, các chương trình khuyến nông, khuyến lâm ở địa phương chưa thực sự phát huy được vai trò hỗ trợ cho người dân.

Chăn nuôi:

Ở người Tày Quang Lang, chăn nuôi tương đối phát triển với nhiều loại gia súc như trâu, bò, gà, lợn, ngan, vịt… Trước đây, chăn nuôi không phải phục vụ cho mục đích kinh tế, mà cho nhu cầu ăn uống, lễ nghi và sản xuất. Mỗi gia đình cũng có ít nhất một con trâu, vài con lợn, con gà…để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Trước Đổi mới, để có những con vật nuôi này làm giống là rất khó khăn đối với người Tày. Thường các gia đình có con giống đầu tiên sẽ bán lại cho anh em họ hàng thân thích, chủ yếu theo hình thức “bán chịu” cho nhau để làm vốn. Món nợ sẽ được trả dần theo thỏa thuận của

đôi bên. “Ngày xưa, để mua được một con trâu, con bò vô cùng khó khăn. Anh em trong dòng họ có trâu bò con thường bán cho nhau, bán chịu trả dần chứ cũng không có tiền trả ngay” (bà Vi Thị Q, 86 tuổi). Đây cũng là sự

tương trợ quan trong đối với người Tày, ngoài giúp đỡ nhau về nguồn vốn, còn là nguồn động lực linh thần to lớn để anh em trong dòng họ cùng cải thiện và nâng cao đời sống.

Đến nay, chăn nuôi được chú trọng và phát triển tương đối mạnh với nhiều loại gia súc, gia cầm khác nhau (trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan…). Mỗi gia đình Tày ở Quang Lang thường nuôi khoảng 20 con gà vịt để phục vụ nhu cầu của gia đình và bán ra thị trường khi cần. Chăn nuôi lợn, mặc dù không không phát triển mạnh do những năm qua dịch bệnh nhiều nhưng vẫn duy trì ở khoảng 80% các hộ gia đình với tổng số 230 con của cả hai thôn. Do diện tích chăn thả của người dân ngày một thu hẹp, trong sản xuất nông nghiệp máy móc đang được sử dụng rộng rãi nên việc sử dụng sức kéo của trâu bò không còn quan trọng như trước. Chỉ còn hơn 10 hộ ở hai thôn nuôi trên 110 con trâu, 40 con dê để bán lấy thịt ra thị trường và để cày bừa ở những chân ruộng nhỏ hẹp, máy móc không vào được.Với hình thức nuôi nhốt chuồng, có sử dụng thức ăn công nghiệp và giống chăn nuôi cũng khá đắt đỏ nên đối với nhiều gia đình có mức sống trung bình ở Quang Lang, vốn đầu tư cho chăn nuôi cũng khá lớn với họ và đôi khi họ cần phải vay vốn. Trong số 140 hộ được điều tra ở Quang Lang, ngoài 44 hộ gia đình vay tiền của các quỹ tín dụng, ngân hàng, có 10 hộ gia đình vay mượn tiền của anh em họ hàng năm 2015 để làm vốn sản xuất và giải quyết các công việc cần thiết trong gia đình.

“Ngày nay, chăn nuôi không còn đơn giản như trước nữa, phải có chuồng trại, thức ăn công nghiệp, gia đình nào chăn nuôi nhiều thường phải bỏ ra một nguồn vốn khá lớn. Nhiều gia đình không có điều kiện phải nhờ anh em họ hàng giúp, nếu không thì vay ngân hàng” (ông Lô T, 92 tuổi).

Nếu như trước đây sự hỗ trợ chỉ có một nguồn duy nhất là anh em họ hàng, thì nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với các hộ nông

dân để phát triển chăn nuôi họ có thể vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế ở người Tày khi cần nguồn vốn đầu tiên họ sẽ nhờ anh em họ hàng giúp trước. Phải khó khăn lắm họ mới vay theo chính sách của nhà nước. Vì sự hỗ trợ của anh em họ hàng không bị ràng buộc, không có qui định và đặc biệt hơn là không phải trả lãi suất. Anh em đôi bên sẽ tự thỏa thuận cho “vừa lòng” nhau. Ngược lại, để vay được vốn ngân hàng họ phải làm thủ tục giấy tờ rườm rà, khâu thẩm định xét duyệt khó khăn, cộng thêm các qui định nghiêm ngặt nên họ “ngại” vay ngân hàng. “Cùng lắm thì chúng tôi mới vay của ngân hàng, nhiều thủ tục và qui

định, chẳng hạn như đến ngày trả lãi suất hàng tháng thì phải trả đúng ngày qui định, nếu trả chậm sẽ bị phạt…” (bà Lô Thị H, 57 tuổi).

Như vậy, có thể thấy từ xưa đến nay sự hỗ trợ của dòng họ trong các hoạt động kinh tế nông nghiệp vẫn luôn đóng vai trò quan trọng. Dòng họ luôn là điểm tựa cho người Tày khi thiếu thốn khó khăn, họ luôn giúp đỡ nhau bằng tấm lòng, tình cảm. Nhờ vậy, mối quan hệ dòng họ trong cộng đồng tương đối khăng khít, gắn bó bền chặt. Tuy nhiên, hiện nay, trong điều kiện kinh tế hộ gia đình ở đây đang chuyển đổi theo hướng tăng cường sản xuất hàng hoá bán ra thị trường, các hình thức trợ giúp một phần nhân công, vốn sản xuất trên chỉ mang tính tương trợ cho sản xuất quy mô nhỏ. Để thực sự đầu tư sản xuất với quy mô lớn, mang lại hiệu quả cao, người dân cần nhiều nữa các nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ từ nhiều phía.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay (Trang 100 - 105)