Tổ chức dòng họ ngƣời Tày xã Quang Lang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay (Trang 46 - 52)

Chƣơng 2 : Dòng họ của ngƣời Tày ở xã Quang Lang

2.3. Tổ chức dòng họ ngƣời Tày xã Quang Lang

- Sự phân bố cư trú:

Dòng họ của người Tày có sự phân bố theo nguyên lý huyết thống. Xưa kia, thành viên dòng họ thường sinh sống tụ cư ở một địa điểm. Nhiều thôn chỉ có một dòng họ sinh sống. “Người Tày Quang Lang từ xưa thường sinh

sống tập trung theo dòng họ. Ví như thôn làng Đăng trước đây chỉ có một dòng họ Vi, thôn Khun Phang hai dòng họ Lô, Vi, mỗi họ sống tụ cư thành từng cụm riêng biệt” (bà Vi Thị V, 79 tuổi). Cách tụ cư này giống như cách

tụ cư của nhiều làng Việt dưới xuôi – như Nguyên Xá, Đào xá Trịnh Xá, tức là làng của các dòng họ Nguyễn, họ Đào, họ Trịnh (Bế Văn Hậu 2012). Nếu trong làng có từ hai họ trở lên thì mỗi họ sẽ cư trú tập trung thành từng cụm. Sau bối cảnh đổi mới đất nước (1986), cùng với quá trình giao lưu và hội nhập, trong làng bản của người Tày đã có nhiều dòng họ khác về sinh sống, lập nghiệp. Do vậy, sự cư trú đan xen giữa nhiều dòng họ đã được thiết lập. Rất ít dòng họ còn giữ nguyên được một làng bản cho riêng họ của mình.

Thực tế cho thấy thôn Làng Đăng ban đầu chỉ có dòng họ Vi sinh sống. Nhưng khoảng 30 năm trở lại đây đã có thêm một số dòng họ khác như: Trịnh, Hoàng, Lương, Nguyễn, Lý. Thôn Khun Phang là sự góp công khai hoang, lập làng của hai dòng họ Vi, Lô. Trải qua nhiều năm đến nay thôn đã có khoảng trên mười họ về định cư như: Hoàng, Lương, Nguyễn, Hà, Lưu, Trần, Lê, Nông… Đến nay, các “dòng họ gốc” ngoài có số lượng lớn các hộ gia đình trong thôn còn có uy tín, tiếng nói cao trong cộng đồng, có nhiều thành viên tham gia vào công tác quản lý cộng đồng.

Bảng 2.1: Số hộ gia đình thuộc các dòng họ trên địa bàn nghiên cứu

Stt Thôn Làng Ðăng Thôn Khun Phang

Dòng họ Số hộ Dân tộc

Dòng họ Số hộ Dân tộc

1 Vi 110 Tày Lô 23 Tày

2 Hoàng 5 Tày Vi 22 Tày

3 Nguyễn 5 Kinh Hoàng 2 Tày

9 Nùng

4 Trịnh 1 Tày Nguyễn 8 Kinh

5 Lương 1 Tày Lương 2 Tày

7 Lý 1 Tày Trần 3 Kinh 8 Nông 3 Nùng 9 Bùi 2 Kinh 10 Vũ 1 Kinh 11 Lê 2 Kinh 12 Lý 2 Nùng 13 Lăng 1 Nùng 14 Hà 1 Kinh 15 Ngô 1 Kinh 16 Ðinh 1 Kinh Tổng 123 hộ 83 hộ

Nguồn: Tài liệu điền dã tháng 6 năm 2016.

Cách sinh sống tụ cư của người Tày Quang Lang trước đây không chỉ do địa hình qui định, mà quan trọng hơn là do yếu tố lịch sử, dòng họ nào đến “khai sơn, phá thạch” đầu tiên sẽ lập nên làng bản. Đặc biệt hơn là do tâm lý “Họ chín đời còn hơn mười người dưng”. Nhiều hộ gia đình sinh sống gần nhau để tiện cho việc đi lại, hỏi thăm nhau lúc ốm đau bệnh tật, giúp đỡ nhau

làm ăn. Những dòng họ đến sinh sống trước, sẽ chọn cho mình vị trí ở trung tâm làng, có đất đai màu mỡ phì nhiêu hơn. Dòng họ đến sau, sẽ khai phá mảnh đất còn lại, sinh sống xa trung tâm của thôn hơn.

Hiện nay, qua khảo sát hai điểm nghiên cứu do vị trí địa lý, điều kiện giao thông nên hai thôn có sự khác nhau về phát triển kinh tế và sự đan xen giữa các dòng họ. Thôn Làng Đăng do điều kiện không gần trung tâm thị trấn và đường quốc lộ nên đến nay trong thôn dòng họ Vi vẫn chiếm hơn 90% dân số, rất ít dòng họ khác đến sinh sống. Nếu có chủ yếu là do ở rể, sống trên đất nhà vợ. Ngược lại, thôn Khun Phang do vị trí gần thị trấn Đồng Mỏ, gần đường tàu, ga tàu lửa và có đường quốc lộ chạy qua nên ngoài hai dòng họ gốc (họ Vi và họ Lô), đến nay có thêm 15 dòng họ khác về đây sinh sống, lập nghiệp. Các hộ đến định cư sau này đa phần là cán bộ công nhân viên chức và những người có tiền về mua đất mặt đường để kinh doanh, buôn bán.

- Họp họ:

Một trong những dịp thể hiện rõ mối quan hệ khăng khít của các dòng họ người Tày là ngày họp họ, được tổ chức hàng năm vào dịp sau tết ông công ông táo đến trước Tết Nguyên Đán. Khác với người Kinh và nhiều dân tộc khác, ngày họp họ của người Tày bao gồm tất cả các thành viên, không phân biệt nam nữ. “Ngày họp họ của người Tày tổ chức luôn đông đủ các thành viên, không phân biệt nam nữ như ở các dân tộc khác” (ông Vi Khánh

Y, 81 tuổi). Đây là dịp để các thành viên trong họ đi viếng thăm, tu sửa, dọn dẹp, thắp nén nhang tưởng nhớ, biết ơn ông bà tổ tiên và mời tổ tiên về ăn tết, đón năm mới cùng các gia đình. Vào dịp này, con cháu dù có ở xa nơi đâu cũng nhớ để tảo mộ gia tiên, đồng thời về cùng ăn bữa cơmvới dòng họ, gia đình, kể cho nhau nghe chuyện làm ăn, chuyện gia đình, chuyện con cái…

Ngày họp họ,các cụ già cùng với trưởng họ sẽ chỉ bảo cho con cháu ở xa hoặc những người mới đến tuổi trưởng thành biết đến vị trí của các ngôi mộ trong dòng họ. Mục đích to lớn của ngày này là nhắc cho con cháu biết

đến cụ tổ và mồ mả của tổ tiên trong dòng họ. Giáo dục con cháu nhớ về cuội nguồn, gốc gác “con chim có tổ, con người có tông”.

Đồng thời, họp họ là dịp các dòng họ tiến hành việc “khớp phả”. Các chi trong họ sẽ đem gia phả của từng chi để nhập vào gia phả lớn của dòng tộc. “Mỗi năm một lần, ngày họp họ các chi trong họ phải đem cuốn gia phả

của chi đến khớp vào gia phả lớn của dòng họ, để biết được ai mới được sinh ra, ai mất đi” (ông Lô Đức Tr, 64 tuổi). Đây là việc làm quan trọng không thể

thiếu trong ngày này, nhằm mục đích thông báo cho cả họ tộc biết về sự thay đổi số lượng thành viên trong họ. Qua đó, nhắc nhở con cháu thế hệ sau về mối quan hệ, thứ bậc và dăn dạy con cháu mới lớn để tránh hôn nhân trong họ hàng.

Ngày họp họ của người Tày nơi đây còn là ngày để báo cáo tổng kết cuối năm về công việc và cuộc sống của các gia đình trong họ. Đánh giá khen thưởng các gia đình tiến bộ và khiển trách rút kinh nghiệm các gia đình có người vi phạm pháp luật, gây xung đột, xích mích trong gia đình và cộng đồng.

Họp họ là công việc thường niên hàng năm của người Tày Quang Lang. Họp họ thường gắn với tảo mộ tổ tiên. Thông qua họp họ tạo nên một mối quan hệ gắn kết hơn trong anh em dòng họ. Khác với người Tày nơi khác thường tổ chức họp họ vào dịp tết thanh minh, người Tày Quang Lang chỉ tổ chức vào dịp trước Tết Nguyên Đán. Họ cũng không có truyền thống tổ chức ăn tết thanh minh như người Tày các vùng khác.

- Về cơ sở thờ tự:

Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng truyền thống của người Tày. Người Tày coi trọng ngày mất của tổ tiên hơn ngày sinh rất nhiều. Ngày mất buộc con cháu phải nhớ và ghi trong gia phả, lấy đó là ngày giỗ tổ tiên. Mỗi gia đình có một bàn thờ tổ tiên riêng. Trên bàn thờ chỉ thờ duy nhất một bát hương chung cho cả tổ tiên, những người đã mất. Trường hợp, khi ông bà, bố mẹ chưa mất mà con cháu không may mất trước thì sẽ phải đặt bàn thờ thấp

hơn ở bên cạnh bàn thờ tổ tiên. Chỉ khi nào ông bà, bố mẹ mất thì người con, người cháu đó mới được đặt lên thờ chung trên bàn thờ gia tiên.

Trong mỗi gia đình, ngoài thờ cũng tổ tiên, thờ cúng ông công, ông táo cũng là một tín ngưỡng quan trọng. Người Tày thường thờ cúng ông táo ở phía trên bếp nấu, bằng một tấm ván và ống tre để cắm hương. Đồng thời, xây một nơi thờ tự nhỏ, dưới gốc cây lớn để thờ cúng thổ công. Người Tày Quang Lang ít lập bàn thờ mụ như người Tày vùng khác và người Nùng. Chỉ khi đứa trẻ sinh ra hay quấy khóc, ốm đau bệnh tật thì họ mới lập bàn thờ mụ.

Ngoài thờ cúng trong gia đình, người Tày cũng rất coi trọng việc thờ cúng ở nhà trưởng họ. Họ quan niệm đây là “nhà gốc”. Trưởng họ là người đứng ra tổ chức giỗ họ. Bàn thờ nhà trưởng họ sẽ lớn, trang hoàng hơn so với bàn thờ gia đình.

Hiện nay, nhờ sự cải thiện điều kiện kinh tế, dưới tác động của quá trình phục hồi các lễ nghi của người Kinh, người Tày Quang Lang đã và đang có kế hoạch xây dựng nhà thờ họ để thờ phụng tổ tiên. Điển hình là dòng họ Lô thôn Khun Phang đã xây dựng được nhà thờ họ, lấy đó là cơ sở thờ tự và cũng là nơi sinh hoạt chung của cả dòng họ. Qua khảo sát, các dòng họ khác đều ấp ủ trong mình mong muốn xây dựng được nhà thờ họ. “Chúng tôi cũng

luôn mong muốn xây dựng được nhà thờ họ giống như người Kinh để thuận tiện cho việc thờ cúng tổ tiên, sinh hoạt dòng họ” (ông Lô T, 92 tuổi).Tuy

nhiên, vì một số lý do nên ý tưởng xây dựng cơ sở thờ tự của các dòng họ mới dừng lại ở họp bàn. Đến nay, việc xây dựng nhà thờ họ ngoài giá trị mối liên hệ tinh thần dòng họ, còn là sự thể hiện “thực lực” và điều kiện kinh tế của dòng họ với cộng đồng.

Các dòng họ người Tày Quang Lang đến nay đều có gia phả, do trưởng họ cất giữ. Gia phả được xem như tài liệu quan trọng, thậm chí còn là tài sản văn hóa quý giá đối với dòng họ. Gia phả giúp cho các thành viên trong họ xác định được tổ tiên và nguồn gốc, bản quán của mình từ đâu. Gia phả ghi chép những người có thành tích xuất sắc, giữ chức vụ trong làng xã, làm thầy

cúng, thầy thuốc trong họ để nêu gương con cháu học tập noi theo. Việc ghi chép gia phả cho dòng họ xưa đòi hỏi phải là người rất giỏi chữ Hán, hiểu biết mọi phong tục, tập quán, lễ nghi trong dòng họ, cộng đồng. Tuy nhiên, do chiến tranh, loạn lạc, cũng như nhiều cuộc cải biến xã hội nên đến nay hầu hết các bản gia phả đó đã bị mất hoặc thất lạc. Chỉ duy nhất dòng họ Lô thôn Khun Phang còn giữ lại được bản gia phả bằng chữ Hán của tổ tiên. Để ghi nhớ công ơn sinh thành của tổ tiên, hiện nay nhiều dòng họ đã tự xây dựng, khôi phục lại gia phả của dòng họ mình bằng chữ phổ thông. Tiêu biểu là dòng họ Vi thôn Làng Đăng.

Đến nay các dòng họ đã xây dựng được khu nghĩa địa riêng theo từng chi họ. Trong khu nghĩa địa của dòng họ thường được sắp xếp theo tầng bậc, thế hệ. Những người ở thế hệ trước được an táng xây mộ ở tầng cao phía đỉnh núi, những người thế hệ sau được xây mộ phía thấp chân núi. Việc xây dựng mộ tổ có một ý nghĩa tâm linh đặcbiệt với người Tày Quang Lang. Thể hiện tấm lòng nhớ ơn thành kính của con cháu đối với tổ tiên đã khuất của dòng họ. Đồng thời,với người Tày Quang Lang tổ tiên là cội nguồn gốc rễ, dù họ đã mất đi nhưng luôn dõi theo phù hộ, độ trì cho con cháu. “Xây dựng mả tổ

luôn đươc dòng họ đặt lên làm nhiệm vụ hàng đầu, nó mang ý nghĩa tâm linh to lớn, thể hiện tấm lòng nhớ ơn thành kính của con cháu” (ông Vi Văn Ph,

47tuổi).Vì vậy, những năm gần đây trong các dòng họ đều họp bàn và cùng nhau đóng góp để xây dựng mộ tổ. Hầu hết các dòng họ đã xây dựng được mả tổ, tuy không lộng lẫy, to lớn như mộ tổ của nguời Kinh vùng đồng bằng nhưng cũng đủ để minh chứng cho tinh thần anh em họ tộc và lòng biết ơn “uống nước nhớ nguồn” của người Tày Quang Lang.

- Quan hệ giữacác gia đình trong dòng họvà giữa các dòng họ với nhau: Gia đình chính là một bộ phận cấu thành nên họ hàng. Dòng họ là một thiết chế xã hội, bao gồm nhiều gia đình, dù là gia đình lớn hay gia đình nhỏ, dù là gia đình mẫu hệ hay gia đình phụ hệ (Phan Hữu Dật, 1999). Quan hệ

giữa các gia đình trong dòng họ là quan hệ giữa những người có cùng chung huyết thống và cùng thờ chung một tổ tiên.

Quan hệ giữa các gia đình là sự gắn kết các thành viên thông qua các hoạt động như: thờ cúng tổ tiên, đám ma, đám cưới, đám giỗ, làm nhà… và ngay cả trong cuộc sống thường ngày. Khi bất kì gia đình nào trong họ có công việc lớn nhỏ, anh em họ hàng đều giúp đỡ về cả vật chất lẫn tinh thần và trưởng họ sẽ là người đứng đầu lo sắp xếp, chỉ đạo công việc.

Trong dòng họ khi có người làm việc tốt, làm ăn kinh tế giỏi, con cháu học hành thành đạt, mọi thành viên trong họ đều vui mừng, tự hào và khen ngợi. Nhưng ngược lại, thành viên trong họ vướng vào tệ nạn xã hội, xích mích với dòng họ khác, anh em trong dòng họ góp ý, phê bình và đứng ra hòa giải.

Ngoài quan hệ trong họ hàng, người Tày Quang Lang cũng rất chú trọng quan hệ với dòng họ khác trong cộng đồng. Họ quan niệm “sống nhờ

làng, sang nhờ họ”, vậy nên các dòng họ trong cộng đồng đều rất đoàn kết,

tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, cũng như trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, nhất là khi có công việc (đám cưới, đám ma…) hay khi hoạn nạn, khó khăn.

Trước đây, trong một bản hầu hết đều là người Tày sinh sống nên quan hệ đồng tộc được đề cao. Cùng với quan niệm hôn nhân trong cùng một dân tộc, các dòng họ người Tày thường gả con cho nhau, do vậy quan hệ giữa các dòng họ càng gắn bó khăng khít hơn. Hiện nay, trong bối cảnh đổi mới, hội nhập và giao lưu, nhiều dòng họ, nhiều dân tộc từ nơi khác chuyển về làm ăn, sinh sống, quan hệ giữa các dòng họ trở nên đa dạng và phức tạp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay (Trang 46 - 52)