Những thành công và hạn chế trong việc xây dựng lực lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng và tổ chức lực lượng bộ đội đường trường sơn từ năm 1959 đến năm 1968 (Trang 108 - 117)

đội đường Trường Sơn

* Thành cơng

Trong q trình 10 năm (1959 - 1968), cùng với sự phát triển của tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, lực lượng bộ đội Đồn 559 đã có bước trưởng thành nhanh chóng theo đà phát triển của cách mạng miền Nam và hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ mở đường, vận chuyển, bảo đảm hành quân, bảo đảm giao thông, đánh địch, giúp bạn... Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng quá trình xây dựng và phát triển lực lượng bộ đội Trường Sơn đã đạt được những thành công rất to lớn.

Trước hết, trên mặt trận vận chuyển chiến lược, các lực lượng bộ đội Trường Sơn đã phát triển từ quy mô nhỏ đến lớn, thô sơ đến cơ giới, từ một phương thức lên nhiều phương thức tổng hợp, từ phân đội nhỏ tiến lên các đơn

vị lớn, gồm nhiều binh chủng hợp thành.

Trong giai đoạn đầu 1959 - 1964, khi mới thành lập, Đồn 559 chỉ có Tiểu đồn 301 làm nhiệm vụ xoi đường, mở tuyến, gùi thồ một số hàng, đưa đón một số cán bộ, chiến sĩ từ miền Bắc vào miền Nam. Do điều kiện chưa cho phép,

Đoàn tổ chức lực lượng thành từng phân đội nhỏ với trang phục đồng hóa với dân địa phương, mọi hoạt động phải theo phương châm tuyệt đối bí mật.

Trong giai đoạn sau, từ năm 1965 đến năm 1968, phong trào cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ, nhu cầu chi viện của chiến trường ngày càng lớn, trong khi đó địch tổ chức đánh phá ngăn chặn quyết liệt cả trên không và mặt đất. Phương thức tổ chức lực lượng như trong giai đoạn đầu khơng cịn phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Giai đoạn này, Đoàn 559 thành lập các binh trạm, phát triển nhiều đơn vị gồm nhiều binh chủng hợp thành: vận tải, bộ binh, công binh, phịng khơng..., lấy quan điểm cách mạng tiến cơng làm nền tảng tư tưởng chỉ đạo hành động. Các binh chủng vận dụng cách sáng tạo tư tưởng tiến công cách mạng, phát huy tối đa khả năng và hiệu quả chiến đấu.

Lực lượng cầu đường đã nguyện làm “tường đồng, vách sắt” kiên quyết bám trụ, giành giật từng thước đường. Một đường bị chặn thì hai, ba đường mới xuất hiện. Bộ đội công binh thực hiện chủ trương mở đường mà tiến. Bám trụ trọng điểm, bám chặt đội hình xe. Địch đánh phá đâu, sửa chữa đấy. Địch phá đường ban ngày coi như không đánh. Địch đánh đêm không để tắc đêm, hạn chế tiến tới xoá bỏ tắc giờ. Đường chưa thông công binh chưa nghỉ.

Bộ đội vận tải cơ giới thực hiện khẩu hiệu “địch cứ đánh, ta cứ đi”, chạy theo đội hình có tổ chức, dũng khí và mưu trí vượt trọng điểm bằng sức mạnh chiến đấu hiệp đồng binh chủng của bộ đội hợp thành; lừa địch, tránh địch, tranh chấp với địch từng giờ, từng phút, thực hiện vượt cung, tăng chuyến; nắm thời cơ, tổ chức đội hình vận tải lớn hơn, dứt điểm kế hoạch cho chiến trường nhanh gọn đủ số lượng, đồng bộ chủng loại, đảm bảo chất lượng.

Bộ đội cao xạ thực hiện khẩu hiệu “quay nòng pháo theo bánh xe lăn”. Xây dựng trận địa kiên cố bám trụ ngay trọng điểm cầu đường, chủ động bắn máy bay địch để bảo vệ đội hình hành tiến của bộ đội xe, bảo vệ cầu đường, bảo vệ kho tàng, bãi tập kết và căn cứ xuất phát xe. Thực hiện chốt trận địa kết hợp cơ động phục kích, kết hợp nhiều tầng hoả lực, nhiều vòng hoả lực, kết hợp trận địa thật với trận địa nghi binh, trận điạ dự bị, kết hợp đánh tập trung của bộ đội cao xạ chủ lực với đánh rộng rãi của lực lượng không chuyên, theo phương châm “lấy ít đánh nhiều”.

Trong những năm tháng đương đầu với một cuộc chiến tranh ngăn chặn vô cùng ác liệt với bao hy sinh gian khổ không sao tả xiết, các binh chủng trên tuyến đường Trường Sơn đã trở thành một “lực lượng gang thép, một tập thể anh hùng, hoàn thành trọn vẹn và đặc biệt xuất sắc sứ mệnh mà Đảng và nhân dân đã giao phó, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chi viện chiến lược - một nhân tố quyết định để đưa sức mạnh cả nước vào cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược đi đến thắng lợi hoàn toàn” [2, tr. 205].

Qua mỗi giai đoạn chiến đấu quyết liệt, bộ đội Trường Sơn lại trưởng thành một bước mới, vững vàng và chủ động hơn, phối hợp với các chiến trường đánh địch, xây dựng căn cứ địa cách mạng, mở rộng địa bàn Trường Sơn. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng, bộ đội Trường Sơn đã từng bước hoàn thiện về tổ chức lực lượng, kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Năm 1959, với chủ trương đẩy mạnh đấu tranh vũ trang ở miền Nam, Bộ Chính trị giao nhiệm vụ thành lập“Đồn qn sự đặc biệt”. Việc mở đường và tổ chức vận tải từ miền Bắc vào miền Nam phải tuyệt đối bí mật. Cán bộ, chiến sĩ của Đồn nhanh chóng được tuyển chọn, tập hợp. Giai đoạn đầu, Đoàn tuyển

được 500 cán bộ, chiến sĩ để thành lập một tiểu đoàn phục vụ cho nhiệm vụ trên: Tiểu đoàn 301. Số lượng cán bộ, chiến sĩ rất khiêm tốn so với nhiệm vụ to lớn mà Đảng giao phó.

Qua hai năm làm công tác vận chuyển chi viện chiến lược, đến 1961, sau thời kỳ Đồng khởi, phong trào cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu chi viện cho miền Nam tăng lên vượt bậc. Hình thức tổ chức lực lượng cũ khơng cịn thích hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. QUTƯ quyết định nâng mơ hình tổ chức Đồn 559 lên tương đương cấp sư đoàn độc lập phụ trách địa bàn đặc biệt, gồm hai trung đồn và một đại đội ơ tơ vận tải. Đến năm 1965, Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh và quân chư hầu vào miền Nam. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ vượt quá khuôn khổ của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” trở thành một cuộc “chiến tranh cục bộ”. Tình hình mới đặt ra yêu cầu Đoàn 559 phải tăng nhanh lượng hàng chi viện cho chiến trường, đảm bảo cho lực lượng vũ trang miền Nam trụ vững trước hoạt động đánh phá của quân viễn chinh và chư hầu Mỹ. Yêu cầu và nhiệm vụ mới vượt quá khả năng và tổ chức biên chế của Đoàn. Quân ủy TƯ đã có một quyết định kịp thời, sáng suốt, nâng quy mơ tổ chức Đồn 559 lên tương đương cấp quân khu, trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Khi đã được phát triển lên một quy mô lớn, các lực lượng trên tuyến đã thực hiện “mở đường mà tiến, đánh địch mà đi”, lấy vận tải cơ giới bằng sức mạnh binh chủng hợp thành trên toàn tuyến làm chủ yếu, bảo đảm cho các chiến trường phát triển lực lượng, giữ vững và đẩy mạnh chiến lược tiến công, đánh bại các cuộc phản công quy mô lớn của địch.

Lực lượng bộ đội Trường Sơn đã tổ chức chi viện chiến lược, bảo đảm hành quân đường dài, quy mô ngày càng lớn từ hậu phương ra tiền tuyến, đáp

ứng kịp thời mọi nhu cầu về lực lượng, vũ khí và vật chất của các chiến trường trong các giai đoạn của chiến tranh cách mạng.

Quá trình xây dựng và phát triển lực lượng bộ đội Trường Sơn phản ánh quy luật phát triển từ thấp đến cao của lực lượng vũ trang trước yêu cầu nhiệm vụ mới. Khi tình hình, điều kiện lịch sử thay đổi, Đảng đã nhanh chóng quyết định hồn chỉnh quy mơ, tổ chức lực lượng bộ đội Trường Sơn thích hợp với từng thời kỳ, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó.

Một thành công trong công tác xây dựng và tổ chức lực lượng bộ đội Trường Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng chính là có sự lãnh đạo, chỉ huy thống

nhất trong từng khu vực và tồn tuyến đường.

Chiến trường Trường Sơn có những điểm rất đặc thù. Nơi giao tranh giữa ta và địch diễn ra trên địa bàn rừng núi hiểm trở với khơng gian rộng lớn, xa hậu phương. Đó là nơi mà các lực lượng trên tuyến phải đối mặt với kẻ thù tàn bạo, cả trên khơng và dưới mặt đất, được trang bị vũ khí tối tân và tiến hành cuộc chiến tranh ngăn chặn ác liệt nhằm cắt đứt con đường chi viện.

Đánh địch, mở đường, vận chuyển, giữ đất là những nhiệm vụ trung tâm hàng đầu của cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559 và được tiến hành đồng thời cùng lúc. Vì vậy, sự lãnh đạo chỉ huy thống nhất giữ vai trò hết sức quan trọng.

Năm 1965, tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn chuyển sang vận tải cơ giới. Để đáp ứng yêu cầu, tình hình mới, Bộ Tư lệnh tổ chức các ban chỉ huy phụ trách các tuyến với cung vận tải tương đối dài, sau đó là thành lập các ban chỉ huy binh trạm phụ trách cung vận tải ngắn hơn. Tuy nhiên, do thiếu sự chỉ huy

thống nhất nên hoạt động của ta không đủ sức cản phá địch và khắc phục hậu quả do địch đánh phá.

Tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm từ giai đoạn trước, từ mùa khô 1966 - 1967, Bộ Tư lệnh 559 đã tổ chức binh trạm chỉ huy thống nhất lực lượng bộ đội hợp thành. Quyết định đó đã tạo nên bước nhảy vọt về chất trong công tác chi viện chiến lược, ngăn chặn các hoạt động đánh phá của không quân Mỹ.

Tổ chức cơ quan chỉ huy của Bộ Tư lệnh Trường Sơn và các cấp chỉ huy bộ đội hợp thành có vị trí rất quan trọng. Khác với các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng trong các lực lượng vũ trang của ta, cơ quan chỉ huy của Bộ Tư lệnh Trường Sơn phải làm đầy đủ chức năng theo dõi tình hình chiến đấu giữa ta và địch, tình hình các mặt vận chuyển, cầu đường, tác chiến phịng khơng, tác chiến mặt đất, tổ chức hành qn giao liên, tổ chức thông tin chiến dịch, chiến thuật, tổ chức cấp cứu thương binh, chuyển thương bệnh binh đường dài, nắm kho tàng, hàng hoá, kỹ thuật... Hoạt động của cơ quan chỉ huy được tiến hành liên tục 24 giờ trong ngày, suốt ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác.

Vì vậy tổ chức một cơ quan tham mưu sẽ không đáp ứng yêu cầu chỉ huy chiến đấu bộ đội hợp thành của tuyến chi viện chiến lược. Từ thực tế đó, Quân uỷ TƯ, Bộ Tổng Tư lệnh đã nhất trí cho phép Bộ Tư lệnh Trường Sơn tổ chức nhiều cơ quan tham mưu chuyên ngành gồm Bộ tham mưu, Cơ quan tham mưu vận tải, Cơ quan tham mưu cầu đường, Cơ quan tham mưu tác chiến phịng khơng.

Chỉ huy sở của các cơ quan này phải đóng gần trọng điểm, cấu trúc kiên cố đảm bảo đứng chân ít nhất một vài tháng. Hầm chỉ huy Bộ Tư lệnh thường là

địa đạo giữa lòng núi, đủ chỗ trực ban cho bốn cơ quan tham mưu, cơ quan chính trị và hậu cần. Nhờ có hình thức tổ chức như vậy, Bộ Tư lệnh đã nắm được diễn biến tình hình một cách nhanh chóng, chính xác, khơng những làm được chức năng chỉ đạo tồn diện mà cịn trực tiếp chỉ huy chiến đấu, giải quyết mọi tình huống nhạy bén, linh hoạt, kịp thời.

Có thể nói, tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn là một trong những nhân tố chiến lược, có vai trị quan trọng to lớn đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam đến ngày toàn thắng. Trong quá trình 10 năm xây dựng, chiến đấu và phát triển (1959 - 1968), lực lượng bộ đội Trường Sơn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến lược của mình: góp phần thực hiện

thắng lợi nhiệm vụ chi viện đắc lực cho chiến trường miền Nam và cách mạng hai nước Lào, Campuchia.

Nếu so sánh với công tác chi viện trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) thì nhiệm vụ chi viện chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cưú nước khó khăn và phức tạp hơn nhiều về mọi mặt. Đó là một cuộc “chiến tranh” trên mặt trận chi viện chiến lược từ hậu phương ra tiền tuyến, diễn ra thường xuyên, liên tục, ác liệt dưới mưa bom, bão đạn của kẻ thù. Tuy nhiên, từ khi ra đời cho đến khi kết thúc chiến tranh, bộ đội Trường Sơn đã vận chuyển một khối lượng vật chất khổng lồ: trang bị vũ khí, phương tiện chiến đấu, xăng dầu, lương thực, thực phẩm... cho các chiến trường. Dù chiến trường có sâu, có xa đến đâu thì tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn cũng kiên quyết đảm bảo cung cấp các trang bị vũ khí, nhất là vũ khí nặng (pháo cơ giới tầm xa, tăng...) để nâng cao sức chiến đấu của các binh đoàn chủ lực, lực lượng đọ sức với địch trên chiến trường.

Bộ đội Trường Sơn không chỉ vận chuyển các phương tiện chiến đấu cho các chiến trường mà cịn đảm bảo cơng tác hành qn của lực lượng bộ đội chủ lực bổ sung cho các chiến trường và rút khỏi chiến trường sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ. Những năm đầu (1959 - 1964), lực lượng bộ đội Trường Sơn mới chỉ chuyển vào tới Khu 5 hơn 2.500 tấn hàng, đến năm 1966 đã bắt đầu chuyển hàng tới Tây Nguyên và Nam Bộ. Năm 1968, số lượng hàng đưa tới các chiến trường là hơn 27.900 tấn.

Bộ đội Trường Sơn khơng chỉ góp phần to lớn vào việc đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược mà cịn góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc tế của quân và dân ta với nhân dân Lào và Campuchia anh em.

Trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dãy Trường Sơn luôn được coi là biểu tượng của sự kiên cường, bền vững, của tình đồn kết, lịng dũng cảm, ý chí quyết thắng và khí phách anh hùng của nhân dân ba nước Đơng Dương.

Tình đồn kết đặc biệt keo sơn đã có từ lâu trong lịch sử, trở thành quy luật của các dân tộc ba nước Đông Dương để chiến thắng bất kỳ kẻ thù hung bạo nào. Đường Trường Sơn là biểu tượng của tình đồn kết bất diệt đó. Đặc biệt, đường Trường Sơn chỉ thực sự trở thành một tuyến chi viện chiến lược, thực sự trở thành “chủ động mạch” của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ba nước Đông Dương, kể từ khi con đường đó được “lật cánh” sang Tây Trường Sơn.

Bất chấp những âm mưu, hành động hủy diệt tàn bạo và thâm độc của kẻ thù, nhân dân và lực lượng vũ trang Lào và Campuchia vẫn kề vai sát cánh cùng quân dân Việt Nam kiên quyết đánh đuổi kẻ thù chung, xây dựng và ngày càng mở rộng tuyến chi viện chiến lược; phối hợp chặt chẽ với bộ đội Trường Sơn

chiến đấu bảo vệ tuyến đường. Có thể khẳng định, đối với nhân dân ba nước Đông Dương, đường Hồ Chí Minh là con đường dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến giành độc lập tự do. Đường Hồ Chí Minh là một biểu tượng tuyệt đẹp, một bức tượng đài vĩ đại và bất tử của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào - Campuchia. Lực lượng bộ đội Trường Sơn đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chi viện cho chiến trường Nam Đơng Dương và củng cố tình đồn kết gắn bó keo sơn đó.

Suốt thời gian 1965 -1969, bộ đội Trường Sơn đã vận chuyển cho các chiến trường ba nước, cho các lực lượng cơ động và lực lượng hoạt động xây dựng địa bàn... 115.600 tấn vật chất các loại. Riêng đối với chiến trường Lào và các đơn vị hành quân, từ năm 1967 - 1968, năm nào cũng đạt từ 105% đến 115% chỉ tiêu nhiệm vụ.

Trên cơ sở liên minh toàn diện, triệt để giữa ba dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia, lực lượng bộ đội Trường Sơn đã tranh thủ mở các trục đường giao thông đi xa, đi sâu hơn nữa. Nhờ đó, nó càng phát huy được vai trị chiếc cầu chuyển tiếp sự chi viện lớn từ miền Bắc XHCN đến các chiến trường Nam Đơng Dương. Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã khẳng định: “Đường Trường Sơn là một chiến cơng chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Đường Trường Sơn là con đường của ý chí quyết thắng, của lịng dũng cảm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng và tổ chức lực lượng bộ đội đường trường sơn từ năm 1959 đến năm 1968 (Trang 108 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)