Tình hình cách mạng miền Nam trong những năm 196 5-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng và tổ chức lực lượng bộ đội đường trường sơn từ năm 1959 đến năm 1968 (Trang 62 - 66)

Sau bốn năm (1961 - 1964) tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” mặc dù đã bỏ ra nhiều tiền của và công sức, thi hành nhiều thủ đoạn và biện pháp thâm độc, nhưng Mỹ vẫn không thể nào dập tắt được phong trào cách mạng miền Nam. Mùa hè năm 1965, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” được Mỹ đẩy lên tới đỉnh cao song bị nhân dân miền Nam đánh bại hoàn toàn. Chế độ tay sai và quân đội Sài Gịn do Mỹ ni dưỡng, trang bị, huấn luyện và chỉ huy đứng trước nguy cơ sụp đổ. Để cứu vãn tình thế, Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ và các nước chư hầu cùng với vũ khí, phương tiện chiến tranh vào miền Nam, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. Đây là một bước leo thang chiến tranh vô cùng nghiêm trọng, đặt cả dân tộc và chế độ xã hội mới trước một thử thách hiểm nghèo.

Quyết định tiến hành “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, ĐQ Mỹ nhằm thực hiện âm mưu: Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để có thể áp đảo chủ lực ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”. Đồng thời, mở rộng và củng cố hậu phương của chúng, lập đội quân “bình định” nhằm “tranh thủ trái tim nhân dân”, thực chất là giành lại dân (trước hết là nông dân ở vùng giải phóng), bắt họ trở lại ách kìm kẹp tàn bạo của Mỹ - Ngụy. Với hai gọng kìm

“bình định” và “tìm diệt” Mỹ hòng thực hiện âm mưu “bẻ gãy xương sống Việt cộng”.

Ỷ vào ưu thế quân sự với đội quân đơng, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, cơ động nhanh, Mỹ đã cho quân viễn chinh mở ngay cuộc hành qn “tìm diệt” tiến cơng đơn vị qn giải phóng ở Vạn Tường - Quảng Ngãi (8 - 1965). Tiếp đó, Mỹ mở liền hai cuộc phản cơng chiến lược trong hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân vào “đất thánh Việt cộng”.

Trước hành động gây “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại ra miền Bắc của đế quốc Mỹ, Hội nghị TƯ lần thứ 11 (tháng 3/1965) và Hội nghị TƯ lần thứ 12 (tháng 12/1965) của Đảng đã tập trung đánh giá tình hình và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. TƯ Đảng coi chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc ta từ Nam chí Bắc và khẳng định “quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Đối với cách mạng miền Nam, Đảng chỉ ra tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh là giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công. “Tiếp tục kiên trì phương châm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng ba mũi giáp công” [31, tr. 639], đánh địch trên cả ba vùng chiến lược.

Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng gian khổ, lâu dài dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, được sự chi viện đắc lực của miền Bắc qua tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, cách mạng miền Nam không ngừng phát triển. Lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam đã lớn mạnh vượt bậc, có tinh thần chiến đấu cao, có chiến thuật, kỹ thuật tốt, đã triển khai và đứng vững trên hầu hết các địa bàn chiến lược quan trọng và rộng khắp ở nông thôn và rừng núi. Phong trào cách mạng ở các đô thị ngày càng phát triển mạnh mẽ, liên tục tiến

công địch bằng đấu tranh chính trị và có nơi đã bắt đầu kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khiến địch khơng cịn một chỗ dựa nào tương đối ổn định. Sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam đang ở trên thế tấn công và thu được những thắng lợi to lớn. Tuy nhiên, lực lượng vũ trang giải phóng ở miền Nam chưa lớn mạnh kịp so với yêu cầu của nhiệm vụ. Vùng giải phóng tuy rộng, nhưng chưa có căn cứ địa hồn chỉnh để làm hậu phương vững chắc ngay ở miền Nam. Trong khi đó, Đảng ta đánh giá: miền Bắc chưa phát huy hết tác dụng hậu phương lớn của mình đối với tiền tuyến lớn miền Nam.

Để cách mạng miền Nam có thể giữ vững và phát triển thế tiến công chiến lược, đánh bại nấc leo thang chiến tranh mới của đế quốc Mỹ, chúng ta phải phát huy được vai trò của hậu phương miền Bắc, phải động viên sức người, sức của để tăng cường chi viện miền Nam, thực hiện khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược”. Lực lượng bộ đội Trường Sơn trên cơ

sở những kết quả đã đạt được, cần được xây dựng và tổ chức với quy mô lớn, sử dụng phương thức thích hợp hơn để đáp ứng được yêu cầu chi viện ngày càng cao của chiến trường.

2.1.2. ĐQ Mỹ tiến hành chiến tranh ngăn chặn tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn

Bộ chỉ huy quân sự Mỹ nhận thức rõ tầm quan trọng của tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn đối với cách mạng miền Nam. Trong một bản báo cáo gửi lên Tổng thống Mỹ Giôn-xơn vào cuối năm 1966, Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng “Việc ném bom trực tiếp đánh phá miền Bắc Việt Nam không ngăn chặn được việc tiếp tế vào miền Nam. Giải pháp duy nhất là bằng cách này hay cách khác, ngăn chặn ngay trên đường mịn” [12, tr. 102]. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu khi phát hiện ra tuyến đường này, Mỹ đã ra lệnh cho quân ngụy Sài Gịn tung

thám báo, biệt kích và mở hàng loạt trận càn vào bắc đường số 9. Thực hiện kế hoạch “nút kín đường mịn”, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã ráo riết thực hiện chiến tranh ngăn chặn ác liệt tuyến chi viện từ năm 1964 và leo thang dần.

Đây là chiến lược chiến tranh ngăn chặn tổng hợp, sử dụng tất cả vũ khí, phương tiện quân sự hiện đại nhất, với sức mạnh tổng hợp từ không quân, hải quân, lục quân, lực lượng biệt kích đặc nhiệm, chiến tranh điện tử và cả chất độc hóa học. Để đạt được mục tiêu của mình, ĐQ Mỹ khơng từ một thủ đoạn thâm độc nào. Có thể nói, hầu như mọi sức mạnh, mọi tiềm lực quân sự, kinh tế, khoa học kỹ thuật... của một cường quốc có nền cơng nghệ vào loại cao nhất thế giới đã được huy động nhằm ngăn chặn tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn.

Trong giai đoạn 1965 - 1968, giao thông vận tải là mục tiêu đánh phá số 1 của địch, trong đó trọng tâm là đánh phá tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn. Điều đó được thể hiện bằng chương trình “hành động kiểm sốt biên giới và trả đũa” nằm trong “kế hoạch 34A” của Mỹ. Mỹ đã tổ chức một lực lượng không quân ở Lào, thường xuyên có từ 25 đến 40 máy bay T28 hoạt động. Hàng ngày chúng đánh phá dọc dải rừng biên giới Việt - Lào. Khi Mỹ công khai thực hiện “kế hoạch 34A” thì khơng qn Mỹ trực tiếp oanh tạc ngăn chặn tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn.

Trước hoạt động đánh phá ác liệt của kẻ thù, lực lượng bộ đội Trường Sơn phải vừa thực hiện nhiệm vụ chi viện, vừa chiến đấu chống chiến tranh ngăn chặn thâm độc. Yêu cầu mới được đặt ra là lực lượng này cần được phát triển mạnh mẽ về qui mô, biên chế lực lượng, hình thức tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu phát huy sức mạnh tổng hợp để đánh bại các hành động vũ trang ngăn chặn của địch.

Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn 1965 - 1968, khi ĐQ Mỹ tiến hành leo thang chiến tranh, tăng cường hoạt động đánh phá ác liệt tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, đã đặt ra những yêu cầu mới đối với quá trình xây dựng và tổ chức lực lượng bộ đội Đồn 559. Trên cơ sở tình thế cách mạng mới, Đảng đã từng bước đề ra những chủ trương và biện pháp thích hợp nhằm phát triển lực lượng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng và tổ chức lực lượng bộ đội đường trường sơn từ năm 1959 đến năm 1968 (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)