Quá trình tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng và tổ chức lực lượng bộ đội đường trường sơn từ năm 1959 đến năm 1968 (Trang 46 - 59)

Thực hiện chủ trương chi viện đắc lực cho cách mạng miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai, trong giai đoạn mở đầu, Đảng ta tập trung chỉ đạo xây dựng lực lượng bộ đội Trường Sơn trong thực tiễn.

Nhận chỉ thị của QUTƯ, “Đồn cơng tác quân sự đặc biệt” - cơ quan

nghiên cứu công tác chi viện miền Nam đã được tổ chức. Thời gian đầu mới thành lập, Đồn được bố trí làm việc gần cơ quan Bộ và Văn phòng Tổng Quân uỷ để thuận lợi cho Đoàn nhận chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, đồng thời tiện cho việc tiếp xúc với cán bộ từ chiến trường ra...

ở miền Nam, chủ yếu là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi; trong đó có 3 cán bộ cấp đại úy, 3 thượng úy, 13 trung úy, 12 thiếu úy, 25 chuẩn úy. Đảng viên chiếm một phần ba qn số; cịn lại là những đồn viên đầy nhiệt huyết. Tuổi đời của các cán bộ, chiến sĩ phổ biến từ 28 đến 35.

Toàn tiểu đoàn được tổ chức thành 11 đội (9 đội làm nhiệm vụ vận tải, 1 đội trinh sát bảo vệ, 1 đội làm nhiệm vụ xây dựng hậu cứ). Ban chỉ huy tiểu đoàn lúc mới thành lập gồm Đại úy Chu Đăng Chữ - Tiểu đoàn trưởng, Đại úy Nguyễn Danh - Chính trị viên, Đại úy Ngơ Văn Diệm - Tiểu đồn phó. Về tổ chức Đảng, toàn tiểu đoàn tổ chức một Đảng bộ. Đảng ủy bao gồm ba đồng chí là Nguyễn Danh - Bí thư, đồng chí Chu Đăng Chữ và đồng chí Trần Ất. Mỗi đội tổ chức một chi bộ. Cơ quan tiểu đồn có các tiểu ban tham mưu, chính trị, hậu cần.

Sau khi ổn định tổ chức, tồn tiểu đồn bước vào học tập tình hình, nhiệm vụ cách mạng. Cán bộ, chiến sĩ được phổ biến sẽ về Nam cơng tác song tuyệt đối phải giữ bí mật ngay cả với gia đình, người thân. Mỗi cán bộ, chiến sĩ đều nhận rõ vinh dự, tự hào, đồng thời cũng nhận rõ đây là một trận tuyến mới thầm lặng mà nhiều thử thách khốc liệt.

Trong những ngày tiếp theo, bộ đội được huấn luyện thể lực, tăng cường sức chịu đựng. Tuy chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng chương trình huấn luyện phải đảm bảo nhiều nội dung rất quan trọng: tập mang vác nặng, hành quân xa trong điều kiện đêm tối, trên địa hình phức tạp; khảo sát cắm tuyến mở đường bí mật xuyên rừng núi; kỹ thuật bảo mật; kỹ thuật trinh sát bám địch, bám dân; kỹ thuật thông tin liên lạc, mật báo ban ngày và ban đêm trong vùng có địch; võ thuật chiến đấu cá nhân; biện pháp bảo vệ “hàng”; kỹ thuật tìm kiếm

thức ăn, nước uống; kỹ thuật tự cấp cứu... “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, những đêm hành quân luyện tập đã góp phần củng cố quyết tâm, rèn luyện sức chịu đựng khó khăn, gian khổ của những người lính Trường Sơn.

Nhiệm vụ mà QUTƯ giao cho Đoàn 559 trong năm 1959 là xoi đường, bảo đảm giao thông liên lạc từ miền Bắc vào miền Nam, vận chuyển gấp 7000 súng bộ binh cho Khu 5, tổ chức bảo đảm cho 500 cán bộ trung cấp, sơ cấp hành quân vào chiến trường làm nòng cốt xây dựng lực lượng chủ lực. Mọi việc mới chỉ là bước đầu, nhiệm vụ đề ra rất khó khăn, phức tạp, địi hỏi Đồn 559 phải tranh thủ thời gian, khẩn trương nhập tuyến. Đúng 19 giờ ngày 4 tháng 6 năm 1959, tiểu đoàn 301 hành quân nhập tuyến. Ngày 20 tháng 6, tiểu đoàn 301 hành quân vào tập kết tại khu vực Khe Hó, lấy danh nghĩa là "Công trường khai thác

gỗ" và "Nơng trường chăn ni bị"

Trên cơ sở kết quả khảo sát, Đảng uỷ quyết định tồn tuyến được bố trí làm chín trạm, mỗI trạm phụ trách một khu vực như sau: Trạm 1 phụ trách cung Khe Hóa - Làng Mít, do Trung úy Trạm trưởng Phan Văn Nho và Thiếu úy Trạm phó Nguyễn Văn Hóa chỉ huy. Điểm đặt Trạm 1 gần sở chỉ huy cơ bản Tiểu đoàn 301 ở Khe Hó. Trạm 2 phụ trách cung làng Mít (Vĩnh Linh) - Ra Gã, do

Trung úy Trạm trưởng Phạm Canh và Trung úy Chính trị viên Nguyễn Thúc Xuyên chỉ huy. Vị trí đặt Trạm 2 ở bắc làng Mít. Trạm 3 phụ trách cung Ra Gã - bắc Chăng Hin, do Trung úy Trạm trưởng Nguyễn Văn Chừng và Thiếu úy Trạm phó Lê Tốn chỉ huy. Điểm đặt Trạm 3 ở nam sông Ra Gã. Trạm 4 phụ trách

cung Chăng Hin - nam động Voi Mẹp, do Trung úy Trạm trưởng Nguyễn Cửu và Thiếu úy Trạm phó Thi Huỳnh chỉ huy. Điểm đặt Trạm 4 ở đỉnh 1600 (núi Chăng Hin). Trạm 5 phụ trách cung nam động Voi Mẹp - làng Cát Sứ bắc đường

Tiên chỉ huy. Điểm đặt Trạm 5 ở đỉnh 1701 - nam động La Rừng. Trạm 6 phụ

trách cung làng Cát Sứ vượt đường số 9 đến Ba Lòng, do Trung úy Trạm trưởng Nguyễn Xuất và Thiếu úy Trạm phó Trần Văn Hý chỉ huy. Điểm đặt Trạm 5 ở nam động Cà Lư. Trạm 7 phụ trách cung Ba Lòng - A So, do Trung úy Trạm

trưởng Hồ Huyền và Thiếu úy Trạm phó Nguyễn Văn Trí chỉ huy. Trạm 8 phụ trách cung A So - Pa Lin, do Trung úy Trạm trưởng Phạm Mãn và Thiếu úy Trạm phó Nguyễn Văn Tồn chỉ huy. Điểm đặt Trạm 8 ở Ly Tơng. Trạm 9 đóng ở Tà Rụt, bắc A Lưới, do Trung úy Trạm trưởng Nguyễn Hiến và Thiếu úy Trạm phó Nguyễn Văn Khánh chỉ huy. Đội có nhiệm vụ nhận hàng do đội 8 chuyển vào, giao cho đại diện Liên khu 5.

Tại mỗi trạm, quân số được bố trí giảm dần từ đội đầu đến đội cuối. Trạm đầu có 60 cán bộ, chiến sĩ, trạm cuối có 30 cán bộ, chiến sĩ, do cán bộ cấp đại đội phụ trách. Mỗi trạm tổ chức một chi bộ. Nhiệm vụ của từng trạm là gùi hàng tiếp chuyển tới đích và dẫn cán bộ vào chiến trường. Chỉ huy tiền phương của Tiểu đoàn 301 đứng ở Trạm 5 và Trạm 6 trực tiếp chỉ huy toàn tuyến. Tại đây bố trí một máy vơ tuyến điện và hai tổ trinh sát kiêm bảo vệ, liên lạc. Để đảm bảo bí mật, cán bộ, chiến sĩ trên tuyến khơng ở cố định một chỗ, không sinh hoạt tập trung. Từng tổ, trạm trú dưới từng mái đá, tán cây rừng rậm rạp, cứ sau ba đến năm ngày lại chuyển chỗ. Đến đầu tháng 7 năm 1959, việc rải quân trên tuyến từ trạm đầu đến trạm cuối Pa Lin được triển khai xong. Lực lượng trinh sát cũng được cài cắm trên tồn tuyến, tích cực nắm địch.

Ngày 21 tháng 7 năm 1959, trước khi toàn tuyến bắt đầu triển khai nhiệm vụ vận chuyển, thì bất ngờ địch tung lực lượng biệt kích, thám báo lùng sục dọc đường số 9, đặc biệt là khu vực từ Khe Sanh đến Lao Bảo. Địch kéo dài cuộc

trạm được lệnh khẩn trương thực hiện kế hoạch. Nhằm phát huy sức mạnh của nhân dân bảo vệ tuyến chi viện chiến lược, Ban Cán sự 559 chỉ đạo các trạm phải kết hợp với đảng bộ địa phương đẩy mạnh việc xây dựng, củng cố cơ sở quần chúng. Đồng thời, cán bộ, chiến sĩ phải tăng cường hoạt động bám địch, thay đổi quy luật hoạt động. Sau những nỗ lực, phấn đấu của lực lượng bộ đội Đoàn 559, ngày 20 tháng 8, chuyến hàng đầu tiên đã tới Tà Riệp. Đây là thắng lợi đầu tiên của lực lượng bộ đội Trường Sơn trong công tác chi viện miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thắng lợi đó là nguồn động viên, cổ vũ tinh thần to lớn của các cán bộ, chiến sĩ trên mặt trận thầm lặng mà không kém phần khốc liệt.

Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 46/QĐ-QP về cơ chế tổ chức và bổ sung nhiệm vụ của Đoàn 559. Theo quyết định, Đồn 559 trực thuộc Bộ Quốc phịng, về Đảng trực thuộc Tổng Quân ủy. Nhiệm vụ của Đoàn lúc này là mở đường, vận chuyển vật chất, đưa đón cán bộ, bộ đội từ miền Bắc vào miền Nam, vận chuyển và bảo đảm hậu cần cho Đoàn 959 chuyên gia giúp bạn ở Nam Lào và vận chuyển vật chất giúp bạn Lào. Bộ Quốc phòng cũng quy định một số chính sách cụ thể đối với cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559 như tiền lương, phụ cấp khu vực, chế độ bồi dưỡng... Quyết định của Bộ Quốc phòng là nguồn lực mới, động viên tồn Đồn cố gắng hơn nữa, năng động, khơn khéo tìm mở đường, đưa lực lượng và vận chuyển hàng vào chiến trường đạt hiệu quả cao.

Tháng 10 năm 1959, để đảm bảo an toàn hơn cho tuyến, Đoàn 559 quyết định chuyển sở chỉ huy, hệ thống kho tàng, sở chỉ huy Tiểu đoàn 301, trạm 1 ra làng Mít (Quảng Bình). Đồng thời theo lệnh của Ban Cán sự, đội 12, tiểu đoàn

khẩn trương xây dựng lán trại, kho tàng. Đây là khu vực Đoàn chọn làm hậu cứ cơ bản, thuận tiện cho việc cơ động ở cả hai hướng đông và tây Trường Sơn. Trước những thử thách vô cùng gay go, khốc liệt của những ngày đầu hoạt động, Ban Cán sự kịp thời chỉ đạo Đảng ủy Tiểu đồn 301 có biện pháp giáo dục, động viện bộ đội nêu cao tinh thần trách nhiệm, tình cảm với đồng bào, chiến sĩ miền Nam, hoàn thành nhiệm vụ... Kết thúc năm đầu tiên xây dựng, hoạt động của tuyến hành lang, tuy thành quả chưa lớn nhưng Thường trực Quân ủy đánh giá cao những thành tích mà lực lượng bộ đội Trường Sơn đã đạt được. Từ những bước lặng lẽ xoi đường, đến những gùi hàng trên vai băng đèo, vượt suối, cán bộ, chiến sĩ của đoàn đã viết lên màn dạo đầu của bản trường ca "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước".

Khi cách mạng miền Nam có bước chuyển biến lớn, QUTƯ quyết định tăng cường khối lượng chi viện cho chiến trường. Phục vụ cho chủ trương đó, tháng 9 năm 1960, Tiểu đoàn 301 được bổ sung quân số tương đương cấp trung đoàn và đổi tên là Đoàn 70. Đoàn 70 được bổ sung quân số đông, chủ động điều chỉnh các cung vận chuyển ban ngày và cung vận chuyển ban đêm tùy tình hình cụ thể, tăng thêm lực lượng trinh sát, đặt các đài cảnh giới, tổ chức hệ thống báo động dây chuyền chặt chẽ. Đồn nhanh chóng tạo chân hàng tiếp cận những vùng trọng điểm để khi xuất hiện điều kiện thuận lợi, nhanh chóng tập trung sức vận chuyển ồ ạt trong thời gian ngắn nhất. Do có biện pháp tổ chức vận chuyển linh hoạt, năng suất vận chuyển tăng gấp rưỡi. Nhiều gương tận tụy công tác, chiến đấu kiên cường xuất hiện ngay từ những ngày đầu trên mặt trận vận tải.

Trước tình hình yêu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam ngày càng lớn, năm 1961, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Đoàn 559 đã được phát triển lên cấp

sư đoàn để tương ứng với quy mô hoạt động trong điều kiện hoàn cảnh mới. Đoàn 70 được chuyển thành Trung đoàn 70 và thành lập thêm Trung đoàn 71.

Trên cơ sở quyết định số 96/QĐ - QP của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu ra quyết định số 131/TM quy định biên chế cụ thể của đoàn bộ và các đơn vị trực thuộc. Theo đó, biên chế cơ quan gồm 16 cán bộ, chiến sĩ. Thượng tá Võ Bẩm được cử làm Đồn trưởng, Trung tá Nguyễn Thạch làm Đồn phó. Đồn bộ được cơ cấu thành ba phòng, gồm: Phòng Tham mưu do Thiếu tá Nguyễn Văn Cẩm làm Tham mưu trưởng; Phịng Chính trị do Thiếu tá Trần Trọng Kiếm làm Chủ nhiệm chính trị và Phòng Hậu cần do Đại uý Trần Kim Thạch làm Chủ nhiệm hậu cần.

Trung đồn 70 có 2653 cán bộ, chiến sĩ. Cơ quan trung đoàn gồm các ban: tham mưu, chính trị, hậu cần. Trung đoàn trưởng - Thiếu tá Chu Đăng Chữ ; Chính uỷ - Thiếu tá Nguyễn Danh ; Trung đồn phó, Tham mưu trưởng - Đại uý Nguyễn Thiện Lành ; Phó Chính uỷ, Chủ nhiệm Chính trị - Đại uý Nguyễn Xuân Liễu. Trung đoàn 70 biên chế thành 3 tiểu đoàn vận tải, 1 đại đội bảo vệ, 1 trung đội trinh sát, có nhiệm vụ vận chuyển, bảo đảm hành quân, mở đường trên tuyến hành lang dọc theo biên giới và hành lang tây Trường Sơn.

Ngày 23 tháng 10 năm 1961, Trung đồn 71 trực thuộc Đồn 559 chính thức được thành lập. Trung đồn 71 có 1308 cán bộ, chiến sĩ. Cơ quan trung đồn gồm các ban: tham mưu, chính trị, hậu cần. Trung đồn trưởng - Lê Quang Dự, Chính uỷ Nguyễn Linh Anh, Trung đồn phó - Nguyễn Thân, Tham mưu trưởng - Hồ Bái, Chủ nhiệm Chính trị - Hồ Anh, Chủ nhiệm Hậu cần - Phùng Sẻ. Trung đoàn tổ chức thành hai tiểu đoàn vận tải 4 và 5, một trung đội bảo vệ, một tiểu đội trinh sát, một tổ cán bộ xây dựng cơ sở, một tổ tăng gia sản xuất, một tổ phụ trách trạm khách. Hành lang của Trung đoàn 71 từ Cù Bai (tây nam

Vĩnh Linh), vượt sông Bến Hải, qua Ra Gã, động Voi Mẹp, Chăng Hin, Cà Lư, vượt đường số 9 và sông Đắc Rông, Đá Bàn, giao hàng cho Thừa Thiên tại Tà Riệp.

Về phương tiện hoạt động, Đoàn 559 được trang bị 6 xe Gát 69, 2 xe Gát 51, 16 xe Gát 63, hơn 600 xe đạp thồ, 1 tổng đài, 10 đài thông tin 15W, 5 máy bộ đàm, 40 ống nhòm, 40 địa bàn. Đặc biệt, do yêu cầu chiến đấu tự vệ, tiến tới đánh địch mà đi, đánh địch để vận chuyển, cán bộ, chiến sĩ của Đoàn được trang bị một số vũ khí bộ binh: 313 súng ngắn, 173 súng trường, 1100 súng tiểu liên, 15 trung liên, 3222 lựu đạn bộ binh, 40 lựu đạn chống tăng, 340 mìn muỗi, 40 mìn hộp. Chủ truơng của lãnh đạo, chỉ huy Đoàn là đảm bảo 100% lực lượng trinh sát, bảo vệ được trang bị súng trường, tiểu liên; các lực lượng khác được trang bị 30% súng trường, tiểu liên và 100% lựu đạn [85, tr. 76].

Như vậy, không chỉ phát triển về số lượng, Đoàn 559 đã có bước phát triển quan trọng về chất lượng. Các chiến sĩ Trường Sơn vừa là người lính vận tải, vừa là chiến sĩ bộ binh, công binh, vừa công tác vừa chiến đấu.

Thời gian đầu, theo sự chỉ đạo của QUTƯ, do Trung đoàn 71 mới thành lập, cần có thời gian để ổn định tổ chức, huấn luyện nên trung đoàn 70 có nhiệm vụ vận chuyển, bảo đảm hành quân ở cả tuyến hành lang dọc biên giới và trên đất bạn Lào. Ban chỉ huy tiền phương Đoàn 559 do Đồn phó Nguyễn Thạnh phụ trách cùng với Ban chỉ huy Trung đồn 70 vươn ra phía trước, dừng chân ở bắc bản Đông, cách đường số 9 khoảng 600m về phía bắc. Trung đồn 70 thành lập một đại đội kho xe ở tây thị trấn Sê Pôn để nhận hàng do ô tô của Tổng cục Hậu cần từ Mụ Giạ đường số 12 chuyển vào.

Lúc này, hoạt động trên tuyến hành lang mới, Trung đoàn 70 cùng lúc thực hiện ba nhiệm vụ chủ yếu: vận chuyển vật chất, vũ khí cho lực lượng vũ

trang cách mạng miền Nam và bạn Lào; đưa đón, bảo đảm cho các lực lượng hành quân qua tuyến; cùng Đảng bộ, chính quyền, quân đội Pa-thét Lào và nhân dân bạn xây dựng, bảo vệ hành lang, củng cố vùng giải phóng. Do đường 129 đang trong q trình thi cơng nên ở các cung đoạn từ nam - bắc đường số 9 vào trong tuyến, Trung đoàn 70 áp dụng phương thức gùi thồ là chủ yếu. Đối với đường 9, trung đoàn sử dụng xe Gát, xe GMC chuyển hàng thay cho hai cung gùi thồ. Ở tuyến đường dọc theo biên giới, Trung đoàn 70 tổ chức 13 đại đội vận chuyển, 1 đại đội trinh sát bảo vệ, 1 đại đội cơ động, vận chuyển hàng từ làng Ho vào giao cho Khu 5 ở Mường Noòng.

Ngay những ngày đầu năm, tuyến giao liên vận tải Đông Trường Sơn bị địch liên tiếp càn quét ngăn chặn với lực lượng từ một tiểu đoàn đến một trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng và tổ chức lực lượng bộ đội đường trường sơn từ năm 1959 đến năm 1968 (Trang 46 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)